Monday, March 5, 2018

Tiểu Sử Đức Thánh Thiêng Drikung Kyabgön Chetsang





Đức Thánh Thiêng Drikung Kyabgön Chetsang, vị thủ ngai thứ 37 của Dòng Truyền Thừa Drikung Kagyu, vị  Kyabgön, thân tái sinh lần thứ 7 của Chetsang Rinpoche là một hóa thân của đức Quán Thế Âm.

Drikung Kyabgön Chetsang, Konchog Tenzin Kunsang Thrinle Lhundrup, sinh vào ngày 4 tháng 6, theo lịch Tây Tạng, năm con Chó Lửa, 1946, trong dòng dõi quý tộc Tsarsong ở Lhasa. Ngày thiện phúc thiêng liêng này đánh dấu kỷ niệm lần chuyển Bánh Xe Pháp đầu tiên của đức Phật. Nhiều dấu hiệu và cảnh tượng kỳ diệu phi thường xảy ra cùng với sự ra đời của ngài. Ông nội của ngài, Dasang Damdul Tsarong (1888 – 1959), là người thân tín của đức Đạt lai Lạt ma đời thứ 13 (1876 – 1933), Tổng Tư Lệnh của quân đội Tây Tạng và là một trong những nhân vật chính trị có thế lực nhất trong đầu thế kỷ 20 ở Tây Tạng. Thân phụ của ngài Chetsang, Dundul Namgyal Tsarong (sinh năm 1920), giữ một chức vụ cao cấp trong Chính phủ Tây Tạng, và ông ta vẫn hoạt động trong những vị trí quan trọng cho Chính phủ Lưu vong ở Dharamsala sau cuộc trốn thoát của đức Đạt lai Lạt ma và các bộ trưởng trong nội các. Thân mẫu của ngài, Yangchen Dolkar, xuất thân từ một dòng họ Ragashar tôn quý, thuộc dòng dõi triều đại vua chúa thời xa xưa.


Vài năm sau sự qua đời của vị Drikung Kyabgön đời trước, Shiwe Lodro (1886 – 1943), hai phái đoàn bắt đầu tìm kiếm tái sinh của ngài trên khắp Tây Tạng. Dựa vào một ảnh tượng do viên phụ chính dòng Drikung, Tritsab Gyabra Rinpoche (1924 – 1979), nhìn thấy được tại hồ tiên tri Lhamo Latso và những dấu hiệu bổ sung qua bói toán, vào năm 1950 người con trai của gia đình Tsarong được công nhận là tái sinh của vị Drikung Kyabgön đó. Sau đó cậu bé vượt qua nhiều cuộc kiểm tra, chẳng hạn như là nhận ra những món đồ thuộc về tôn giáo và những pháp cụ của những kiếp hóa thân trước của mình. Hóa thân của ngài còn được xác minh thêm nữa qua những cuộc bói toán được thực hiện bởi Taktra Rinpoche (vị Nhiếp Chính của Tây Tạng), đức Thánh Thiêng Karmapa thứ 16 Rangjung Rigpe Dorje, và đức Thánh Thiêng Taklung Matrul.

Mùa thu năm 1950, lễ đăng ngai chính thức trở thành Drikung Kyabgön Chetsang được tiến hành tại Drikung Thil, tu viện chính của dòng Drikung Kagyu. Liền ngay sau đó, cuộc xâm lược lần đầu tiên của Tàu diễn ra. Ngài Rinpoche được cho phép du hành tới Kalimpong ở miền Bắc Ấn độ cùng với gia đình ngài để trú ngụ ở một nơi an toàn. Người anh trai của ngài và hai người em gái theo học nội trú ở Darjeeling. Vài tháng sau, ngài Rinpoche được một đoàn đại biểu từ tu viện Drikung đến tiếp kiến và đưa về lại Tây Tạng.



