Wednesday, February 28, 2018

Quyết Chí Giải Thoát Khỏi Sinh Tử Luân Hồi 1/2


Thần Chú Sáu Âm hay Lục Tự Minh Chú


Quyết Chí Giải Thoát Khỏi Sinh Tử Luân Hồi
Trích Phần 3 của
Kho Tàng Tâm Yếu Của Những Đấng Giác Ngộ
Của Dilgo Khyentse




Từ Bỏ Hoạt Động Thế Tục
           
            Điểm then chốt của sự buông xả là vất bỏ hết tất cả những hoạt động thuộc về đời sống thế tục để có thể dồn hết được tâm trí vào việc tu tập Phật Pháp.


Về Hành động

65. Nghĩa lý gì với tất cả những gì con đã làm?
Sự quá bận rộn chỉ là cái nhân đưa đến luân hồi sinh tử.
            Hãy nhìn xem thật vô nghĩa làm sao tất cả những gì các con đã làm.
            Giờ đây, tốt hơn là con hãy chấm dứt sự gắng công làm bất kỳ điều gì;
            Hãy buông bỏ tất cả mọi hoạt động, hãy tụng câu thần chú sáu âm.


Chỉ có một vị Phật mới có thể đếm được đã bao nhiêu lần con đã sinh ra trong cõi sinh tử luân hồi không có sự bắt đầu (vô thủy), và chỉ có một vị Phật mới có thể nói cõi sinh tử luân hồi đã bắt đầu từ khi nào. Trong Kinh Giáo Pháp Siêu Phàm về Hồi Ức Trong Suốt có nói rằng nếu con có thể chất đống tất cả thân xác từ các kiếp trong quá khứ mà con đã từng sống trong thân xác côn trùng thì cái đống đó sẽ cao hơn ngọn Núi Tu Di (Mount Meru); và nếu con có thể gom hết tất cả những giọt nước mắt mà con đã khóc vì đau khổ thì những giọt nước mắt đó sẽ tạo thành một cái biển lớn hơn bất cứ cái biển nào trên trái đất này. Trong suốt tất cả vô số kiếp sống này, mọi thứ con đã làm đều đã là chỉ làm cho sự đau khổ của con kéo dài đến bất tận mà chẳng hề đưa con đến gần hơn với sự giải thoát, dù chỉ là một vài phân. Tại sao vậy? Đó là vì, mãi cho đến tận bây giờ, tất cả mọi hành động của con đều đã là tai hại, hoặc giỏi lắm thì cũng chỉ là vô ích.

Sinh vật thì cứ luôn bận rộn. Loài người chúng ta thì cứ luôn cạnh tranh nhau, mua, bán, tạo lập, hủy diệt. Loài chim thì luôn bận làm tổ, ấp trứng, mớm mồi cho chim non. Loài ong thì luôn bận thu gom mật hoa, làm mật. Những thú vật khác thì luôn bận rộn cho ăn, săn mồi, canh chừng những mối nguy và nuôi dưỡng con cái. Con càng làm thêm bao nhiêu thì con lại bị buộc phải càng làm thêm nhiều hơn nữa bấy nhiêu và những khó khăn của con càng tăng thêm theo phép toán nhân (thường hay nghe là ‘cấp số nhân’) – nhưng cái kết qủa chung cuộc của tất cả những cực nhọc và lo lắng của con sẽ chẳng tồn tại lâu hơn một nét vẽ mà con vẽ trên mặt nước bằng ngón tay. Khi con nhận thức được những sựu thất vọng và uổng công vô ích của những hoạt động quá sức vô nghĩa thì con sẽ nhận ra được một cách rõ ràng rằng công việc duy nhất mà thực sự đáng để bỏ công ra làm là tu tập Phật Pháp (chữ Dharma trong trường hợp này có nghĩa là Phật Pháp).


Về Nói Năng

66. Tất cả những gì con đã nói là có được công dụng gì?
Chẳng có gì khác ngoài sự tàm phào vớ vẩn –
Hãy nhìn xem nó đã gây ra bao nhiêu là xao lãng không đáng có.
Giờ đây con tốt hơn là nên giữ im lặng;
Hoàn toàn không nói gì nữa cả, mà hãy trì tụng câu thần chú sáu âm.

Khi người ta tụ họp lại với nhau nói chuyện, hầu hết những gì họ nói đều toàn là những chuyện lặt vặt lung tung. Sự trò chuyện của họ, chủ yếu là do bị khởi nguồn từ những sự tham bám và ác cảm, nó chỉ có công dụng làm gia tăng những cảm xúc độc hại mà thôi. Tất cả những việc trò chuyện vô nghĩa này đều gây xáo động tâm trí, làm cho tư tưởng bị dao động loạn xạ như là cảnh tượng của một số lượng rất là lớn những lá cờ bằng giấy đang bay trong gió.

