Thursday, December 24, 2015

Tôi Không Đùa Về Một Nữ Đạt Lai Lạt Ma Kế Nhiệm


DHARAMSHALA, thứ Ba 22-12-2015:

 Đức Đạt lai Lạt ma phát biểu hôm thứ Hai rằng Ngài đã nói nghiêm túc chứ không phải đùa giỡn về hóa thân của Ngài có khả năng sẽ là một nữ Đạt lai Lạt ma. Vị lãnh tụ Tây Tạng cũng nhấn mạnh rằng Bắc kinh không có một quyền hành gì để chọn người kế vị của Đạt lai Lạt ma cả.

Monday, December 7, 2015

Một Quả Báo Nhãn Tiền Và Khủng Khiếp

Mất dần chân tay hệt như cách anh ta hành hạ rùa

Gần đây, Bác sĩ viện trưởng tại một bệnh viện tỉnh của Thái Lan đã thuật lại câu chuyện hết sức kỳ lạ ​​của một bệnh nhân, gây sự chú ý tò mò trong cộng đồng, đồng thời nó cũng khiến người ta khó có thể tin được.
Thái Lan: 3 năm, 5 lần phẫu thuật, mất dần chân tay hệt như cách anh ta hành hạ rùa

Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “

Saturday, November 28, 2015

Điều Hoàn Mỹ Nhất



Ngày xưa, có vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm người kế thừa.
Một hôm, ông bảo hai người đệ tử ưng ý nhất, rằng: "Các con hãy ra ngoài và tìm về đây cho ta một chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất".


Hai đệ tử vâng lời thầy ra đi tìm chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất.
Sau đó, người sư huynh quay về, trình cho đại sư một chiếc lá không được đẹp lắm. "Thưa thầy, tuy chiếc lá này không phải là hoàn mỹ nhất nhưng nó là chiếc lá hoàn mỹ nhất mà con thấy", vị sư huynh nói.

Bài học cuối cùng



Bài học cuối cùng



Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời.

Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn.

Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.

Tuesday, October 20, 2015

Tiểu sử Đạo Sư Drikung Lamchen Gyalpo Rinpoche



 བདག་ནི་བླ་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ་ 



Theo phong tục, người Tây Tạng rất coi trọng những sự liên kết về huyết thống gia đình, đến mức thậm chí những người Tây Tạng ít học hoặc hoàn toàn không được học hành gì cũng có thể nêu được tên của những người trong dòng họ của mình nhiều đời về trước. Nếu trong gia tộc có người là một vị tulku thì gia phả lại được đúc kết kỹ càng hơn. Tulku được xem là một người đã có khả năng cân nhắc và chọn lựa sự tái sinh cho mình nhằm mục đích dùng Phật Pháp để ban phát phúc lạc đến cho tất cả chúng sinh. Do vậy, chẳng có gì để phải ngạc nhiên khi dòng dõi của Gyalpo Rinpoche có thể được truy ngược về tận nhiều thế kỷ trước. Ở đây chúng ta chẳng cần phải tìm hiểu sâu rộng về vấn đề truy tìm gia phả để làm gì, cho nên chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về tiểu sử của Gyalpo Rinpoche qua đời sống của Ngài trong lần tái sinh trước đây (kiếp sống trước kiếp hiện tại), tên là Chogtul Trinley Gyatso, được mọi người quen gọi là Lama Phurga (1883-1938).

Saturday, October 17, 2015

Hãy Từ Bỏ Bạn Xấu Ác


 Patrul Rinpoche
Nguồn ảnh: Rigpa Shedra Wiki

Lời Khuyên về vấn đề Bạn Bè
Của
Dza Patrul Rinpoche


Một Người Bạn Xấu khiến bạn phát sinh những Tật Xấu

Nếu nương tựa vào người bạn có tâm thần tăm tối,
trí khôn của bạn sẽ giảm đi.

Nương tựa vào một người bạn có tính nóng giận,
dòng tâm thức của bạn sẽ bị xấu đi.

Hãy Nương Tựa Thiện Hữu



 Patrul Rinpoche
Nguồn ảnh: Rigpa Shedra Wiki

Lời Khuyên về vấn đề Bạn Bè
Của
Dza Patrul Rinpoche

Một người Bạn Tốt tạo cho bạn có được những Thói Quen Tốt

Nếu nương tựa vào một người bạn có kiến thức,
trí thông minh của bạn sẽ gia tăng.

Nếu nương tựa vào một người bạn có tâm từ bi,
tâm bồ đề trong bạn sẽ phát sinh.