Theo truyền thống cổ truyền, ngài Chetsang Rinpoche cư ngụ lần lượt ở một trong bốn tu viện chính: mùa xuân ở Drikung Tse, mùa hè ở Yangriga, mùa thu ở Drikung Thil, và mùa đông ở Drikung Dzong, cũng là những nơi được dùng làm trung tâm hành chính của Drikung. Những vị hướng dẫn tâm linh (đạo sư tâm linh) của ngài, Tritsab Gyabra Rinpoche và Ayang Thubten Rinpoche (1899 – 1966), chịu trách nhiệm lo việc học hành của ngài. Học trình của ngài gồm có đọc, viết, học thuộc lòng, thiên văn và văn phạm. Từ những vị đạo sư tâm linh của ngài và từ Bhalok Thupten Chodrak Rinpoche, Lho Bongtrul Rinpoche, và Nyidzong Tripa ngài tiếp nhận những pháp quán đảnh căn bản, những sự trao truyền và những giáo lý của truyền thống Kagyu và đặc biệt là của truyền thống Drikung Kagyu.

Vào năm mười một tuổi, ngài Drikung Kyabgön Chetsang lần đầu tiên ban truyền thuyết giảng và trao truyền cho đại chúng, một lễ quán đảnh về trường thọ trong những buổi lễ thực hành pháp Đại Chuyển Di Tâm Thức Dòng Drikung năm Con Khỉ, 1956. Sau đó ngài bắt đầu những công trình nghiên cứu triết học của ngài tại trường cao đẳng tu sĩ Nyima Changra của dòng Drikung. Dù trẻ hơn bốn tuổi, ngài học chung với vị thủ ngai thứ hai của dòng truyền thừa Drikung, Chungtsang Rinpoche. Vị thầy của ngài là Bopa Tulku Dongag Tenpa (1907 – 1959), đưa ngài đến môn triết lý Trung Quán. Ngài học những bài viết căn bản trước, như là Ba Mươi Bảy Pháp Hành của một vị Bồ Tát được soạn bởi Ngulchu Thogme Zangpo và Nhập Vào Lối Sống của Bồ Tát (Nhập Bồ Đề Hành Luận) của ngài Tịch Thiên (Shāntideva).


Chẳng bao lâu sau đó, Tây Tạng trải qua một cuộc biến động to lớn. Giữa sự náo loạn từ cuộc nổi dậy năm 1959, vì nhiều người dân Tây Tạng chạy trốn khỏi đất nước, trong đó có đức Đạt lai Lạt ma, những bộ trưởng trong nội các và một số đông những nhà chức sắc tâm linh, người ta đã nhiều lần toan tính đưa ngài Chetsang Rinpoche và ngài Chungtsang Rinpoche ra khỏi Tây Tạng để đến một nơi an toàn. Tất cả những cuộc mưu tính đều bị thất bại vì một sự chống đối tàn nhẫn của người quản lý tu viện. Gia đình của ngài Rinpoche thì đã trốn thoát được đến Ấn độ vào năm 1956 rồi.

Các tăng sĩ trong tu viện Drikung đều bị đặt trong tình trạng quản thúc tại chỗ, và ngài Chetsang Rinpoche đã phải cùng với họ trải qua những sự truyền bá chủ nghĩa Cộng sản trong nhiều tháng. Sau vài tháng thì ngài Tritsab Gyabra, người đã rời khỏi tu viện vài năm trước, đưa ngài Rinpoche về sống với ngài ở Lhasa trong những hoàn cảnh khá ảm đạm. Vào năm 1960, ngài Drikung Kyabgön Chetsang được nhận vào một trường tiểu học ở Lhasa. Trong thời gian rất là ngắn, ngài thấu suốt những môn học bắt buộc của nhiều lớp, có khả năng hoàn thành chương trình học sáu năm chỉ trong ba năm. Sau đó, ngài được nhận vào trường trung học (đệ nhất cấp) Jerag Lingka. Những môn học ở đó bao gồm tiếng Tàu, khoa học tự nhiên, lịch sử và sinh vật học. Ngài Chetsang Rinpoche xuất sắc trong các môn học của ngài, đặc biệt là tiếng Tàu. Ngài còn trở thành một vận động viên cừ khôi và một cầu thủ sôi nổi và sáng chói của bóng đá.

