Trích
dịch từ
Tạng
Thư Sống Chết – The Tibetan Book of Living and Dying
của
Sogyal Rinpoche
Theo quan điểm Phật
giáo thì cái luận cứ chính yếu "chứng minh" sự tái sinh là cái luận cứ đặt nền
tảng trên một sự hiểu biết thâm uyên về cái tính liên tục của tâm. Tâm thức từ
đâu mà có? Nó không thể bỗng dưng từ không đâu mà xuất hiện. Một khoảnh khắc
tâm thức không thể được sinh ra mà không có cái khoảnh khắc của tâm thức đi liền
ngay trước nó. Đức Thánh Thiêng Đạt lai Lạt ma giải thích cái tiến trình phức tạp
này như thế này:
Cái nền tảng mà những
người theo Phật giáo (Phật tử) căn cứ vào đó để chấp nhận cái khái niệm tái
sinh chủ yếu là cái tính liên tục của tâm thức. Hãy lấy thế giới vật chất làm một
ví dụ: tất cả các nguyên tố trong vũ trụ hiện tại của chúng ta, thậm chí xuống
đến một mức độ rất là nhỏ (vi tế), chúng ta tin rằng vẫn còn có thể được truy
ngược được cho đến một nguồn gốc, một điểm xuất phát mà tất cả mọi nguyên tố của
thế giới vật chất đều được cô đọng lại thành cái mà về phương diện kỹ thuật được gọi là “những hạt không gian.” Rồi khi truy xét đến thì những hạt này là
trạng thái cái kết quả của một sự tan rã của một vũ trụ đã có trước đó. Như vậy,
có một chu kỳ liên tục không ngừng, trong đó vũ trụ hình thành và tan rã, và rồi lại hiện
hữu trở lại.
Hãy xem, tâm cũng rất
là tương tự như vậy. Sự thật chúng ta có được một cái gọi là “tâm” hoặc “tâm thức” là hoàn toàn hiển nhiên, bởi vì sự trải nghiệm của chúng ta chứng minh sự hiện
diện của nó. Rồi cũng từ sự trải nghiệm của chính bản thân chúng ta, nó cũng
cho thấy rõ ràng rằng cái mà chúng ta gọi là “tâm” hay “tâm thức” là một cái gì
đó bị buộc phải thay đổi khi nó rơi vào những hoàn cảnh và tình huống khác biệt
nhau. Điều này cho chúng ta thấy cái bản chất theo từng khoảnh khắc của nó, cái
tính dễ thay đổi của nó.
Một thực tế hiển nhiên
khác nữa là những mức độ thô lậu của “tâm” hoặc “tâm thức” đều liên kết mật thiết
với những trạng thái sinh lý của cơ thể, và thực tế là nó phụ thuộc vào những
trạng thái này. Tuy nhiên, phải có một nền tảng, năng lượng, hoặc cái nguồn nào
đó làm cho cái tâm, khi tiếp xúc với những hạt vật chất, có khả năng sản sinh
ra những sinh mạng có tâm thức (những chúng sinh hữu tình).
Hệt như phương diện vật
chất vậy, nó cũng phải có sự liên tục của nó từ trong quá khứ. Cho nên, nếu bạn
truy ngược cái tâm hoặc tâm thức hiện tại của chúng ta thì bạn sẽ tìm thấy rằng
bạn đang truy tìm nguồn gốc của sự liên tục của cái tâm, giống hệt như là nguồn
gốc của vũ trụ vật chất, vào một chiều hướng bất tận; như bạn sẽ thấy, nó không
có sự bắt đầu (không có khởi thủy).
Cho nên, phải có những
sự tái sinh liên tục để cho sự diễn tiến liên tục đó của tâm được hiện diện ở
đó.
Phật giáo tin vào mối
quan hệ nhân quả chung trong vũ trụ (phổ quát), đó là mọi vật đều phải thay đổi, và tuỳ
thuộc vào những nguyên nhân (nhân) và điều kiện (duyên). Như vậy, không có chỗ
dành cho một đấng tạo hoá siêu nhiên, cũng chẳng có chỗ cho những sự sống tự mình tạo
ra mình; nói đúng hơn, mọi sự vật đều sinh khởi với tính cách là một hệ quả của những
nhân và duyên. Do vậy, tâm, hoặc tâm thức, cũng hình thành với tính cách là một
kết quả từ những khoảnh khắc trước của nó.