Friday, October 16, 2015

Công Đức Là Gì?




Nếu có ai đó cần phải tạo công đức
Hãy để họ làm một lần và tiếp tục làm nữa
Và chuyển tâm vào hoan hỉ với sự hành trì,
Bởi hạnh phúc là sự góp nhặt công đức như thế đó.

Đức Phật đã tuyên thuyết rằng công đức là cái mà hỏa hoạn hoặc động đất cũng không thể hủy diệt được, nước cũng không thể dìm chết tác động của nó được. Kẻ trộm không thể đánh cắp mà Quốc Gia cũng không thể lấy nó qua việc trưng thu thuế được. Nói khác đi là công đức không thể bị hủy diệt bởi bất cứ cái gì khác.

Không Đủ Phước Đức Để Tu Tập Mật Tông



 Lama Zopa Rinpoche

Một học trò viết thư trình bày với ngài Rinpoche về những khó khăn mà ông ta gặp phải trong sự tu tập của mình. Ngài Rinpoche ban cho một lời khuyên như sau:

Laurie thân mến,

Rất cám ơn trò đã viết thư cho Thầy. Nói về những khó khăn trò đang vướng phải thì Thầy có thể nghĩ là trò không có đủ phước đức để tu tập pháp Mật tông tối thượng du già. Những pháp tu này rất là quý báu. Có khi bị các thần linh hoặc vong hồn xen vào gây trở ngại. Khi trò thực tập, những thần linh hoặc vong hồn này có thể khiến cho tâm trí trò rối loạn bởi những ảo giác. Và như thế nó khiến cho tâm trí của trò đi vào tà đạo. Cái căn bản của tình huống này là vì thiếu phước đức, và do đó mà các thần linh hoặc vong hồn có thể xen vào gây chướng ngại được.

Wednesday, September 2, 2015

Hiểu lầm về pháp Dzogchen

Shenphen Dawa Rinpoche

Tôi buộc phải chỉnh lại một vấn đề cho đúng về Dzogchen. Hầu hết quý vị ở phương Tây đều tưởng rằng với việc đọc những Kinh sách thì quý vị sẽ phát huy được sự hiểu biết về Phật Pháp. Để mở mang kiến thức thì đọc sách là một công việc tự nhiên thôi, nhưng quý vị sẽ chỉ phát huy được khả năng hiểu biết của trí thông minh. Còn trí tuệ thì phải xuất phát từ thiền định. Cụ thể là bằng cách đọc Kinh sách thì quý vị không thể nào nhận hiểu được những giáo pháp của Đại Toàn Thiện, Dzogpa Chenpo, hoặc bất kỳ một giáo pháp nào thuộc về Mật Tông.

Thursday, August 27, 2015

Công Chúa Mandarava




Công chúa Mandarava là một trong năm vị phối ngẫu cùng thực hành và nghiên cứu với Đức Liên Hoa Sanh. Bà là một công chúa thông mình, đức hạnh và xinh đẹp, được sinh ra trong một gia đình của một cặp vợ chồng thuộc hoàng tộc ở Zahor, đông bắc Ấn-độ, với những dấu hiệu bất thường của một vị dakini (không hành nữ - người chu du giữa không trung). Bà được đặt tên theo những đóa hoa của cây san hô, một trong năm loài cây huyền thoại mọc ở cõi Cực Lac.

Tuesday, August 25, 2015

Một Tiên Tri Về Những Sự Kiện Sẽ Đến




Lời Tiên Tri Của Tây Tạng: Còn Chừng Mươi Năm



Một tác phẩm đơn lẻ mang tựa đề Ánh Sáng Làm Tỏ Sự Vật: Một Tiên Tri về Những Sự Kiện Sẽ Đến, được tiết lộ bởi cố Đạo Sư được nhiều người biết đến và nổi tiếng là “Đạo Sư của Các Đạo Sư”, Jam-byangs mKhyen-brtse Chos-kyi bLo-gros (1896-1959) , và được Karma gSungrab rGya-mtsho dịch sang Anh ngữ lần đầu tiên vào năm 1988 và công bố là được tùy nghi sao chép. Nhận được tác phẩm này chúng tôi chọn cho xuất bản với một chút hiệu đính đơn giản, vì người dịch tác phẩm này đã soạn thảo phiên bản của mình với sự trợ giúp của những học trò lỗi lạc của cố đạo sư Khyentse Rinpoche, và những luận sư đầy phẩm hạnh khác. Những sửa đổi của chúng tôi là những vấn đề về cú pháp Anh ngữ; không thay đổi nội dung  và giữ nguyên  ý nghĩa căn bản của tác phẩm.