Khi những Hồng Vệ binh được cài vào các trường học lúc cuộc Cách mạng Văn hóa khởi đầu vào năm 1966, ngài Chetsang Rinpoche phát hiện ra rằng chính ngài bị kẹt giữa trận chiến mang tính bè phái của hai nhóm Hồng Vệ binh đang đối chọi nhau. Trường học và cơ sở thương mại bị đình trệ. Nhiều quan chức và nhiều vị Rinpoche đã phải trải qua những cái “tòa án nhân dân” tàn bạo được cho là những hội nghị tranh đấu. Ngài Chetsang Rinpoche không thể nào ở lại với Tritsab Gyabra, người đã rơi vào vòng tội lỗi, thêm được nữa. Ngài sống ở trường học, ở đó ngài nấu ăn cho một số bạn học đang còn lại ở đó và nghiên cứu những sách vở ngài tìm thấy trong thư viện. Lhasa chìm vào hoảng loạn. Trong bầu không khí vô chính phủ này, ngài Rinpoche đã nhiều lần được cứu khỏi cái chết chỉ trong gang tấc.

Vào năm 1969, ngài bị phân công vào cùng với một nhóm người ở vùng nông thôn, nơi mà ngài đã phải làm những công việc lao lực khó nhọc nhất. Một chiếc lều đã mục nát thành từng mảnh lúc nhúc sâu bọ trên đỉnh một mảnh đất nuôi súc vật là chỗ trú ngụ của ngài. Ngài không có gì ngoài một cái nồi, một cái tách và vài thanh gỗ mỏng để làm chỗ ngủ. Một hôm một người chú đến thăm ngài và phải cố cầm nước mắt, choáng váng trước cảnh tượng người cháu của mình đang sống trong một sự bẩn thỉu như thế. Nhưng ngài Chetsang Rinpoche luôn đáp trả bằng tâm buông xả vĩ đại của ngài trước nhiều sự biến động trong đời sống của ngài. Khi người chú trở nên ý thức được sự điềm nhiên thanh thản tràn ngập khắp mọi phương diện của sự sống của Chetsang, ông ta so sánh ngài với Milarepa, người đã sống trong những hang động không có tiện nghi và vẻ ngoài trông rất tầm thường, nhưng bên trong lại là một đời sống tâm linh quá sức phong phú.

Vào mùa xuân và mùa hè, ngài Chetsang Rinpoche làm lao dịch trên những cánh đồng của một nhóm lao công. Mùa thu ngài phải trèo núi để hái củi về cho nhóm người cùng ở và tải những gánh nặng về nhà. Mùa đông ngài phải đào đường cống từ những hầm chứa phân bón ruộng ở Lhasa và đưa nó ra đồng. Dù lao động vất vả, hễ khi nào có điều kiện là ngài Chetsang Rinpoche vẫn giúp đỡ người khác. Không ai biết rằng ngài là vị Thủ ngai của dòng Drikung, nhưng những hành động phi thường của ngài đã gây kinh ngạc cho nhiều người.

Do bởi có xuất thân từ một giai cấp quý tộc và là một vị Thầy (Lạt ma) tái sinh cao cấp, không có một triển vọng nào cho ngài Chetsang Rinpoche trong xã hội Tây Tạng bị Cộng Sản chiếm đóng. Sau khi hoạch định kỹ lưỡng, cuối cùng ngài đã tìm được một phương kế tẩu thoát vào năm 1975. Điều này xảy ra vào một thời điểm mà người Tàu đã thiết lập một hệ thống tình báo và mật thám chỉ điểm chặt chẽ trên khắp Tây Tạng, và quân đội đã siết chặt kiểm soát, đến nỗi chỉ một ít người tổ chức được thành công để trốn thoát. Ngài đi một mình đơn độc và không có sự trợ giúp nào để vượt qua biên giới Tây Tạng ngang qua những ngọn đèo cao và nhiều băng hà để vào Nepal. Vị Thủ ngai dòng Drikung đã đạt được điều được cho là bất khả. Ngài đến được Nepal một cách bình an vô sự và cuối cùng là đến được chỗ ở của đức Đạt lai Lạt ma tại Dharamsala.