            Có câu nói rằng: “Cái miệng là cánh cửa đưa đến tội lỗi.” Việc nói những điều không cần thiết, nói dối, nói lời nặng và tán gẫu tất cả đều tạo ra những sự rối trí không bao giờ dứt cùng với sự bất ổn ở nội tâm; và cho dù có là một thiên tài hùng biện ăn nói lưu loát và đầy sức thuyết phục đi chăng nữa thì rốt cuộc cũng thường chỉ là bị mất thời gian và chuốc lấy phiền phức. Đây là lý do tại sao trong Mật Thừa có nói rằng chỉ cần bỏ ra một tháng thôi để trì tụng thần chú, còn không thì giữ im lặng vẫn được nhiều lợi lạc hơn là bỏ ra cả một năm trì tụng thần chú nhưng lại tạp lẫn với việc nói những chuyện phàm phu. Nếu hành trì một cách đúng đắn mà không hề có bất kỳ một hình thức nói năng nào khác xen vào, như ở trường hợp đầu tiên (chỉ cần một tháng để tụng thần chú), thì sự trì tụng thần chú đó duy trì được cái năng lực tối đa của nó và cuối cùng là đưa đến một cái nhìn trong suốt về sự thật vượt quá khả năng diễn tả bằng ngôn từ, bởi vì thần chú sáu âm (Mani) là âm thanh vang vọng lại của sự thật không thể biểu đạt này.



Về Vấn Đề Đi Loanh Quanh

67. Ích lợi gì với việc hối hả chạy loanh quanh?
Đến và đi chỉ làm cho con kiệt sức –
Hãy nhìn xem sự lang thang của con đã đưa con xa rời Phật Pháp bao nhiêu rồi.
Giờ đây con tốt hơn là chỉ cần bình lặng lại và thả lỏng tâm tư;
Ngồi yên trong vô tư và thanh thản, tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Việc hối hả loanh quanh, rày đây mai đó chỉ làm kiệt sức chúng ta một cách hết sức là vô lý. Chúng ta luôn hối hả chạy ra xem chuyện gì đang xảy ra đâu đó và can dự vào tất cả mọi loại sự kiện ở thế giới bên ngoài. Nhưng tất cả thời gian này thực ra là đã thừa để cho chúng ta nhìn vào bên trong, vào sự chuyển vận của tư tưởng chúng ta và nhiều điều cần phải làm để điều phục chúng.

Mãi đến bây giờ con vẫn còn đang lang thang quanh quẩn, lạc lối trong những cõi giới khác nhau trong sinh tử luân hồi (cõi Ta bà), nơi mà chủ yếu là sự đau khổ còn những thứ khác thì chẳng là bao. Việc tích tụ nghiệp và trải nghiệm nỗi khổ đau do kết quả của nhiệp mang lại đã làm cho con ngày càng trôi dạt một xa hơn khỏi Phật Pháp. Liệu bây giờ con ở lại một nơi yên tĩnh thích hợp cho việc thiền định thì chẳng tốt hơn hay sao? Thiền về vị đạo sư siêu phàm và những giáo lý siêu phàm cho đến khi cái thực nghĩa của Phật Pháp ngập tràn khắp hết cả tâm trí con là phương pháp duy nhất để báo đáp lại cái thân người hiếm hoi và quý giá này một cách thực sự đầy nghĩa lý. Nếu con có thể thực hiện được điều đó, cho dù chỉ trong chốc lát, thì đó cũng là một phúc đức to lớn vô cùng.



Về Chuyện Ăn Uống

            68. Tất cả những gì con đã ăn có công dụng gì?
            Tất cả chỉ hóa thành phân –
            Hãy nhìn xem cái sự thèm ăn của con nó vô độ tới cỡ nào!
            Giờ đây, tốt hơn là con nên nuôi dưỡng mình bằng thức ăn thiền định;
            Hãy từ bỏ tất cả những chuyện ăn uống, và hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Bất cứ thứ gì chúng ta ăn, dù là ngon miệng hay vô vị đến đâu chăng nữa, rồi rốt cuộc cũng chỉ là phân, thế mà tại sao chúng ta lại thèm khát quá thế? Chúng ta tốt hơn là nên xem thực phẩm chúng ta ăn là một phẩm vật cúng dường, nhờ đó mà tích lũy được công đức thay vì làm gia tăng thêm sự tham bám của chúng ta.

            Khi ăn, con hãy quán tưởng thức ăn và thức uống của mình tinh khiết như là cam lồ và trước tiên là hãy cúng dường Tam Bảo. Rồi hình dung ra rằng chư Phật trao lại cho con thực phẩm mà con đã dâng cúng chư Phật, con thọ dụng những thực phẩm đó như là thọ dụng một sự gia trì. Đến cuối bữa ăn, hãy quán tưởng rằng con là đức Quán Thế Âm và thực phẩm mà con vừa ăn xong được biến thành cam lồ, chảy ra ngoài từ hai bàn tay và từ khắp cơ thể của con để xoa dịu nỗi đói và khát của tất cả chúng sinh trong cõi giới của loài ma đói (ngạ quỷ); một hành động ăn uống bình thường nhờ vậy mà trở thành một cách tích lũy công đức. Với việc hòa nhập Phật Pháp vào tất cả mọi hoạt động của con, mọi khía cạnh trong đời sống hàng ngày của con đều có thể được làm cho trở thành một sự tu tập làm phong phú thêm sự hiểu biết của con.