Tuesday, August 18, 2015

Tái Sinh




Tái Sinh

Lời giới thiệu

Kính thưa toàn thể đồng bào* Tây Tạng, trong cũng như ngoài nước (Tây Tạng),
cùng tất cả quý vị đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng,
và quý vị đang có một mối kết giao nào đó với đất nước và dân tộc Tây Tạng: 

Thể theo viễn kiến của các quốc vương, rồi những vị kế nhiệm sau đó và những học giả lão luyện của dân tộc chúng ta thời xa xưa, trọn vẹn giáo pháp của Đức Phật, gồm những giáo pháp từ kinh điển và giáo pháp từ thực chứng của Ba Thừa và Bốn Bộ Phái Mật Điển và nhiều giáo huấn liên quan đã phát triển rộng khắp ở Xứ Tuyết. Tây Tạng đã từng đóng vai trò như là một nguồn cung cấp những truyền thống Phật Giáo và những truyền thống văn hóa có liên quan đến Phật Giáo cho thế giới. Đặc biệt là đã góp phần đáng kể vào hạnh phúc của vô số chúng sinh ở châu Á, có cả ở Tàu, Tây Tạng và Mông Cổ.

Wednesday, July 29, 2015

Hóa thân (tái sinh) của Trulshik Rinpoche đã được công nhận




Vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma đã công nhận một chú bé Tây Tạng sinh ở Nepal là tái sinh (hóa thân) của một trong những vị thầy của Ngài và nguyên người đứng đầu của phái Ninh Mã (Nyingma), truyền thống cổ xưa nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Một Phương Pháp Để Tinh Tấn






Đạo sư đã dạy: Khi bạn cứ giữ trong tâm nỗi đau khổ vì sự chết, điều đó làm cho chúng ta thấy rõ ràng rằng tất cả mọi hoạt động đều là nguyên nhân của khổ đau. Vì vậy, hãy từ bỏ tất cả. Hãy cắt đứt tất cả những ràng buộc, cho dù là nhỏ nhất, và hãy thiền định trong cô tịch để đạt được chứng ngộ về tánh Không. Vào thời điểm cái chết đang diễn ra, không có bất cứ một điều gì có thể giúp được bạn. Do vậy, hãy thực hành Pháp vì đó là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn.

Một Lối Tiếp Cận Chân Thực Tại


 
His Eminence Garchen Triptul Rinpoche

Tất cả những học giả tầm cỡ khi họ vỗ tay và tranh luận với nhau là họ đang cố sức tìm kiếm một cái gì đó cụ thể và chân thật. Cũng giống như họ tranh luận vậy, khi đi đến chỗ tột cùng thì chẳng có một thứ gì thực sự tự nó tồn tại được để mà tìm; ngoài cái ý nghĩa rốt ráo đó ra, không có một nhận thức chân thật (chân hiện lượng) thực tiễn nào cả.

Ba Vấn Đề Trọng Yếu Khi Quy Y


Garchen Rinpoche
  
Khi quy y Tam Bảo, chúng ta phải lưu tâm đến ba vấn đề trọng yếu:

1. Không nên quy y chỉ vì mang một nổi sợ hãi trong tâm. Một ví dụ cụ thể là người ta quy y vì nghèo và sức khỏe kém. Quy y bởi sợ hãi như thế này thì sẽ chẳng bao giờ đưa quý vị đến quả vị Phật và quý vị sẽ chẳng thể nào có khả năng mang lại lợi lạc cho chúng sinh.

Bốn ý tưởng làm chuyển hướng tâm người.




1. Ôi! Loại tự do và tặng phẩm này thật quả là khó khăn lắm mới có được. Khi đã đạt được thân người rất dễ mất đi này rồi, tôi sẽ tự mình nổ lực tinh tấn, không để cho những vọng tưởng vô nghĩa tác động, nhằm đạt được sự giải thoát tối thượng, một kết quả tràn đầy hạnh phúc.