Ngài Rinpoche chấp nhận những sự thỉnh cầu của các lạt ma dòng Drikung lưu vong và do vậy mà ngài lại đăng ngai một lần nữa, một cách tượng trưng, để làm vị Drikung Kyabgön Chetsang trong một buổi lễ cùng với đức Đạt lai Lạt ma. Bằng động thái này, ngài thể hiện lời hứa sẽ nhận lãnh trách nhiệm đối với dòng truyền thừa trong tương lai. Tuy vậy, ngài khởi đầu du hành sang Hoa Kỳ, nơi mà thân phụ và thân mẫu của ngài cũng đã nhập cư trong thời gian này. Ở đó ngài vừa học tiếng Anh vừa đi làm bán-thời-gian (part-time) tại một cửa hàng McDonald và nhiều nhà hàng ăn uống khác.


Trong thời gian ba năm ở Mỹ, ngài nhận được một văn kiện Tây Tạng cổ xưa rất là hiếm, khai quật được ở Nepal, liên quan đến lịch sử những vị thủ ngai của Dòng Drikung và được viết bởi tiền thân của ngài, Chetsang Peme Gyaltsen thứ 4 (1770 – 1826). Ngài bắt đầu phân tích tác phẩm này và nghiên cứu lịch sử Tây Tạng, về dòng Drikung Kagyu, và về những hóa thân trong quá khứ của ngài. Một thời gian ngắn sau đó, năm 1978, ngài trở lại Ấn độ để nhận lãnh vị trí lãnh đạo của Dòng Truyền Thừa Drikung Kagyu và làm vị thủ ngai.

Trong nhiều năm ở trong một đất nước Tây Tạng đã bị chiếm đóng và ở Hoa Kỳ, vị Thủ ngai Chetsang của dòng Drikung đã sống với vẻ ngoài là một người thế tục. Tuy nhiên, ngài đã luôn luôn giữ nghiêm những giới luật tăng sĩ của mình. Giờ đây, ngài một lần nữa tiếp tục lại lối sống tu sĩ của ngài và trú ngụ tại Tu viện Phyang ở Ladakh. Ngay tức thì, ngài nhập thất ba năm theo truyền thống tại Tu viện Lamayuru dưới sự hướng dẫn của vị đạo sư thiền nghiêm khắc Kyunga Sodpa Gyatso (1911 – 1980).

Vị Thủ ngai Chetsang của dòng Drikung nghiên cứu cùng với rất nhiều vị lạt ma đạt những thành tựu cao và nhiều vị Rinpoche thuộc nhiều truyền thống khác nhau, và tiếp nhận những giáo lý và quán đảnh từ những vị đó. Ngài xem Dilgo Khyentse Rinpoche (1910 – 1991) là một trong những vị đạo sư quan trọng nhất của ngài. Ngài tiếp nhận từ vị đạo sư này những giáo lý thiết yếu về Tám Dòng Tu của Phật Giáo Tây Tạng (Dam Ngag Dzo), những giáo lý Dzogchen cao nhất (Nyingtig Yashi), cũng như những tác phẩm thu thập được của Jamgon Kongtrul (Gyachen Kadzo) và kho tàng của những sự khẩu truyền Kagyu (Kagyu Ngag Dzo). Thêm vào đó, ngài tiếp nhận những giáo lý trân quý và quán đảnh từ đức Thánh Thiêng Đạt lai Lạt ma (Chakrasamvara, Kālachakra, and Yamantāka), từ đức Thánh Thiêng Karmapa thứ 16 (Sáu Du Già của Nāropa và Milarepa), từ đức Thánh Thiêng Taklung Shabdrung Rinpoche (sự trao truyền những giáo lý Taklung Kagyu) và từ đức Thánh Thiêng Taklung Tsetrul những Kho Tàng Phương Bắc. Ngài nghiên cứu triết lý Phật Giáo dưới sự hướng dẫn của Khenpo Noryang tại tu viện Drukpa Kagyu Sangnag Choling ở Bhutan, vị đã trao cho ngài những giáo lý về Nhập Bồ Đề Hạnh Luận của ngài Tịch Thiên (Shāntideva), Nhập Trung Quán Luận của ngài Nguyệt Xứng (Chandrakīrti) và về Đại Thừa Tối Thượng. Khenpo Noryang cũng truyền cho ngài những giáo lý về truyền thống Kagyu phổ thông và những giáo lý đặc biệt của Drukpa Kagyu về Đại Thủ Ấn. Thêm nữa, ngài Chetsang Rinpoche còn tiếp nhận những pháp quán đảnh quan trọng của dòng Drikung Kagyu cùng với những giáo lý về Đại Thủ Ấn từ đức Thánh Cả Garchen Rinpoche và Drubwang Konchog Norbu.