Khi chúng ta nói về nhân và duyên
thì có hai dạng chính yếu: những cái nhân chính yếu, là những chất liệu mà một sự
vật gì đó được tạo ra từ đó, và những yếu tố phối hợp (trợ duyên) góp phần thúc
đẩy mối quan hệ nhân quả đó. Trong trường hợp thân và tâm, dù là cái này tác động
đến cái kia, nhưng cái này không thể là chất liệu để tạo nên cái kia được … Tâm
và vật, dù rằng phụ thuộc lẫn nhau, nhưng cái này không thể là những cái nhân chính yếu để tạo nên cái kia.
Đây là cái nền tảng mà Phật Giáo căn
cứ vào đó để chấp nhận vấn đề tái sinh.
Phần lớn người ta dùng từ “sự đầu thai” để ngụ ý rằng có một “cái” gì
đó du hành từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, đầu thai vào một thân xác mới.
Nhưng trong Phật Giáo thì chúng tôi không tin rằng có một thực thể độc lập và bất
biến (không thay đổi) như là một linh hồn hoặc cái “tôi” (bản ngã) tồn tại sau
cái chết của thể xác. Chúng tôi tin rằng cái đưa đến sự liên tục giữa những kiếp
sống không phải là một thực thể mà là cái tầng vi tế tận cùng của tâm thức. Đức
Đạt lai Lạt ma giải thích:
Theo sự diễn giải của nhà Phật thì
cái nguyên lý sáng tạo tột cùng (rốt ráo) là tâm thức. Có hai tầng tâm thức
khác nhau. Những gì chúng ta gọi là tâm thức vi tế sâu kín nhất thì luôn luôn
có mặt ở đó. Sự tiếp nối liên tục của cái tâm thức đó thì gần y hệt như một cái
gì đó không bao giờ thay đổi, như là những hạt không gian. Trong lĩnh vực vật
chất thì đó là những hạt không gian; trong lĩnh vực tâm thức thì đó là Ánh Sáng
Trong Suốt … Cái Ánh Sáng Trong Suốt đó, với cái năng lượng đặc biệt của nó, tạo
nên mối quan hệ với tâm thức.
Cái phương thức chính xác mà qua đó sự tái sinh diễn ra đã được diễn tả
cặn kẽ qua ví dụ sau đây:
Những sự hiện hữu tiếp nối nhau
trong một chuỗi tái sinh không giống như là những viên ngọc trong một xâu chuỗi
ngọc đeo cổ được kết lại với nhau bằng một sợi dây, “linh hồn”, xuyên qua tất cả
những viên ngọc đó; nói đúng hơn thì những sự hiện hữu đó giống như là những hột
súc sắc chồng lên nhau. Mỗi hột súc sắc đều tách biệt nhau, nhưng nó chống đỡ hột ở trên nó, và với phương thức đó nó được nối kết theo chức năng. Giữa những hột
súc sắc đó với nhau không có sự đồng nhất mà chỉ có sự phụ thuộc theo điều kiện.
Trong Kinh Phật có một chuyện kể rất rõ ràng về tiến
trình phụ thuộc theo điều kiện (lý duyên khởi) này. Ngài Na-ga-sê-na (Nagasena), một nhà sư Phật
giáo uyên thâm, giải thích cho Vua Mi-lin-đa (Milinda) trong một loạt những
lời đáp nổi tiếng về những câu hỏi mà nhà Vua đó đặt ra cho ngài.
Nhà Vua hỏi ngài Na-ga-sê-na rằng: “Khi một người nào đó
tái sinh thì người đó cùng là một với người vừa mới chết hay là khác?”
Ngài Na-ga-sê-na đáp: “Người đó chẳng cùng là một mà cũng
chẳng khác … Nhà Vua hãy cho tôi biết nếu có một người phải thắp một ngọn đèn,
vậy thì ngọn đèn đó có thể cho ánh sáng suốt cả đêm không?”