Monday, July 27, 2015

Một Diễn Giải Về Quán Đảnh Thời Luân - Kalachakra Initiation

Dịch từ nguồn: The Kalachakra Initiation Explained
Việt dịch: Nguyệt Quang Bảo 27/07/2015



Đức Đạt Lai Lạt Ma ban truyền một bài pháp ngắn 
đến các đệ tử chính của Ngài vào ngày đầu tiên 
của lễ hội Thời Luân ở Leh, Ladakh, J&K, Ấn độ 
hôm ngày 3 tháng 7 năm 2014. Photo/Manuel Bauer
Nguồn ảnh:  Dalailama.com


Một Diễn Giải Về Quán Đảnh Thời Luân




Lễ hội Quán Đảnh Thời Luân thường là được tiến hành qua 12 ngày. Trước tiên là có tám ngày dành cho những nghi lễ chuẩn bị, trong thời gian này các tăng sĩ kiến tạo mạn đà la. Rồi các môn sinh được ban truyền pháp quán đảnh, và sau đó họ được cho phép nhìn thấy mạn đà la bằng cát đã hoàn thành. Lễ hội kết thúc khi các tăng sĩ phóng thích năng lượng tích cực của mạn đà la vào thế giới thường nhật qua một nghi lễ cuối cùng.


Sunday, July 26, 2015

Giới Thiệu Về Mật Tông - Tantra

Mật Tông Là Gì?

Nguyệt Quang Tinh Xá chuyển sang Việt ngữ.




Giới thiệu về Mật Tông

Mỗi người có mỗi căn cơ khác nhau trong việc lĩnh hội và thực hành tâm linh. Bởi nguyên do này và với lòng từ bi của Ngài, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ban bố giáo pháp qua nhiều cấp độ, y như một bác sĩ thiện nghệ khéo léo vận dụng nhiều phương thức khác nhau để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau của những người mắc bệnh.

Đối với những ai chỉ cần đạt được hạnh phúc trong đời, Đức Phật ban bố những giáo pháp hiển bày về hành động và kết quả của nó, hay là Nghiệp; và Ngài dạy những chuẩn mực đạo đức để làm pháp tu chính yếu cho họ.


Saturday, July 25, 2015

Mật Pháp Thời Luân - Kalachakra

Những Quán Đảnh Thời Luân
Do Đức Đạt Lai Lạt Ma Ban Truyền

Dịch từ nguồn: Kalachakra Initiations by His Holiness the Dalai Lama
Người dịch: Nguyệt Quang Bảo
(25/07/2015)



Giới Thiệu Mật Pháp Thời Luân

Trình Bày Khái Quát Về Giáo Pháp

Giáo Pháp của Đức Phật có thể được chia thành hai thừa, Tiểu Thừa và Đại Thừa. Riêng Tiểu Thừa có thể được chia thành Thanh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa. Người ta có thể phân biệt được các vị Thanh Văn và Duyên Giác qua những nhược điểm và ưu điểm trong khả năng và những kết quả mà họ đã đạt được, nhưng về những nét đặc trưng trong giáo lý mà họ tu tập thì căn bản là giống nhau. Những người có khuynh hướng tu tập theo hai đường tu Tiểu Thừa này tiếp nhận những pháp tu đó vì lợi ích của sự tự giải thoát cho chính bản thân họ, vì họ cảm thấy cấp bách phải tự giải thoát mình trước hết, càng nhanh càng tốt ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của sinh tử luân hồi. Vì cái nguyên nhân chính của sự trói buộc trong cõi luân hồi là sự bám chặt lấy một cái tự ngã, cái nhân chính để đạt được sự tự do của giải thoát là trí tuệ chứng ngộ được cái nghĩa lý của vô ngã. Vì vậy, cũng giống như chư Bồ-tát, các vị Thanh Văn và Duyên Giác chứng thực được vô ngã. Họ thiền tập về vô ngã kết hợp với những pháp tu về thực hành thiện hạnh, thiền chỉ và v.v... và từ đó họ cắt đứt được gốc rể của tất cả những đam mê, tham lam, thù hận, vô minh v.v… 
 

Wednesday, April 22, 2015

Mười cách tạo phước báu



Hôm nay chúng ta sẽ tự mình nương tựa vào những lời dạy chính yếu của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta hãy nương tựa vào chính mình bởi vì chúng ta là người tự tạo ra nghiệp tốt và nghiệp xấu, và là người tự gặt hái những kết quả hạnh phúc hoặc đau khổ tương ứng với những việc chúng ta đã làm.


Wednesday, April 1, 2015

Tặng một vầng trăng



 Tặng một vầng trăng

Tác giả: Lâm Thanh Huyền

Dịch giả: Phạm Huê



Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi. Một đêm trăng sáng vằng vặc, ông đi dạo chơi trong núi, giữa khung cảnh thanh tịnh huyền ảo đó, ông đột nhiên khai ngộ ra tự tính bát nhã đã tiềm ẩn từ lâu trong người.

Học chết thử một lần...




Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới và chính phủ Hàn Quốc đang phải chịu sức ép ngày càng tăng để ngăn chặn tình trạng này.