Tại sao lại mong cầu những bữa ăn thịnh soạn? Ra sức làm thỏa mãn sự thèm khát của con thì giống như là uống nước muối vậy: càng uống con càng cảm thấy khát. Hãy nhìn xem người ta bỏ ra bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc chỉ nhằm để có được một bữa ăn thịnh soạn! Thay vì tất cả những thứ đó, con hãy tự hài lòng với thực phẩm đơn giản và ham thích chất cam lồ của thiền định, sự thiền định về tĩnh lặng và sự thấu suốt bên trong, điều này sẽ mang lại sự thỏa mãn vô cùng và giải thoát con khỏi tất cả mọi sự che chướng.



Ý Tưởng

69. Tất cả những ý tưởng của con mang lại ích lợi gì?
Tất cả đều chỉ mang lại thêm nhiều ảo tưởng –
Hãy nhìn xem trong tất cả những mục đích con nhắm đến thì số mục đích mà con tìm cách để đạt được ít ỏi làm sao.
Bây giờ đây, vì những điều phải lo cho kiếp sống này, con tốt hơn là đừng có suy nghĩ quá xa về phía trước;
Hãy buông bỏ tất cả mọi hoạch định, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Đừng có kéo dài những ý niệm về quá khứ hoặc chào đón những ý tưởng về tương lai, mà hãy duy trì một sự tỉnh thức trong suốt về giây phút hiện tại. Còn không thì sẽ không thể nào chấm dứt được sự tiếp nối liên tục của những ảo tưởng. Như đức Gyalse Thogme trí tuệ và thánh thiện đã nói: “Tất cả những cái gọi là hỷ lạc và sầu khổ này đều giống như là những nét vẽ trên mặt nước; sao lại đeo đuổi chúng? Nếu quý vị thực sự phải có một điều gì đó để nghĩ tới thì hãy suy ngẫm về vấn đề do đâu mà mọi sự vật đã được tom góp sẽ mất đi và mọi sự vật đã được xây dựng nên sẽ tan rã.”

Sự phí công vô ích để hoạch định cho tương lai không thể lường trước được minh họa qua câu chuyện về người cha của Mặt Trăng Danh Tiếng:

Một đêm nọ, trước khi đi ngủ một người nông dân cột một bao lớn lúa mì mà ông ta vừa gặt được và treo trên xà nhà phía trên chiếc giường của ông. Ông ta duỗi dài người và nằm ngửa trên tấm đệm, gối đầu lên hai bàn tay, nhìn lên bao lúa mạch đó. “Chắc chắn mình sẽ có thể bán được số lúa mạch này với khá bộn tiền,” ông ta nghĩ vậy. “Với số tiền đó mình sẽ có một địa vị để làm một đám cưới linh đình với một phụ nữ dịu hiền và xinh đẹp … Sau khi cưới xong thì chẳng bao lâu mình sẽ có một đứa con trai xinh xắn … Thử xem mình sẽ đặt tên cho nó là gì nhỉ?” Thoáng thấy ánh trăng tròn đang chiếu sáng rạng rỡ qua cửa sổ, ông ta chợt có được một ý tưởng. “Biết rồi! Mình sẽ gọi nó là Mặt Trăng Danh Tiếng …” Nhưng đúng ngay vào giây khắc đó, một con chuột, đang gặm cho đứt sợi dây cột cái bao lúa mạch, hoàn tất công việc của nó. Cái bao lúa nặng nề đó rơi trên thân thể của người nông dân, chấm dứt cả cuộc đời người nông dân này lẫn những hoạch định của ông ta.

Đừng có để tâm trí con bị lưu lạc trong suy tưởng mông lung. Hãy hoàn toàn buông bỏ tất cả mọi kế hoạch về những toan tính thế tục trong kiếp sống này, và việc nhớ được rằng thật quý hóa làm sao mỗi cơ hội tu tập Phật Pháp mà từng khoảnh khắc mang lại sẽ điều hướng mọi ý tưởng của con về đức Quán Thế Âm. Thay vì để bị ngập chìm trong mãnh lực của ảo tưởng, hãy lấp đầy tâm con bằng tình yêu thương và lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh; và thay vì ráng tận sức một cách vô nghĩa để cố đạt cho bằng được tất cả mọi mục tiêu phàm tục, hãy an trụ trong sự thanh thản do sự thiền định sâu xa mang lại.

Tu tập như thế này, cho dù chỉ là ít ỏi, chừng một tiếng đồng hồ thôi, cũng là một liều thuốc hóa giải đầy công hiệu đối với những cảm xúc bấn loạn và chắc chắn là khích lệ sự tiến bộ của con trên con đường tu tập.


Vấn Đề Sở Hữu

70. Để làm gì với tất cả những gì con sở hữu?
Tài sản chỉ là sự bám víu.
Hãy nhìn xem chẳng bao lâu nữa con sẽ bỏ lại phía sau bất cứ thứ gì con có.
Giờ đây tốt hơn là con hãy nên chấm dứt sự tham bám những sở hữu của mình;
Hãy dừng sự thâu đạt và tích trữ đồ vật, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Những thứ sỡ hữu, như là mọi thứ thuộc về vật chất, đều bị buộc sớm muộn gì cũng phải phân tán. Tài của tạo nên nỗi lo sợ không bao giờ dứt và đủ mọi loại hành vi bất thiện. Có câu nói rằng: “Khi sự giàu có của con tăng lên thì những nỗi khốn khổ của con cũng tăng theo như vậy.” Con có thể bỏ cả đời mình tích lũy những vật sở hữu và tiền tài cho đến khi con giàu có ngang bằng với chính vị Trời Tài Của, và rồi bất thình lình cái chết tước đoạt tất cả những thứ đó khỏi tay con. Hãy xem số phận của nhiều nhà cai trị đầy quyền năng và những triều đại giàu có, bị đánh gục bởi những mưu mô, thảm cảnh, biến động, chiến tranh, và tất cả những nỗi khổ đau khác mà có vẻ như là họ đã mời gọi tới.