“Có.”
“Có phải ngọn lửa cháy
trong canh một của đêm đó cũng là ngọn lửa cháy trong canh hai … hoặc canh cuối
không?”
“Không.”
“Nghĩa là có một ngọn
đèn trong canh một của đêm đó, ngọn khác trong canh hai, và ngọn khác nữa trong
canh ba, phải không?”
“Không, vì cũng một ngọn
đèn đó tỏa sáng suốt đêm.”
“Tái sinh cũng gần y hệt như vậy: đồng thời với một hiện tượng
khởi lên là hiện tượng khác chấm dứt. Cho nên cái vai trò đầu tiên
của tâm thức trong kiêp sống mới chẳng phải là một với vai trò cuối cùng của
tâm thức trong kiếp sống trước đó, cũng chẳng phải là khác biệt.
Nhà Vua thỉnh cầu một
ví dụ khác để giải thích cái bản chất chi li của sự phụ thuộc này, và ngài
Na-ga-sê-na so sánh sự tái sinh với sữa: sữa đông đặc, bơ, hoặc bơ lỏng có thể
được chế biến từ sữa đều không bao giờ là sữa, nhưng chúng phụ thuộc hoàn toàn
vào sữa để sản xuất ra chúng.
Rồi
nhà Vua hỏi: “Nếu không có một sự sống nào chuyển từ thân thể này qua thân thể
khác, vậy thì có phải là rồi chúng ta sẽ hoàn toàn không chịu trách nhiệm về tất
cả những hành động tiêu cực (ác hạnh) mà chúng ta đã làm trong những kiếp sống
quá khứ chăng?”
Ngài
Na-ga-sê-na đưa ra ví dụ này: Một người ăn cắp xoài của người khác. Những trái
xoài mà người đó ăn cắp không phải đúng là những trái xoài mà người kia đã sở hữu
và trồng ngay từ thuở ban đầu, như vậy làm sao có thể có chuyện người đó đáng bị
trừng phạt được? Ngài Ne-ga-sê-na giải thích rằng cái lý mà người đó đưa
ra là rằng những trái xoài bị ăn trộm chỉ là do nó mọc lên thôi, vì những trái
xoài mà người chủ của nó có được thì đã được đem trồng ngay từ đầu rồi. Cũng vậy, chính vì những
hành vi chúng ta thực hiện trong một kiếp sống, trong sạch hay dơ bẩn (tịnh hay
bất tịnh), mà chúng ta bị kết nối với một kiếp sống khác, và chúng ta không thể
thoát khỏi những kết quả của chúng.
Nếu có bất kỳ một sai trật hoặc lệch lạc ý nghĩa nào xảy ra do
việc chuyển sang Việt ngữ thì đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo.
Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ vì sự thiếu năng lực và ngu dốt của bản
thân. Con nguyện xin sám hối trước chư Đạo Sư, Tổ Sư, chư Phật cùng chư Bồ-tát.
Nếu có được chút công đức nào trong
công việc này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, con đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ
toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.
Turners Station, Kentucky
Ngày 13 tháng 03 năm 2018
TH
E CONTINUITY O F
MIND
From the Buddhist point of view, the main argument
that "establishes" rebirth is one based on a profound understanding
of the continuity of mind. Where does consciousness come from? It cannot arise
out of nowhere. A moment of conscious• ness cannot be produced without the
moment of conscious• ness that immediately preceded it. His Holiness the Dalai
Lama explains this complex process in this way:
The
basis on which Buddhists accept the concept of rebirth is princi• pally the
continuity of consciousness. Take the material world as an example: all the
elements in our present universe, even down to a microscopic level, can be
traced back, we believe, to an origin, an ini• tial point where all the
elements of the material world are condensed into what are technically known as
"space particles." These parti• cles, in turn, are the state which is
the result of the disintegration of a previous universe. So there is a constant
cycle, in which the uni• verse evolves and disintegrates, and then comes back
again into being.