  
Vào năm 1985, đức Thánh Thiêng Drikung Kyabgön Chetsang tiếp nhận lễ truyền giới cụ túc (tỳ kheo) từ đức Thánh Thiêng Đạt lai Lạt ma trong lễ quán đảnh Kalachakra tại Bồ-đề Đạo tràng. Ngài vượt qua được tất cả mọi thử thách một cách dễ dàng khác thường. Từ năm 1987, ngài Chetsang Rinpoche bắt đầu ban truyền giáo lý ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Đồng thời, với một năng lực vĩ đại, ngài bắt đầu chỉnh đốn lại Dòng Truyền Thừa Drikung đã suy yếu. Tại Dehra Dun, Ấn độ, ngài thiết lập một tu viện và một trung tâm giáo dục, Học Viện Drikung Kagyu (the Drikung Kagyu Institute), thu hút nhiều tăng sĩ từ Tây Tạng và nhiều hành giả Phật Giáo từ nhiều quốc gia khác. Ban đầu, gồm có tu viện Jangchubling và trung tâm nhập thất và nữ tu viện Samtenling. Học Viện Drikung Kagyu là một trung tâm giáo dục, đặt trọng tâm vào cả giáo dục tu sĩ theo truyền thống lẫn sự đào luyện những kỹ năng tân thời để đáp ứng những nhu cầu của những thời buổi hiện nay. Giới luật, hành thiền và những đặc trưng của giáo lý Drikung Kagyu được đặc biệt lưu tâm đến. Năm 2003, ngài Chetsang Rinpoche thiết lập gần tu viện của ngài một dinh thự lộng lẫy: Thư Viện Songtsen, một trung tâm để nghiên cứu về Tây Tạng và Hy mã lạp sơn. Một tòa nhà tiêu biểu về sức chứa, vận hành và tạo nên cái tinh túy của viễn kiến của ngài là làm một kho tàng và lực lượng tư vấn cho nét đặc trưng về văn hóa và tinh thần của những dân tộc thuộc vùng Hy mã lạp sơn và đặc biệt là thuộc Dòng Truyền Thừa Drikung. Ở đây chứa đựng những văn bản hiếm về tất cả mọi chủ đề thuộc vùng Hy mã lạp sơn, những tác phẩm về nền văn hóa, truyền thống và địa lý của Tây Tạng, và dĩ nhiền là những văn bản về Phật Giáo của tất cả mọi truyền thống. Tòa nhà này cất giữ một bộ sưu tập quan trọng về những tác phẩm viết tay Đôn Hoàng (Dunhuang) nổi tiếng được khai quật trong lòng đất dọc theo Con Đường Tơ Lụa. Ở đó, một sự phong phú không tưởng được về những văn bản được viết trong nhiều ngôn ngữ khác nhau có niên hiệu từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11 đã được tìm thấy. Chỉ riêng những tập văn viết bằng Tạng ngữ cũng đã bao gồm hàng ngàn bản viết tay về tất cả mọi thể loại, kể cả bức họa đồ về y học cổ xưa nhất của Tây Tạng được biết đến hiện nay. Vì vậy, những văn bản cổ xưa này cung cấp cho những nhà nghiên cứu cả một mảng bao la những nguồn tư liệu về giai đoạn cổ xưa nhất của Tây Tạng mà ngài Chetsang Rinpoche muốn có thể được tiếp cận trọn bộ, vì phạm vi của ngài bao gồm cả sự bảo tồn nền văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

            Năm 2005, vị Thủ Ngai Chetsang của dòng Drikung xây một trường Cao Đẳng Phật Học Cao Cấp, trường Cao Đẳng Kagyu (the Kagyu College). Từ buổi lễ khánh thành ngôi trường này, chiếc Mạn đà la Drikung ở Dehra Dun đã được hoàn thành.