Liệu nhìn ai đó chơi đùa trong thoáng chốc với một món châu báu quý giá giống như đó chỉ là một viên đá tầm thường, và rồi quăng nó đi thì không thấy đau xót lắm hay sao? Ấy thế mà nhìn những người có cơ hội quý báu tu tập Phật Pháp mà lại lãng phí đời họ vào sự theo đuổi sai lầm những mục tiêu vô nghĩa lại càng đau buồn hơn. Sử dụng kiếp người này cho những mục đích ngoài cái mục đích chân thật của nó thì giống như là chất đầy phân vào một chiếc bình bằng vàng.

Đừng lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích cái cơ hội quý báu này. Đừng tốn thời gian vào việc tom góp những thứ hoàn toàn không cần thiết. Dành thời gian vào việc tích lũy công đức từ việc tu tập tâm linh là điều tốt đẹp hơn nhiều.

Cho dù tụng niệm một vài câu thần chú mani hay thực hiện một khoảnh khắc tu tập cũng đều sẽ làm cho con giàu có trong kho tàng tâm yếu của các đấng Giác Ngộ. Với sự nhận chân được rằng chẳng hề có một sự giàu có nào của thế gian sẽ mang lại lợi lạc chân thật hoặc trong đời này hoặc trong đời sau, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm với tâm chuyên cần, lòng sùng kính và niềm hân hoan.


Về Chuyện Ngủ

71. Tất cả những thời gian con ngủ mang lại ích lợi gì?
Nó chẳng có gì khác ngoài việc tiêu phí thời gian vào một trạng thái đê mê.
Hãy nhìn xem cuộc đời con cạn dần trong biếng nhác một cách dễ dàng như thế nào.
Giờ đây, tốt hơn là con hãy bắt đầu toàn tâm toàn ý cố hết sức mình;
Ngày và đêm, đẩy lùi tất cả mọi mối bận tâm phối trí, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Ở độ tuổi bảy mươi, con sẽ đã tiêu hết 70 lần 365 đêm, hay là hơn hai mươi năm, chỉ ngủ như một cái xác chết. Sự ngủ nghỉ thông thường thì chẳng những không ích lợi gì cho việc tu tập Phật Pháp mà nó còn củng cố thêm cái xu hướng nghiệp đưa đến vô minh, đến một mức mà chỉ cần sự biếng nhác quá đáng cũng đủ để khiến cho phải tái sinh trong những cõi thấp của sinh tử luân hồi. Do đó, điều quan trọng nhất mà con từ bỏ là sự biếng lười và hãy tập trung tất cả mọi nỗ lực một cách nhứt tâm bất loạn vào sự tu tập Phật Pháp.

Điều cũng quan trọng là hãy vận dụng những phương pháp chuyển hóa giấc ngủ bình thường thành một sự tu tập mà nó sẽ giúp làm tăng tốc sự tiến bộ của con trên con đường tu hành. Ban đêm, trước khi đi ngủ, hãy suy nghĩ kỹ lại những gì con đã thực hiện trong ngày. Hãy sám hối bất kỳ hành động nào tiêu cực, và quyết chí tránh lặp lại. Trong lúc nhớ lại bất kỳ những gì là tốt đẹp mà con đã làm, hãy hồi hướng tất cả mọi công đức mà con có thể đã tích lũy được qua những diễn tiến trong ngày đó cho sự giải thoát tức thì tất cả chúng sinh. Rồi thì lấy “tư thế sư tử,” nằm xuống nghiêng về bên tay phải, bàn tay phải đặt dưới má phải và cánh tay trái đặt trên hông trái của con; đây là tư thế đức Phật Thế Tôn nằm khi Ngài nhập niết bàn. Kế đến, hãy quán tưởng đức Quán Thế Âm, cỡ chừng ngón tay cái con, đang ngồi trên một hoa sen đỏ bốn cánh ở ngay giữa trái tim của con. Những tia sáng tỏa ra từ Ngài, làm tràn ngập thân thể con, căn phòng, và dần dần tràn ngập khắp cả vũ trụ, làm tất cả mọi thứ đều tan chảy và biến thành một ánh sáng ngời chói. Hãy đi vào giấc ngủ trong khi vẫn duy trì cảnh tượng này.

Nếu con có thể sử dụng giấc ngủ theo cách này cho việc tu tập, sự tu tập ban ngày sẽ không ngừng hòa lẫn với sự tu tập ban đêm. Tương tự như vậy, khi con có thể lợi dụng những phương pháp chuyển hóa tất cả những hoạt động hàng ngày của con thành sự tu tập, trạng thái sau thiền định sẽ tiếp tục hòa nhập vào thiền định; mỗi pháp tu này sẽ trợ lực cho pháp tu kia và sự tiến bộ của con sẽ tiến triển nhanh chóng. Với sự bền chí ngày và đêm, hãy trì tụng câu thần chú sáu âm.


