Thursday, March 1, 2018

Tiểu Sử Achi Drolma


Tiểu Sử Achi Drolma

Vị Bảo Hộ chính yếu của dòng Drikung Kagyu





Achi Drolma sinh ra ở miền Tây của Tây Tạng. Thân phụ của Bà được người ta gọi là Đại Kim Cương Du Già (Great Yogi Dorje). Một thời phụ mẫu của Bà hoàn toàn không có con cái gì và hai người cùng bàn về vấn đề này với nhau. Họ quyết định làm một chuyến hành hương đến Nepal và đi nhiễu quanh ngôi Đại Tháp, làm những việc cúng dường từ thiện, và thực hiện những buổi cầu nguyện cho nguyện ước của mình hầu mong có thể có được một thai nhi. 


Họ đến Nepal và nhiễu quanh ngôi Đại Tháp và thực hiện tất cả những công việc khác mà họ đã dự tính. Người chăm sóc ngôi Đại Tháp (quản tháp) hỏi họ ước nguyện điều gì. Họ đáp lại rằng họ giàu có và có tất cả mọi thứ họ ước muốn nhưng chỉ thiếu một đứa con. Họ đi nhiễu quanh để cầu mong có thể có một đứa con trai. Người quản tháp bảo rằng: “Nếu làm điều này vào ngày mai, ngày trăng tròn, thì quý vị sẽ đạt được nguyện ước.” Do đó, đôi vợ chồng thực hiện những buổi lễ cúng dường long trọng vào ngày hôm sau. Đêm đó họ có một giấc mơ. Thân mẫu của Achi nhìn thấy một ngôi tháp trong suốt nhập vào tử cung của bà và thân phụ của bà nhìn thấy một chiếc chày kim cương bằng vàng nhập vào trái tim của ông ta. Sau giấc mơ thiện phúc thiêng liêng này họ quyết định trở về Tây Tạng. Chẳng bao lâu sau họ có được một thai nhi. Họ sinh ở một nơi không xa Drikung Til. Thân phụ thì muốn một đứa con trai, nhưng thân mẫu của Achi thì sinh ra con gái. Thân phụ của Bà thắc mắc làm sao họ có thể có một đứa con gái sau những điềm báo thiện phúc thiêng liêng như thế được. Nhưng thân mẫu thì nói: “Biết đâu con bé này lại còn hay hơn là đứa con trai ông mong đợi nữa không chừng.”

Bé gái sơ sinh đó tụng niệm thần chú của Tara. Người ta nghe nói về sự kiện này và nghĩ rằng đứa bé có lẽ là sự ra đời của một dakini. Lớn dần lên, cô bé luôn tỏ ra bi mẫn, tốt bụng và giảng giải Phật Pháp cho những đứa trẻ khác. Cả thân phụ và thân mẫu đều qua đời trong lúc Bà vẫn còn là một đứa bé. Lúc song thân đã qua đời, Bà hiến cúng tất cả mọi thứ mà song thân  đã có được cho một tu viện. Khi lớn khôn, Bà rất là hấp dẫn và có nhiều người cầu hôn. Bà từ chối tất cả những lời cầu hôn này và bảo họ phải đi chỗ khác. Bà rời bỏ quê nhà cùng với một nhóm thương gia du hành qua nước Tàu và cùng đi với họ đến miền Đông Tây Tạng. Những thương gia này mời Bà tiếp tục đi với họ qua nước Tàu, nhưng Bà từ chối lời mời này.

Ở nơi Bà dừng chân, có một đại hành giả du già ẩn tu và Achi tiếp nhận giáo lý từ vị đại hành giả này. Bà yêu cầu được làm vợ của ông ta. Vị đạo sư nhập thất cảm thấy bị xúc phạm và cho Bà biết rằng ông ta đã từ bỏ tất cả mọi thứ.

 đáp lại: “Tôi không phải cầu hôn để tìm cái thú vui xác thịt. Nếu chúng ta lấy nhau chúng ta sẽ có khả năng tốt hơn để làm lợi lạc cho chúng sinh bằng Phật Pháp.”

Vị đạo sư nhập thất nói với Achi: “Cô là một người lang thang phiêu bạt không có tài sản và tôi cũng vậy, chẳng hề có tài sản gì cả. Lấy nhau rồi thì chúng ta sẽ có một gia đình và không thể lo nỗi hoặc làm lợi lạc cho Phật Pháp. Hãy suy nghĩ đi!”

Nhưng Bà cứ nằng nặc đòi kết hôn và bảo vị đạo sư nhập thất đừng có lo lắng về vấn đề của cải vật chất. Bà bảo: “Hãy mời họ hàng và chính quyền địa phương đến dự đám cưới, phần còn lại hãy để tôi lo.”

Vị đạo sư chấp nhận yêu cầu của Bà và tổ chức đám cưới. Họ hàng của vị đạo sư cho rằng ông ta đã hoàn toàn mất trí, nhưng họ vẫn nhận lời mời của ông. Hôn phu của Achi thì hồi hộp lo lắng rằng họ không thể có khả năng để chi trả cho bất kỳ một thứ gì. Achi bắt đầu trỗi nhạc bằng chiếc trống cầm tay (damaru) của mình và hôn trường ngập đầy của cải. Trong đó có hai viên đá dzi (གཟི།) trân quý mà họ có thể dùng để trao nhau trong lễ cưới. Tất cả những người thân đều ngạc nhiên bởi đủ thứ phẩm vật đó bỗng từ không đâu mà xuất hiện và họ tuyên bố rằng Achi phải là một dakini thông thái.

