Nghiệp
Vào canh hai trong đêm thành đạo (đạt được giác ngộ), đức Phật có được một loại kiến thức khác, nó bổ khuyết cho cái kiến thức của Ngài về vấn đề tái sinh: đó là vấn đề thuộc về nghiệp, luật tự nhiên về nhân và quả.
“Với thiên nhãn tinh khiết và vượt ra ngoài tầm nhìn của con người, Ta đã nhìn thấy được chúng sinh biến mất đi và xuất hiện trở lại như thế nào. Ta đã nhìn thấy cõi cao lẫn cõi thấp, cõi sáng chói lẫn cõi tối tăm, và tùy theo nghiệp của họ mà từng cá nhân đã nhận lãnh một tái sinh thuận lợi hoặc khổ sở như thế nào.”
Sự thật và động lực thúc đẩy phía sau sự tái sinh là cái được gọi là nghiệp. Nghiệp thường bị hiểu lầm hoàn toàn ở phương Tây là số phận hay định mệnh; cách nghĩ tốt nhất về nghiệp là cho rằng đó là cái luật nhân quả không sai lầm cai quản vũ trụ. Chữ nghiệp có nghĩa đen là “hành động,” và nghiệp thì vừa là năng lực tiềm tàng bên trong những hành động vừa là những kết quả mang lại từ những hành động của chúng ta.
Có nhiều loại nghiệp: nghiệp quốc tế, nghiệp quốc gia, nghiệp của một thành phố, và nghiệp cá nhân. Tất cả đều tương quan với nhau một cách rất là phức tạp và chỉ có một bậc đã đạt giác ngộ rồi mới có thể thấu hiểu trọn vẹn sự phức tạp của nó.
Nếu nói đơn giản thì nghiệp nghĩa là gì? Đó là bất kỳ những gì chúng ta làm, bằng thân, lời nói hoặc ý nghĩ, đều sẽ có một kết quả tương ứng. Mỗi hành động, dù là nhỏ nhất, đều có thể tạo ra những hậu quả của nó. Các bậc đạo sư có nói rằng ngay cả một chút độc tố cũng có thể gây ra cái chết và thậm chí một hạt giống tí hon cũng có thể trở thành một cây khổng lồ. Và như đức Phật đã nói: “Đừng có coi thường những hành động tiêu cực chỉ đơn giản là vì nó nhỏ; một đóm lửa dù nhỏ đến đâu cũng có thể làm cháy rụi một đống cỏ khô lớn như một hòn núi.” Tương tự như vậy, Ngài nói rằng: “Đừng có bỏ qua những thiện hạnh bé tí, cho rằng chúng chẳng mang lại ích lợi gì; thậm chí những giọt nước nhỏ nhoi mà rốt cuộc cũng có thể làm đầy một bể chứa khổng lồ.” Nghiệp không có suy hoại như những vật bên ngoài, hay đã từng trở nên vô hiệu bao giờ. Nghiệp không thể bị hủy diệt “bởi thời gian, lửa hoặc nước.” Năng lực của nó sẽ không bao giờ mất đi cho đến khi chín muồi.
Dù là những kết quả của những hành động của chúng ta có thể chưa thuần thục, nhưng khi gặp thuận duyên thì tất nhiên là nó sẽ chín muồi, không thể tránh khỏi. Thường thì chúng ta quên những gì mình làm, và rồi phải một thời gian lâu sau đó những kết quả đó mới tìm đến chúng ta. Lúc đó chúng ta chẳng thể nào liên kết những kết quả đó với những cái nguyên nhân đã tạo ra chúng. Hãy tưởng tượng một con diều hâu, ngài Jikmé Lingpa nói, đang bay cao trên bầu trời, chẳng đổ bóng xuống mặt đất. Không hề có một dấu hiệu gì cho thấy là có nó ở đó cả. Rồi thình lình nó phát hiện ra con mồi, nó đâm chầm và sà xuống mặt đất. Và khi nó hạ xuống thì cái cái bóng đầy vẻ đe dọa của nó xuất hiện.
Những kết quả của những hành động của chúng ta thường là có trì hoãn, thậm chí vào những kiếp sống tương lai; chúng ta không thể nào chỉ đích danh ra một nguyên nhân nào đó, bởi vì bất kỳ một sự kiện nào cũng có thể là một sự pha trộn hết sức phức tạp của nhiều nghiệp cùng chín muồi với nhau. Cho nên, ngày nay chúng ta có xu hướng cho rằng sự việc xảy đến với chúng ta “chỉ là ngẫu nhiên,” và khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp thì chúng ta chỉ biết gọi đó là “may mắn.”