Nhu Cầu Tu Tập Cấp Bách

            72. Không có thời gian, không có thời gian! Không có thời gian để nghỉ ngơi kia mà!
            Khi cái chết bất thình lình ập đến, con sẽ làm gì?
            Bây giờ tốt hơn là con hãy bắt đầu tu tập Giáo Pháp siêu phàm ngay tức khắc;
            Ngay bây giờ, nhanh lên, hãy cấp tốc tụng niệm câu thần chú sáu âm!

Con có thể chắc chắn rằng cái chết sẽ đến, thế nhưng con chẳng bao giờ có thể biết được nó sẽ đến khi nào, ở đâu hoặc như thế nào, thậm chí nó có thể đến ngay cả ngày hôm nay. Cái chết chẳng hề dao động thậm chí trước tất cả mọi quyền năng và binh lực trên thế giới, chẳng hề động lòng trước những lời thống thiết nhất dùng cho việc khẩn nài van xin, nó trơ đá ngay cả với sắc đẹp mê hồn nhất, không bị cám dỗ bới giới người thần kỳ nhất. Hoàn toàn không có điều gì có thể trì hoãn cái chết, cho dù chỉ là một khoảnh khắc. Một khi thời khắc đã đến, chỉ có một điều duy nhất có thể giúp được điều gì đó cho con là: bất cứ Pháp tu nào con đã thực hành. Hãy luôn nhớ về cái chết. Như các đạo sư của dòng Kadampa đã nói: “Chính việc suy ngẫm về cái chết sẽ hướng tâm của quý vị đến Phật Pháp trước tiên, rồi cấp tốc nỗ lực tu tập, và cuối cùng là cho phép quý vị nhận thức được cái chết là Pháp thân.”

Tuy nhiên, giây phút lâm chung không phải là lúc để bắt đầu thiền định. Thời gian là ngay bây giờ đây, lúc tâm trí con hoàn toàn không có gì lo lắng và thân thể con hoàn toàn không bệnh hoạn gì. Hãy bắt đầu tu tập ngay bây giờ, và cho dù cái chết có bất thình lình giáng xuống thì con cũng sẽ được chuẩn bị rồi, không có gì là hối tiếc hoặc lo sợ.

73. Con có thể nói gì về năm, tháng hoặc ngày?
Hãy nhìn xem sự vật thay đổi từng phút từng giây như thế nào, ngay giây phút này đây!
Mỗi khoảnh khắc trôi qua đưa con đến gần hơn với cái chết;
Ngay bây giờ đây, ngay giây phút này đây, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Không hề có bất kỳ sự vật gì đứng yên bao giờ; thời gian trôi qua, mọi vật không ngừng biến đổi. Mùa xuân hạt giống nẩy mầm; mùa hè những mầm đó phát triển thành lá, thân và hoa; mùa thu hạt chín và được thu hoạch; và mùa đông thì trái đất lại chuẩn bị để đón nhận vụ mùa năm tới. Khi mặt trăng ngày càng tròn và rồi khuyết dần đi theo chu trình diễn biến của một tháng, khi mặt trời mọc và lặn theo chu trình diễn biến của một ngày, mọi sự vật đều phải trải qua sự biến đổi không ngừng nghỉ. Buổi trưa có thể nhìn thấy một nghìn người ca hát và nhảy múa ở một sân chơi, thế nhưng buổi tối thì thấy cả khu vực đó lặng im và trống vắng. Trong khi đó, mỗi một ai trong số người vui chơi đó đều sẽ đã trượt qua một vài tiếng đồng hồ đến gần hơn nữa với cái chết.

Đơn giản là vì bất kỳ một sự vật nào cũng đều luôn di chuyển một cách lạnh lùng ngày càng đến gần hơn với sự tan hoại rốt ráo của nó, cho nên kiếp sống của con cũng vậy, cũng như là một ngọn đèn bơ đang cháy, chẳng bao lâu sẽ tắt ngúm. Nếu cho rằng con có thể làm xong  tất cả mọi công việc rồi đến lúc về hưu mới dùng những đoạn đời xế chiều đó tu tập Phật Pháp thì thật là ngu xuẩn. Con có thể quả quyết được rằng con sẽ sống lâu như thế không? Chẳng lẽ cái chết không giáng xuống tuổi trẻ lẫn tuổi già hay sao? Do vậy, cho dù con có đang làm gì đi nữa thì cũng hãy nhớ nghĩ đến cái chết và giữ cho tâm mình luôn nhắm vào Phật Pháp. Theo cách này, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

74. Bởi kiếp sống của con cạn dần như ánh tà dương đang dần chìm khuất đi,
Cái chết tiến đến như những cái bóng vươn dài ra lúc xế chiều.
Giờ đây những gì còn lại của đời con sẽ tan biến nhanh như những cái bóng sau cùng đang mờ dần.
Chẳng có thời gian nào để lãng phí, hãy tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Ngay từ thời khắc chào đời, con đã bị buộc phải đi đến cái chết. Chẳng có một vị bác sĩ nào dù tài giỏi đến đâu đi nữa mà có thể ngăn cản được cái chết. Cái chết cứ không ngừng tiến dần đến con như là cái bóng của những ngọn núi ở phía tây lúc mặt trời lặn, nhận tìm tất cả mọi thứ trên đường đi của nó vào bóng tối. Đức Phật Thế Tôn đã diễn tả rằng, như là một người tuyệt vời về sự nhanh nhẹn, một người đàn ông có thể tóm được cả bốn mũi tên đang bay được bắn ra cùng lúc từ bốn phía bởi một cung thủ tráng kiện. Thế nhưng, Ngài nói, cái nhanh hơn vẫn là sự tiến đến của cái chết.

            Có lần, đức Phật Thế Tôn tình cờ gặp phải bốn người đàn ông lực lưỡng có thân hình vạm vỡ đang cố dời một tảng đá khổng lồ. Chỉ với một cử động của bàn chân không cần phải dụng công gì cả, đức Phật đã hất tung tảng đá khổng lồ lên không trung và nó tan ra thành nhiều mảnh. Kinh ngạc, những người đàn ông đó mới hỏi làm thế nào mà đức Phật có thể đạt được một sức mạnh thần diệu như thế, và đức Phật đáp lại rằng đó là nhờ ở sự tích tập công đức. Họ hỏi đức Phật liệu có ai mạnh hơn Ngài không. “Có,” đức Phật trả lời, “Thần Chết – và vì Thần Chết nên Ta sẽ phải lìa bỏ kể cả cái thân được phú bẩm tất cả những sắc tướng tuyệt hảo này.” Đức Phật luôn luôn dạy rằng suy ngẫm về cái chết và sự vô thường là động cơ mạnh mẽ nhất để tu tập Phật Pháp.


Đọc tiếp: Quyết Chí Giải Thoát Khỏi Sinh Tử Luân Hồi 2/2





Nguyên văn Anh ngữ:

Determination to Be Free from Samsara

Leaving Samsaric Activity Behind

The  primary  point  of  renunciation  is to leave all sal!lsaric activities behind in order to practice the Dharma single-mindedly.

Actions

65. What  use is all you've done? Being so busy just causes samsara-
Look how meaningless all you've done has been.
Now you'd better just stop trying to do anything;
Dropping all activities, recite the six-syllable mantra.

Only a Buddha can count  how many times you have taken birth in beginningless samsara, and only a Buddha can say when samsara began. It is said in the Sublime Dharma  of Clear Recollection that if you could pile up all the bodies you have had in your past lives as an insect, the heap would be higher than Mount  Meru; and if you could collect all the tears of grief you have shed, they would form an ocean bigger than any on earth. During all these innumerable lives, everything you have done has only perpetuated your suffering without bringing you even an inch closer to liberation. Why? Because, until  now, all your actions have been harmful, or at best futile.

Living creatures are constantly busy. We humans are always busy competing with one another, buying, selling, making, destroying. Birds are always busy building  nests, hatching eggs, feeding nestlings. Bees are always busy collecting nectar, making honey. Other  animals are always busy feeding, hunting, watching for danger, rearing their young. The more you do, the more you have to do and the more your hardships multiply-but  the final outcome of all your toil and trouble will last no longer than a drawing made on water with your finger. When you acknowledge the frustration  and futility of so much meaningless activity it becomes clear that the only truly worthwhile undertaking  is to practice the Dharma.


Speaking

66. What  use is all you've said?
It was all just pointless prattle-
Look how much irrelevant distraction it has brought.
Now you'd better just keep silent;
Ceasing completely to speak, recite the six-syllable mantra.

When  people get together and talk, most of what they say is entirely  inconsequential. Their  conversation,  inspired  principally by attachments  and antipathies, only serves to  heighten their poisonous emotions. All this pointless talking agitates the mind, making thoughts  flutter like so many paper flags in the wind.

"The  mouth  is the doorway of sin," goes the saying. Super­ fluous speech, lies, harsh words, and gossip all cause endless distractions  and inner disquiet; and even the gift of articulate and  compelling  eloquence more often  than  not  just leads to wasted time and trouble.This is why it is said in the Mantrayana that  to spend  a single month  reciting mantra while otherwise keeping silent  is more beneficial than to spend  a whole year reciting mantra but intermixing it with ordinary talking. Done properly without  the intrusion of any other form of speech, as in the first case, the recitation of mantra retains its full power and ultimately leads to a clear vision of the truth beyond words, for the mani is the natural resonance of this inexpressible truth.

Your  practice will therefore  progress quickly if you eliminate the endless chatter of everyday life by taking a vow of silence, and utter nothing  but the six-syllable mantra.
           

Moving Around

67.  What use is rushing around?
Coming and going just tires you out-
Look how far your wandering has taken you from the Dharma.
Now you'd better just settle down and relax your mind;
Staying put, carefree and at ease, recite the six­syllable mantra.

Racing around, hither and thither, only tires us out for no reason. We  are always rushing off to  see what is happening somewhere else and getting involved in all sorts of events in the world outside. But all this time there is actually more than enough to look at inwardly, in the movement of our thoughts, and plenty to be done to master them.