Họ có được một người con trai, và người cháu trai thế hệ thứ tư của dòng họ này là Jigten Sumgon, ngài Long Thọ thứ hai (the second Nagarjuna), và là vị sáng lập dòng truyền thừa Drkung.

Achi đi thẳng đến Tịnh Thổ trong lúc đang còn sống chứ không hề chết. Nếu quý vị đến nơi mà Bà đã sống ở miền Đông Tây Tạng thì quý vị sẽ thấy dấu chân và dấu bàn tay của Bà trong đá cứng và nhiều dấu hiệu khác về đời sống của .

            Có vô số câu chuyện về việc Achi đã mang lại lợi ích cho các hành giả như thế nào. Sau khi Tàu xâm lược Tây Tạng, ngài Chetsang Rinpoche bị ném vào một trại lao động. Người ta nhìn thấy một người đàn bà đến thăm ngài trong phòng giam của ngài và mang thức ăn đến cho ngài. Đối với một người bình phàm thì điều này không thể xảy ra được bởi những sự canh gác nghiêm ngặt. Khi ngài Chetsang Rinpoche đang trên đường băng qua núi Hy mã lạp sơn để trốn sang Ấn độ thì đường đi bị phong tỏa bởi một khe nứt giữa một băng hà. Ngài bắt đầu quay trở lại, nhưng khi nhìn qua một bên thì ngài nhìn thấy một người phụ nữ ở phía bên kia của khe nứt và nghĩ rằng phải có một lối đi ngang qua đó. Khi ngài quay trở lại theo lối cũ thì khe nứt không còn ở đó nữa. Khi ngài đến được nơi mà người phụ nữ đã ở đó thì không hề có một dấu hiệu nào cho thấy bà ta đã từng hiện diện ở đó. Từ đó, ngài đã có thể trốn thoát được đến Ấn độ. Như vậy, Achi có thể đích thân trợ giúp hành giả.


            Nếu có bất kỳ một sự sai trật, lỗi lầm hay lệch ý nào từ việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả không phải do cố ý mà chỉ vì thiếu năng lực và sự ngu dốt của bản thân.

            Bất kỳ chút công đức nào có được, dù nhỏ nhiệm đến đâu, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.

Turners Station, KY
Ngày 29 tháng 02 năm 2018



Nguyên văn Anh ngữ:


Achi Drolma's Biography


Achi Drolma was born in Western Tibet. Her father was called Great Yogi Dorje. At one time her parents had not had any children and they discussed this matter between themselves. They decided to go on a pilgrimage to Nepal and circumambulate the Great Stupa, make charitable offerings, and make aspiration prayers so they could conceive a child. They went to Nepal and circumambulated the stupa and did all else they had planned. The stupa's caretaker asked what their wish was. They replied that they were prosperous and had everything they wished, except a child. They were doing this circumambulation so they could conceive a son. The caretaker said if you do this tomorrow on the full moon day you will achieve your wish. So they made elaborate offerings the next day. That night they had a dream. Achi's mother saw a crystal stupa entering her womb and her father saw a golden vajra entering his wife's heart. After this auspicious dream they decided to return to Tibet. They conceived a child soon after. They gave birth at a place not far from Drikung Til. The father desired a son, but Achi's mother gave birth to girl. The father wondered how they could have a girl after such auspicious signs. But he mother said, maybe this baby girl may be even better than the son you expected.

The infant girl would recite Tara's mantra. People heard of this and thought she might be the birth of a dakini. As she grew up she was always compassionate and kind and explained the dharma to the other children. Both her parents died while she was still a child. When her parents died, she offered everything they had to a monastery. As she grew up, she was very attractive and she had many suitors. She rejected all these offers and told them she must move away. She left her homeland with a group of merchants travelling to China and went with them to East Tibet. The merchants asked her to continue with them to China, but she rejected this offer.

There was a great yogi and retreatant at the place she stopped and Achi received teachings from him. She asked to become his wife. The retreat master became offended and told her he had renounced everything.

She replied, "I am not asking for the sake of sensual pleasure. If we are married we will be better able to benefit sentient beings through the dharma."

The retreat master told Achi, "You are a vagabond without possessions and I likewise have no possessions. Once we are married we will have a family and be unable to support them or benefit the dharma. Think about this."

But she insisted on getting married and told him not to worry about material possessions. She said, "Invite your relatives and the local officials to our wedding and leave the rest to me."

He agreed to her request and organized the wedding. His relatives thought he had lost his mind, but they accepted his invitation. Achi's fiance was nervous that they could not afford anything. Achi started playing her damaru and the wedding site was filled with possessions. Among them were precious dzi stones that they could exchange during the ceremony. All the relatives were astounded by the abundance that had appeared out of nowhere and declared that Achi must be a wisdom dakini. They had a son and the fourth generation son of this family was Jigten Sumgon, the second Nagarjuna, and founder of the Drikung lineage. Achi went straight to the pure land without dying. If you go to where she lived in East Tibet you can see her foot prints and hand prints in solid rock and other signs of her life.

There are countless stories of how Achi has benefited practitioners. After the Chinese invasion of Tibet Chetsang Rinpoche was thrown into a labor camp. People saw a woman visiting him in his cell and bringing him food. It was impossible that this was an ordinary person because of the restrictions. When Chetsang Rinpoche escaped to India over the Himalayas his route was blocked by a crevasse in a glacier. He started to turn back but looked over his shoulder. He saw a woman on the other side of the crevasse and thought there must be a path past it. When he retraced his steps the crevasse was no longer there. When he reached where the woman was, there was no sign of her. From there he was able to escape to India. So Achi can personally aid the practitioner.






Susquehanna Yoga Center

December 3, 2006




No comments:

Post a Comment