Now
mind is very similar. The fact that we
possess something called "mind" or "consciousness" is quite
obvious, since our experi• ence testifies to its presence. Then it is also evident, again from our own
experience, that what we call "mind" or "consciousness" is
something which is subject to change when it is exposed to different conditions
and circumstances. This shows us its
moment-to-moment nature, its susceptibility to change.
Another
fact that is obvious is that gross levels of "mind" or
"consciousness" are intimately linked with physiological states of
the body, and are in fact dependent on them. But there must be some basis,
energy, or source which allows mind, when interacting with material particles,
to be capable of producing conscious living beings.
Just
like the material plane, this too must
have its continuum in the past So if you trace our present mind or
consciousness back, then you will find that you are tracing the origin of the
continuity of mind, just like the origin of the material universe, into an
infinite dimension; it is, as you will see, beginningless.
Therefore
there must be successive rebirths that allow that continuum of mind to be
there.
Buddhism
believes in universal causation, that
everything is subject to change, and to causes and conditions. So there is no
place given to a divine creator, nor to beings who are self-created; rather
everything arises as a consequence of causes and conditions. So mind, or
consciousness, too comes into being as a result of its previous instants.
When
we talk of causes and conditions, there are two principal types: substantial
causes, the stuff from which something is produced, and cooperative factors,
which contribute towards that causation. In the case of mind and body, although
one can affect the other, one cannot become
the substance of the other... Mind and matter, although dependent
on one another, cannot serve as substantial causes for each other.
This
is the basis on which Buddhism accepts rebirth.
Most people take the word "reincarnation" to imply there is
some "thing" that reincarnates, which travels from life to life. But
in Buddhism we do not believe in an independent and unchanging entity like a
soul or ego that survives the death of the body. What provides the continuity
between lives is not an entity, we believe, but the ultimately subtlest level
of consciousness. The Dalai Lama explains:
According
to the Buddhist explanation, the ultimate creative principle is consciousness.
There are different levels of consciousness. What we call innermost subtle
consciousness is always there. The continuity
of that consciousness is almost like something permanent, like the
space-particles. In the field of matter, that is the space- particles; in the
field of consciousness, it is the Clear
Light... The Clear Light, with its
special energy, makes the connection with consciousness.
The exact way in which rebirth takes place has been well illustrated
with the following example:
The
successive existences in a series of rebirths are not like the pearls in a
pearl necklace, held together by a string, the "soul," which passes
through all the pearls; rather they are like dice piled one on top of the
other. Each die is separate, but it supports the one above it, with which it is
functionally connected. Between the dice there is no identity, but
conditionality.
There is in the Buddhist scriptures a very clear account of this
process of conditionality. The Buddhist sage Nagasena explained it to King
Milinda in a set of famous answers to questions that the King posed him.
The King asked Nagasena: "When someone is reborn, is he the same
as the one who just died, or is he different?"
Nagasena replied: "He is neither the same, nor different... Tell
me, if a man were to light a lamp, could it provide light the whole night
long?"
"Yes."
"Is the flame then which burns in the first watch of the night the
same as the one that burns in the second .. . or the last?"
"No."
"Does that mean
there is one lamp in the first watch of the night, another in the second, and
another in the third?"
"No, it's because
of that one lamp that the light shines all night."
"Rebirth is much
the same: one phenomenon arises and another stops, simultaneously. So the first
act of consciousness in the new existence is neither the same as the last act
of consciousness in the previous existence, nor is it different."
The King asks for
another example to explain the precise nature of this dependence, and Nagasena
compares it to milk: the curds, butter, or ghee
that can be made from milk are never the same as the milk, but they depend
on it entirely for their production.
The King then asks:
"If there is no being that passes on from body to body, wouldn't we then
be free of all the negative actions we had done in past lives?"
Nagasena gives this
example: A man steals someone's mangoes. The mangoes he steals are not exactly
the same mangoes that the other person had originally owned and planted, so how
can he possibly deserve to be punished? The reason he does, Nagasena explains,
is that the stolen mangoes only grew because of those that their owner had
planted in the first place. In the same way, it is because of our actions in
one life, pure or impure, that we are linked with another life, and we are not
free from their results.
=======
No comments:
Post a Comment