            Until now you have been wandering around, lost in the different realms of samsara where there is little else but suffering. Gathering karma and experiencing the pain of its fruition, you have strayed further and further away from the Dharma. Would it not now be better to stay by yourself in a quiet place conducive to meditation? To  meditate on the sublime teacher and the sublime teachings until the true meaning of Dharma completely suffuses your  mind  is the  only  way to  render  this  rare and precious human life truly worthwhile. If you are able to do that, even for a short  while, it is a great blessing.
           
Eating

68. What  use is all you've eaten? It all just turned into excrement-
Look how insatiable your appetite has been.
Now you'd better nourish yourself with the food of samadhi;
Quit all that eating and drinking, and recite the six-syllable mantra.

Whatever we eat, however delicious or tasteless it might be, is only going to end up as excrement, so why crave for it so much? It  would be better to consider the food  we eat as an offering, thereby accumulating merit instead of intensifying our attachment.

When you eat, visualize your food and drink as pure nectar and first offer it to the Three Jewels. Then, imagining that the Buddhas return to you the food you have offered them, eat it as a blessing. At the end of the meal, visualize that you are Chenrezi and that the food you have just eaten is transformed into nectar, which flows out from your hands and from your whole body to relieve the hunger and thirst of all the beings in the realm of starving spirits; the ordinary act of eating thus becomes a way to accumulate merit. By integrating the Dharma into all your actions, every aspect of your daily life can be made into a practice which enriches your understanding.

            Why long for lavish meals? Trying to satisfy your craving is like drinking salt water: the more you drink the thirstier you feel. Look how much time, effort, and money people spend just for the sake of a delicious meal! Instead of all that, content yourself with simple food and take delight in the nectar of samadhi, the meditation of tranquility and insight, which will bring deep satisfaction and rid you of all your obscurations. Recognizing the source of true nourishment, recite the six­ syllable mantra.
           
  
Thinking

69. What use are all your thoughts? They've just brought more delusion-
Look how few of all your aims you've managed to achieve.
Now for this life's concerns you'd better not think too far ahead;
Dropping all your plans, recite the six-syllable mantra.

Without extending past thoughts or welcoming future ones, maintain a clear awareness of the present moment. Otherwise there can be no end to the succession of deluded thoughts. As the wise and holy Gyalse Thogme said, "All these so-called joys and sorrows are like drawings on water; why chase after them? If you really must have something to think about, then contem­ plate how everything that  has been collected will be lost  and everything that  has been built will fall apart."

The futility of planning for the unpredictable future is illustrated by the story of Famous Moon's  father.

One night a farmer, before going to sleep, tied up the big bag of barley he had just harvested and hung it from a beam above his bed. He stretched out on his mattress and lay there on his back, with his hands behind his head, looking up at the bag. "I shall certainly be able to sell this barley for a good sum of money," he thought. "With that amount I shall be in a position to make a good marriage to a fine and beautiful woman.... Once married, it won't be long before I have a handsome son.... Let me think, what shall I call him?" Glimpsing the full moon shining brilliantly through the window, he suddenly had an idea. "I know!I shall call him Famous Moon. •••" But at that very moment a mouse that had been gnawing away at the rope that held up the bag finished its work. The heavy bag fell on the farmer, putting an end to both him and his plans.

Don't let your mind get lost in speculation. Drop completely all plans for the ordinary concerns of this life, and remembering what a precious opportunity to practice the Dharma each passing instant affords, direct your every thought  toward Chenrezi. Instead of succumbing to the power of delusion, fill your mind with love and compassion for all beings; and instead.of exhausting yourself  in  vain trying  to  fulfill all your  ordinary  aims, remain in the equanimity that comes from deep meditation.

To  practice like this, even for  as little  as one  hour,  is an effective antidote to the obscuring emotions and is sure to foster your progress on the path. So cutting through all hopes, plans, and expectations, which serve only to stir up the mind, recite the six-syllable mantra.

Possessions

70.  What  use is all you own? Property is just clinging-
Look how soon you'll leave whatever you've got behind.
Now you'd better put an end to your possessive grasping;
Ceasing to acquire and hoard things, recite the six-syllable mantra.

Possessions, like everything material, are bound  to  disintegrate sooner or later. Wealth causes endless anxiety and all kinds of  negative behavior. "As your affluence grows, so  does your misery," the saying goes. You might spend your whole life piling up possessions and money until you are as rich as the God of Wealth himself--and then suddenly death will rob you of it all. Consider the fate of so many powerful rulers and wealthy dynasties, struck down  by intrigues, tragedies, upheavals, wars, and all the other sufferings they seem to attract.

Would it not be agonizing to watch someone toy briefly with a precious  jewel as if it were just an ordinary stone, and then throw it away? Well, it is even more distressing to watch those who have the precious opportunity of practicing the Dharma waste their lives in the mistaken pursuit of meaningless goals. To use this human life for other than its true purpose is like filling a golden vessel with excrement.

Do not waste or misuse this precious opportunity. Do not spend your time accumulating things that are totally unnecessary. It would be so much better spent building up the merit of spiritual practice.

Even reciting a few manis or doing an instant of practice will make you rich in the heart-treasure of the enlightened ones. Realizing that  no amount of  worldly wealth will bring true benefit either in  this life or  the  next, recite the six-syllable mantra with diligence, devotion, and joy.