Nếu có bất kỳ một sự sai trật, lỗi lầm hoặc lệch ý nào do việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng NguyệtQuang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà do sự thiếu năng lực và ngu dốt của bản thân. Đệ tử xin sám hối trước Sư Phụ, chư Đạo sư, Sư Tổ của dòng Truyền Thừa cùng chư Phật và chư Bồ Tát khắp mười phương.


            Bất kỳ một lượng công đức nào tích tập được từ sự chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.


Turners Station, KY

Ngày 05 tháng 03 năm 2018





Nguyên văn Anh ngữ:



His Holiness the Drikung Kyabgön Chetsang, the 37th throne holder of the Drikung Kagyu Lineage anKyabgönd 7th reincarnation of the Chetsang Rinpoche is a manifestation of Chenrezig (Avalokiteshvara).

The Drikung Kyabgön Chetsang, Konchog Tenzin Kunsang Thrinle Lhundrup, was born on the 4th day of the 6th Tibetan month of the Fire-Dog-Year 1946 into the aristocratic family of Tsarong in Lhasa. This auspicious day marks the anniversary of the Buddha’s first turning of the Wheel of Dharma. Many prodigious signs and visions accompanied his birth. His grandfather, Dasang Damdul Tsarong (1888-1959), has been the favorite of the 13th Dalai Lama (1876-1933), Commander General of the Tibetan army and one of the most influential political figures in the early 20th century in Tibet. Chetsangs father, Dundul Namgyal Tsarong (b. 1920), held a high office in the Tibetan Government and he was still active in important positions for the Exile Government in Dharamsala after the escape of the Dalai Lama and the cabinet ministers. His mother, Yangchen Dolkar, is from the noble house of Ragashar, which descended from the ancient royal dynasty.

Few years after the passing of the previous Drikung Kyabgön, Shiwe Lodro (1886-1943), two parties began to look for his reincarnation throughout Tibet. Based on a vision of the Drikung regent Tritsab Gyabra Rinpoche (1924-1979) at the oracular lake Lhamo Latso and on many additional divinatory signs, in 1950 the son of the Tsarong family was recognized as the reincarnation of the Drikung Kyabgön. The boy subsequently passed numerous tests, such as identifying religious items and ritual objects of his former incarnations. His incarnation was further confirmed by divinations performed by Taktra Rinpoche (the Regent of Tibet), H.H. the 16th Karmapa Rangjung Rigpe Dorje, and H.H. Taklung Matrul.

In the fall of 1950 the formal enthronement as Drikung Kyabgön Chetsang took place at Drikung Thil, the main monastery of the Drikung Kagyu order. Immediately thereafter the first Chinese invasion of Tibet took place. Rinpoche was allowed to travel to Kalimpong in Northern India with his family, in order to stay in a safe place. His older brother and his two sisters were attending boarding-schools in Darjeeling. After some months Rinpoche was met by a delegation from the Drikung monastery and brought back to Tibet.

According to ancient tradition, Chetsang Rinpoche resided in turns in one of the four main monasteries: In the spring in Drikung Tse, during the summer in Yangrigar, in autumn in Drikung Thil, and during the winter in Drikung Dzong, which also served as the administrative center of Drikung. His spiritual instructors (yongzin), Tritsab Gyabra Rinpoche and Ayang Thubten Rinpoche (1899-1966), were responsible for his education. His curriculum included reading, writing, memorizing, astrology, and grammar. From his yongzin and from Bhalok Thupten Chodrak Rinpoche, Lho Bongtrul Rinpoche, and Nyidzong Tripa he received the basic empowerments, transmissions, and teachings of the Kagyu tradition and the Drikung Kagyu tradition in particular. 

At the age of eleven, the Drikung Kyabgön Chetsang gave his first public teaching and transmission, a long-life empowerment, during the 1956 Monkey Year ceremonies of the Great Drikung Phowa. Subsequently he began his philosophical studies at the Nyima Changra monastic college of Drikung. Although he was four years younger he studied together with the second Drikung lineage holder, Chungtsang Rinpoche. His instructor was Bopa Tulku Dongag Tenpa (1907-1959), introducing him to the philosophy of Madhyamaka. He first studied basic texts, like The 37 Practices of a Bodhisattva by Ngulchu Thogme Zangpo and Introduction to the Bodhisattva's Way of Life (Bodhicharyāvatāra) by Shāntideva.

