Nếu có ai đó cần phải tạo công đức
Hãy để họ làm một lần và tiếp tục làm nữa
Và chuyển tâm vào hoan hỉ với sự hành trì,
Bởi hạnh phúc là sự góp nhặt công đức như thế đó.
Đức Phật đã tuyên thuyết rằng công đức là cái mà hỏa
hoạn hoặc động đất cũng không thể hủy diệt được, nước cũng không thể dìm chết
tác động của nó được. Kẻ trộm không thể đánh cắp mà Quốc Gia cũng không thể lấy
nó qua việc trưng thu thuế được. Nói khác đi là công đức không thể bị hủy diệt
bởi bất cứ cái gì khác.
Một kho tàng công đức đã tích tập được có thể đáp ứng
mọi dục vọng của trời và người, bất kể
là họ muốn gì.
Công đức, tiếng Pali gọi là puñña, là cái mà nó
thanh tịnh và tẩy rửa cái tâm. Công đức có năng lực thanh tịnh cái tâm tham
lam, sân hận và si mê. Do vậy, công đức có thể được xem như là những hành vi cải
thiện bản chất của tâm. Những hành vi đó có xu hướng nâng cao mức độ mà tâm thường
thanh lọc và thuần tịnh khỏi những phiền não thô lậu hơn. Chính việc tạo công đức
bảo đảm cho người ta có được một đời sống quân bình và hài hòa.
Một cái quả khác của công đức là “công đức mở những
cánh cửa ở bất cứ nơi nào.” Chung quy thì người có công đức nhìn thấy đường đi
của họ không bị chướng ngại. Bất kỳ người đó nhận lãnh công việc nào cũng đều
có thể đưa công việc đó đến một kết quả thành công. Công đức làm lớp mỡ bôi
trơn cho sự thăng tiến của người đó. Và năng lực của công đức có thể được trải
nghiệm ngay chính trong đời này và/hoặc ở kiếp tiếp theo.
Do đó, Đức Phật đã giải thích rằng: “Hiện nay người ấy
vui vẻ, kiếp tiếp theo người ấy vui vẻ. Người có công đức vui vẻ trong cả hai
cõi. Trong tâm nghĩ rằng ‘Mình đã tạo được công đức’, người ấy vui vẻ. Người ấy
thậm chỉ còn vui vẻ hơn khi được đi đến những cõi giới của phúc lạc.”
Trích và dịch từ “Mười Cách Tạo Công Đức” của
Mahinda Wijesinghe
-
Mọi sai trật trong tiếng Việt hoàn toàn là
lỗi của Nguyệt Quang Bảo.
No comments:
Post a Comment