Sleeping

71.  What use is all the time you've slept? It was all just spent in a stupor-
Look how easily your life is running out in indolence.
Now you'd better start to exert yourself wholeheartedly;
Day and night, spurning all distraction, recite the six-syllable mantra.

At the age of seventy, you will have spent 70 times 365 nights, or more than twenty years, just sleeping like a corpse. Ordinary sleep is not only of no use for your Dharma practice; it also reinforces your karmic propensity for ignorance, to the point that excessive indolence can be enough to cause rebirth in the lower realms of samsara. It is therefore most important that you abandon laziness and focus all your efforts single-mindedly on the practice of Dharma.

It is also important to make use of the methods of transforming ordinary sleep into a practice which will further your progress on the path. Before you go to sleep at night, reflect on what you have done  during  the day. Confess any actions that  were negative, and resolve firmly to avoid repeating them. Remembering whatever you did that was positive, dedicate all the merit you might have accumulated through  the course of the day to the swift liberation  of all beings. Then  assume the "lion  posture," lying down on your right side with your right hand beneath your right cheek and your left arm resting upon  your left side; this is the position  Lord Buddha took when he entered parinirva. Next, visualize Chenrezi, about the size of your thumb, sitting on a four-petaled red lotus in the center of your heart. Light rays stream out from him, filling your body, your room, and gradually the whole universe, melting everything into a mass of radi­ ant light. Fall asleep while maintaining this visualization.

If you can use sleep in this way for practice, the practice of day will blend continuously with the practice of night. Similarly, when you can make use of the methods for transforming all your daily activities into practice, postmeditation will blend continuously into meditation; each will enhance the other and your progress will be rapid. Persevering both day and night, recite the six-syllable mantra.

The Urgent Need to  Practice

72.  There's no time, no time! There's no time to rest!
When suddenly death is upon you, what will you do? 
Now you'd better start practicing the sublime Dharma right away;
Now, quick, hurry-recite the six-syllable mantra.

You can be sure that death will come, but you can never be sure when, where, or  how-it could even be today. Death  is unimpressed before even all the power and military might in the world, unmoved by even the most eloquent of entreaties, impervious to even the most dazzling beauty, untempted  by even the most fabulous bribe. Nothing  at all can put off death, even for an instant. When  your time has come, there is only one thing that will be of any use to you: whatever Dharma practice you have done. Always remember death. As the Kadampa masters said, "It is contemplating death that will first tum your mind to Dharma, then spur on your efforts to practice, and finally allow you to recognize death as the Dharmakaya."

The  moment  of  death,  however, is not  the  time to  begin meditating. Now is the time, while your mind is free from worry and your body free from illness. Begin to practice now, and even if death strikes unexpectedly you will already be prepared, without regret or fear.
Never forget how swiftly this life will be over, like a flash of summer lightning or the wave of a hand  Now that you have the opportunity  to practice Dharma, do not waste a single moment on anything else, but with all your energy and effort recite the six-syllable mantra.


73· What  can you say about years, months, or days­
Look how things change every moment, right now!
Each moment that passes brings you closer to death;
Now, this very moment, recite the six-syllable mantra.

Nothing  ever stands still; from  moment  to moment  everything is changing. In spring seeds send out shoots; in summer the shoots grow into leaves, stems, and flowers; in autumn  the grain ripens and is harvested; and in winter the earth is again prepared to receive next year's crop. As the moon  waxes and wanes over the course of a month, as the sun rises and sets over the  course  of  a  day, everything  undergoes  incessant change. Noon  might see a thousand  people singing and dancing in a fairground, yet dusk finds the whole place silent and empty. In the meantime, each one of those revelers will have slipped a few hours closer to death.

Just as every single thing is always moving inexorably closer to its ultimate dissolution, so also your own life, like a burning butterlamp, will soon be consumed. It would be foolish to think that you can first finish all your work and then retire to spend the later stages of your life practicing the Dharma. Can you be certain that  you will live that long? Does death  not strike the young  as  well as  the  old?  No  matter  what  you  are  doing, therefore, remember death and keep your mind focused on the Dharma. In this way recite the six-syllable mantra.

74· As your life runs out like the setting sun sinking away,
Death closes in like the lengthening shadows of evenmg.
Now what's left of your life will vanish as fast as the last fading shadows;
There's no time to waste--recite  the six­ syllable mantta.

From the very moment of your birth, you are doomed to die. No doctor, however skilled, can prevent it. Death  is advancing relentlessly upon you like the shadow of the western mountains at sunset, engulfing in darkness everything in its path. Lord Buddha described, as the paragon of speed, a man who could catch in flight all four arrows shot simultaneously in the four directions  by four strong  bowmen. Yet swifter still, he said, is the coming of death.


Once  Lord Buddha came across four  powerfully built men trying to move an enormous boulder. With  a single effortless movement of his foot, the Buddha flicked the massive rock into the air, where it shattered into pieces. Astonished, the men asked how he had acquired such miraculous strength, and the Buddha replied that it was through accumulation of merit. They asked him if there could be anybody stronger than he. "Yes," said the Buddha, "Death-and because of Death  I shall have to leave even this body endowed with all its perfect marks and signs." The Buddha always taught that reflection on death and imper­manence is the strongest  incentive to practice Dharma.




No comments:

Post a Comment