Soon thereafter Tibet underwent a great upheaval. In the wake of the Tibetan uprising of 1959, as many Tibetans fled the country, among them the Dalai Lama, the cabinet ministers and a host of spiritual dignitaries, several attempts were launched to bring Chetsang Rinpoche and Chungtsang Rinpoche out of Tibet into safety. These attempts failed because of the inexorable resistance of the monastery manager. Rinpoche’s family had already fled to India in 1956.

The monks in the Drikung monastery were put under house arrest, and Chetsang Rinpoche had to endure with them for months Communist indoctrinations. After some month Tritsab Gyabra, who had left the monastery some years before, took Rinpoche to live with him in Lhasa under rather dismal conditions. In 1960, the Drikung Kyabgön Chetsang was admitted into an elementary school in Lhasa. In very short time he mastered the subject matters of several classes, being able to finish the six years of education in only three years. Thereafter he was admitted to the Jerag Lingka middle school. The subjects there included Chinese, natural sciences, history, and biology. Chetsang Rinpoche excelled in his studies, especially in Chinese. He also became a keen athlete and a passionate and brilliant soccer player. 

When the Red Guards infiltrated the schools at the onset of the Cultural Revolution in 1966, Chetsang Rinpoche found himself caught up in the midst of the factional fighting of two opposing groups of Red Guards. Classes and business came to a halt. Many aristocrats and Rinpoches had to undergo brutal “people’s tribunals” known as struggle sessions. Chetsang Rinpoche could no longer stay with Tritsab Gyabra, who had fallen from grace. He lived at the school, where he cooked for the few remaining schoolmates and studied the books he found in the school’s library. Lhasa sank into chaos. In this atmosphere of anarchy Rinpoche several times was saved by a fraction from certain death.

In 1969, he was assigned to a commune in the countryside, where he had to carry out the hardest physical labor. A partly decayed verminous shack on top of a sheep pen was his shelter. He did not own more than a pot and a cup and some slats to sleep on. An uncle, who came to visit him one day, struggled against his tears, stunned that his nephew was living in such squalor. But Chetsang Rinpoche always reacted with great equanimity to all the many upheavals in his live. When the uncle became aware of the serene calmness pervading every aspect of Chetsang’s being, he compared him with Milarepa, who lived in comfortless caves and outwardly austere, but inwardly excessively rich spiritual life.

In the spring and in summer Chetsang Rinpoche drudged on the fields of the work unit. In autumn he had to climb high mountains to cut firewood for the commune and carry home heavy loads. In the winter he had to shovel out the sewage from the cesspits in Lhasa and carry it to the farm. Despite the strenuous labor, Chetsang Rinpoche helped others, whenever he could. Nobody knew that he was the Drikung Kyabgön, but his extraordinary deeds amazed many.

Due to his class background as aristocrat and high incarnate lama there was no prospect for Chetsang Rinpoche in Communist occupied Tibet. After meticulous planning, he finally found a means of escape in 1975. This was at a time when China had established a tight system of spies and informers all over Tibet and the military had a close grip of control, so that only few succeeded to take flight. He set out alone and without help to cross the border of Tibet into Nepal across high passes and glaciers. The Drikung Kyabgön accomplished what was thought to be impossible. Unscathed he reached Nepal and eventually the residence of the Dalai Lama at Dharamsala.

Rinpoche conceded to the appeals of the Drikung lamas in exile and so he was again symbolically enthroned as the Drikung Kyabgön Chetsang during a ceremony with the Dalai Lama. By this act he expressed the promise to take responsibility for the lineage in the future. Initially though, he traveled to the USA, where his parents had in the meantime emigrated to. There he learned English, while earning his living as a part-time at a McDonald's and other restaurants.

During the third year of his stay he received a very rare ancient Tibetan text uncovered in Nepal dealing with the history of the throne holders of the Drikung Order and written by his former incarnation, the 4th Chetsang Peme Gyaltsen (1770-1826). He started analyzing this work and studying the history of Tibet, of the Drikung Kagyu, and of his former incarnations. Shortly thereafter he returned to India in 1978, to take on the lead of the Drikung Kagyu Lineage as its throne holder.

For many years in occupied Tibet and in the USA, the Drikung Kyabgön Chetsang had outwardly led the life of a layman. Nonetheless he had always strictly kept his monk’s vows. Now he resumed his monastic lifestyle once again and took up residence at Phyang Monastery in Ladakh. Instantly he entered a traditional three year retreat at Lamayuru Monastery under the guidance of the stern meditation master Kyunga Sodpa Gyatso (1911-1980). 

The Drikung Kyabgön Chetsang studied with numerous highly accomplished lamas and Rinpoches of different traditions and received from them teachings and initiations. He regards Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991) as one of his most important teachers. He received from him the essential teachings of the Eight Practice Lineages of Tibetan Buddhism (Dam Ngag Dzo), the highest Dzogchen teachings (Nyingtig Yashi), as well as the collected writings of Jamgon Kongtrul (Gyachen Kadzo) and the treasury of the oral Kagyu transmissions (Kagyu Ngag Dzo). In addition he received precious teachings and empowerments from H.H. the Dalai Lama (Chakrasamvara, Kālachakra, and Yamantāka), from H.H. the 16th Karmapa (Six Yogas of Nāropa and Milarepa), from H.H. Taklung Shabdrung Rinpoche (transmission of the Taklung Kagyu teachings) and from H.H. Taklung Tsetrul the Northern Treasures. He studied Buddhist philosophy under Khenpo Noryang in the Drukpa Kagyu monastery Sangnag Choling in Bhutan, who gave him teachings on the Bodhicharyāvatāra by Shāntideva, the Madhyamakāvatāra by Chandrakīrti and on the Uttara Tantra. Khenpo Noryang also transmitted to him teachings of the general Kagyu tradition and the particular teachings of the Drukpa Kagyu on Mahāmudrā. Moreover Chetsang Rinpoche received important Drikung Kagyu empowerments and teachings on Mahāmudrā from H.E. Garchen Rinpoche and Drubwang Konchog Norbu.

In 1985, His Holiness the Drikung Kyabgön Cheetsang received full monk's ordination from His Holiness the Dalai Lama, during the Kalachakra initiation in Bodhgaya. He mastered all challenges with remarkable ease. Since 1987 Chetsang Rinpoche began to give teachings in many countries throughout the world. At the same time he started to rebuild the weakened Drikung Lineage with great energy. In Dehra Dun, India, he established a monastery and an educational center, attracting many monks from Tibet and Buddhist practitioners from many countries: the Drikung Kagyu Institute. In the beginning it consisted of the monastery Jangchubling and the retreat center and nunnery Samtenling. The Drikung Kagyu Institute is an education center, which emphasizes both the traditional monastic education, as well as present-day training to meet the needs of these times. Special consideration is also placed on discipline, meditation practice and the specialties of the Drikung Kagyu teachings. In 2003, Chetsang Rinpoche established near his monastery a magnificent edifice: the Songtsen Library, a center for Tibetan and Himalayan studies. A building epitomizing in content, function and form the essence of his vision as a treasury and think tank for the cultural and spiritual identity of the peoples of the Himalayan region and of the Drikung Lineage in particular. It contains rare texts about all subjects of the Himalayan region, works on Tibetan culture, tradition and geography, and of course the Buddhist texts of all schools. It houses an important collection about the famous Dunhuang manuscripts unearthed along the Silk Road. There, an unimaginable wealth of texts in various languages dating from the 4th to the 11th centuries was discovered. The Tibetan corpus alone includes thousands of manuscripts of all kinds, including the earliest Tibetan medical drawing known at present. Thus these ancient texts provide the researcher with a vast array of source material on the earliest period of Tibet, which Chetsang Rinpoche would like to make accessible in its entirety, as his scope encompasses the preservation of Tibetan culture and religion. 

In 2005 close to the Songtsen Library, the Drikung Kyabgön Chetsang built a large College for Higher Buddhist Studies, the Kagyu College. With its inauguration the new Drikung Mandala in Dehra Dun has been completed.



No comments:

Post a Comment