Thế nhưng, ngoài nghiệp ra thì còn có cái gì khác có thể thực sự khởi đầu để lý giải được một cách đầy thuyết phục những khác biệt cùng cực và kỳ lạ giữa mỗi chúng ta với nhau? Dù rằng chúng ta có thể được sinh ra trong cùng một gia đình hoặc quốc gia, hay trong những hoàn cảnh tương tự nhau, tất cả chúng ta đều có những cá tính khác nhau, những điều hoàn toàn khác biệt xảy đến với chúng ta, chúng ta có những năng khiếu khác nhau, sở thích khác nhau và vận mệnh khác nhau.
Như đức Phật đã nói: “Hiện tại con như thế nào là kết quả của những gì con đã làm trong quá khứ, rồi đây con sẽ như thế nào thì đó là những gì con làm hiện nay.” Đức Liên Hoa Sanh thì cụ thể hơn, rằng: “Nếu con muốn biết kiếp sống quá khứ của con thì hãy nhìn vào hoàn cảnh của con hiện nay; nếu con muốn biết kiếp sống tương lai thì hãy nhìn vào những hành động của con trong hiện tại.”
Trích và dịch từ: Tây Tạng Sinh Tử Thư - The Tibetan Book of Living and Dying
của Sogyal Rinpoche
Bất kỳ một sai trật hay lệch ý nào, nếu có, từ việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà là do thiếu năng lực và sự ngu dốt của bản thân.
Mọi công đức có được, dù nhỏ nhiệm đến đâu, từ công việc chuyển dịch này đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.
Turners Station, KY
Ngày 10 tháng 02 năm 2018
Nguyên văn Anh ngữ:
Karma
In the second watch of the night whe n Buddha attained enlightenment, he gained another kind of knowledge, which complemented his knowledge of rebirth: that of karma, the natural law of cause and effect.
"With the heavenly eye, purified and beyond the range of human vision, I saw ho w beings vanish and come to be again. I saw high and low, brilliant and insignificant, and ho w each obtained according to his karma a favorable or painful rebirth."
The truth and the driving force behind rebirth is what is called karma. Karma is often totally misunderstood in the West as fate or predestination; it is best thought of as the infallible law of cause and effect that governs the universe. The word karma literally means "action," and karma is both the power latent within actions, and the results our actions bring.
There are many kinds of karma: international karma, national karma, the karma of a city, and individual karma. All are intricately interrelated, and only understood in their full complexity by an enlightened being.
In simple terms, wha t does karma mean? It means that whatever we do, with our body, speech, or mind, will have a corresponding result. Each action, even the smallest, is pregnant with its consequences. It is said by the masters that even a little poison can cause death and even a tiny seed can become a huge tree. And as Buddha said: "Do not overlook negative actions merely because they are small; however small a spark may be, it can bum down a haystack as big as a mountain." Similarly he said: "Do not overlook tiny good actions, thinking they are of no benefit; even tiny drops of water in the end will fill a huge vessel." Karma does not decay like external things, or ever become inoperative. It cannot be destroyed "by time, fire, or water." Its power will never disappear, until it is ripened.
Although the results of our actions may not have matured yet, they will inevitably ripen, given the right conditions. Usually we forget what we do, and it is only long afterward that the results catch up with us. By then we are unable to connect them with their causes. Imagine an eagle, says Jikmé Lingpa. It is flying, high in the sky. It casts no shadow. Nothing shows that it is there. Then suddenly it spies its prey, dives, and swoops to the ground. And as it drops, its menacing shadow appears.
The results of our actions are often delayed, even into future lifetimes; we cannot pin down one cause, because any event can be an extremely complicated mixture of many karmas ripening together. So we tend to assume now that things happen to us "by chance," and whe n everything goes well, we simply call it "good luck."
And yet what else but karma could really begin to explain satisfyingly the extreme and extraordinary differences between each of us? Even though we may be born in the same family or country, or in similar circumstances, we all have different characters, totally different things happen to us, we have different talents, inclinations, and destinies.
As Buddha said, "What you are is what you have been, what you will be is what you do now." Padmasambhava went further: "If you want to know your past life, look into your present condition; if you want to know your future life, look at your present actions."
|
Saturday, March 10, 2018
Một Khái Niệm Về Nghiệp
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment