Lama Zopa Rinpoche
Một học trò viết thư trình bày với ngài Rinpoche về
những khó khăn mà ông ta gặp phải trong sự tu tập của mình. Ngài Rinpoche ban
cho một lời khuyên như sau:
Laurie thân mến,
Rất cám ơn trò đã viết thư cho Thầy. Nói về những
khó khăn trò đang vướng phải thì Thầy có thể nghĩ là trò không có đủ phước đức để
tu tập pháp Mật tông tối thượng du già. Những pháp tu này rất là quý báu. Có
khi bị các thần linh hoặc vong hồn xen vào gây trở ngại. Khi trò thực tập, những
thần linh hoặc vong hồn này có thể khiến cho tâm trí trò rối loạn bởi những ảo
giác. Và như thế nó khiến cho tâm trí của trò đi vào tà đạo. Cái căn bản của
tình huống này là vì thiếu phước đức, và do đó mà các thần linh hoặc vong hồn có
thể xen vào gây chướng ngại được.
Thầy lấy một ví dụ cho trò rõ thế này, vừa rồi một
phụ nữ ở Đài Loan trở nên có phần bấn loạn tâm trí, ảo tưởng trong suốt những
buổi thuyết giảng rất quý hóa của một đạo sư rất là vĩ đại. Bây giờ thì tình huống
của cô ta đã đỡ nhiều rồi. Cứ thế, hết lần này đến lần khác, sự cố này cứ diễn
ra khi có những thời pháp rất quý hóa đang được thuyết giảng. Nó xảy đến cho
người không có công đức, và cả do cái nghiệp bất thiện đã tạo ra ở quá khứ của
họ. Có thể trong một kiếp quá khứ, người đó đã có những ác ý với vị bổn tôn đó, hoặc
đã mắc phải những lỗi lầm với vị đạo sư. Trong trường hợp này, người đó có thể
trở nên điên loạn.
Lúc đầu thì người đó có thể thực tập rất tốt và khởi
được tâm buông xả, nhưng bằng cách nào đó mà vị thần linh hoặc vong hồn đó đã
khiến tạo ra được những tai hại. Nó khiến cho cái tâm bị chuyển hướng suy nghĩ
do bởi nghiệp bất thiện ở quá khứ. Điều cần thiết là phải thanh tịnh những nghiệp
bất thiện này và phát khởi tín tâm vào sự hành trì Mật tông. Lời khuyên của Thầy
là trò nên thử thực hành pháp Yamantaka. Hãy quán tưởng rằng Thầy (Lama Zopa) đồng
nhất với Yamantaka. Hãy quán tưởng rằng Thầy (Lama Zopa) là Yamantaka. Nếu thực
hành như vậy mà chẳng có chút thay đổi nào thì hãy viết thư đến Geshe-la, thỉnh
cầu ngài cho phép trò tạm thời ngừng thực hành Yamantaka cho đến khi tình huống
được khá hơn.
Hãy nhớ rằng, khi đã thọ nhận quán đảnh rồi thì trò
không thể thay đổi hay từ bỏ vị đạo sư của trò, trừ phi trò xin phép và được vị
đạo sư nói lời đồng ý. Nhưng trò chớ bao giờ phê phán vị đạo sư của trò. Từ bỏ
đạo sư là cái nghiệp nặng nhất và đó cũng là cái chướng ngại nặng nề nhất cho
việc thực chứng và giác ngộ.
Đây là ý kiến của Thầy về những gì nên làm. Về sự tu
tập của trò thì Thầy nghĩ là trò thử nhìn vào những bức hình của Heruka, Vajrayogini,
và Guhyasamaja để xem trò có cảm giác là mình có mối kết nối nào với một vị nào
trong đó không.
Bởi trò có cảm giác là có một mối giao kết với Thầy
nên Thầy rất vui khi giúp trò. Do vậy, Thầy muốn gợi ý những pháp tu này đến
cho trò để góp nhặt phước đức và thanh tịnh nghiệp chướng. Đây là những điều
dành cho trò để hành trì trong suốt đoạn đời còn lại để làm cho đời sống của
trò có ý nghĩa, đặc biệt là thực hành pháp tu Lam-rim. Đây là những gì mà trò
phải làm, và nếu có thắc mắc gì thì hãy cho Thầy biết.
...
Trích và dịch từ "Not Enough Merit to Practice Tantra" của
Lama Zopa Rinpoche
Mọi sai trật trong tiếng Việt hoàn toàn là lỗi của Nguyệt Quang Bảo .
Heruka
Vajrayogini
Guhyasamaja
____
No comments:
Post a Comment