Friday, March 9, 2018

Thái Độ Chuẩn Mực Cho Một Hành Giả Kim Cang Thừa


His Holiness Kunzig Shamarpa Rinpoche



Thái Độ Chuẩn Mực Cho Một Hành Giả Kim Cang Thừa
Đức Thánh Thiêng Kunzig Shamarpa Rinpoche biên soạn



Truyền thống Kim Cương thừa là một đạo lộ đưa đến giải thoát nhanh chóng. Kim Cương (Vajra) tượng trưng cho sức mạnh, nghĩa là rất công hiệu. Nhiều người mang những nhận thức sai lầm về Kim Cương thừa, cho rằng Kim Cương thừa chẳng khác gì với sự trù nguyền ma thuật hoặc năng lực về tâm linh. Trong thực tiễn, “YANA” là một sự truy tìm sự giải thoát của tâm và việc tu luyện năng lực thần thông và tâm linh sẽ chẳng đưa chúng ta đến giải thoát. Nếu chúng ta tu tập Kim Cương thừa với cái nhận thức sai lầm này (tà kiến), chắc chắn là chúng ta tích lũy cái nghiệp rất là xấu. Đúng là trong Kim Cương thừa có những mật điển tụng niệm thần chú, nhưng những mật điển này tuyệt nhiên không phải là thần bí hay tâm linh. Chúng ta phải hiểu điểm độc đáo này của truyền thống Kim Cương thừa.


Cái tiêu chí đầu tiên trong việc tu tập Kim Cương thừa là bắt đầu bằng Thanh Văn thừa (Hinayana). Thanh Văn thừa chứa đựng những giáo lý căn bản của đức Phật và những giáo lý này không có lặp lại trong Bồ Tát thừa (Mahayana) hay Kim Cương thừa (Vajrayana). Do đó, các hành giả Bồ Tát thừa của Kim Cương thừa phải bắt đầu từ những giáo lý căn bản của Thanh Văn thừa.

Những gì là giáo lý căn bản của đức Phật?

Những giáo lý quan trọng nhất là thiền định và giữ giới hoặc giới luật, và hành giả của Bồ Tát thừa hay Kim Cương thừa phải học những điều này qua Thanh Văn thừa.

Sự tu tập thiền định có hai cấp độ và cấp độ đầu tiên là thiền “chỉ”, luyện cho tâm chúng ta được đằm thắm, tĩnh lặng và ổn định. Trong giáo lý của Thanh Văn thừa, đức Phật nhấn mạnh rất nhiều về sự tu tập và kỹ thuật thiền chỉ. Các hành giả Bồ Tát thừa hay Kim Cương thừa cần phải đạt được cái nền tảng như thế.

Giữ giới là tự giữ kỷ luật cho chính mình. Nói ngắn gọn thì đó là để ngăn ngừa 10 hành vi bất thiện (bất thiện hạnh). Mười bất thiện hạnh này bao gồm tất cả nghiệp xấu ác khởi lên từ sự bám víu vào cái tôi. Ngược lại với 10 hành vi bất thiện là 10 hành vi thiện (thiện hạnh). Những thiện hạnh này là cội rễ của những công đức cũ. Tôi không muốn đi sâu vào những điều này ở đây và những ai chưa rõ về 10 thiện hạnh này thì có thể xem ở Kinh điển.

Đồng thời, chúng ta phải hiểu rằng cái thân thể con người rất khó mà đạt được và rất là quý giá. Cái thân người quý giá này là một công cụ để đạt đến giải thoát nhưng lại rất dễ bị tổn thương và có tuổi thọ ngắn ngủi. Trong thế giới này, có nhiều mối nguy hiểm có thể hủy hoại dễ dàng những cái thân xác như thế. Chúng ta hoàn toàn chẳng biết tí gì về nghiệp lực của chúng ta và chúng ta sẽ sống được bao lâu.

Cái nguyên nhân đưa đến tái sinh trong sinh tử luân hồi là sự bám víu vào cái tôi.

Tất cả mọi xúc cảm khởi sinh từ sự bám víu vào cái tôi sẽ đều bất thiện, và với cái tôi ích kỷ như thế thì chẳng có cách nào để tạo nên được những thiện hạnh. Tất cả mọi hoạt động do nghiệp sai khiến sẽ đều bất thiện và mỗi một sự tạo tác nghiệp xấu ác này sẽ dẫn đến việc tái sinh vào những cõi thấp trong hàng chục ngàn lần. Nếu các bạn suy ngẫm về sự thật này thì rồi các bạn sẽ có khả năng nhận ra được cái thân người này quý giá như thế nào. Trong vô số lần tái sinh, cái cơ hội để được tái trong một thân người là một trên mười triệu (1/10.000.000). Do vậy, giờ đây các bạn có được cái thân người quý giá, xin hãy vui lòng đừng lãng phí nó. Các bạn phải lợi dụng cái thân người quý giá này để tu tập. Trừ phi các bạn đã giác ngộ rồi, con không thì chẳng có cách nào để được hoàn toàn giải thoát cả.

Ở trên là điều đầu tiên buộc phải có về pháp tu căn bản. Kế đến là để làm một hành giả Kim Cương thừa điều thứ hai buộc phải có là phải được trang bị cái tâm đại bi. Nghĩa là, để tu tập Kim Cương thừa thì người đó phải là một vị Bồ tát. Bồ tát có nghĩa là một người có Tâm Bồ đề và Tâm Từ bi.

Tâm Bồ đề là hạt giống đưa đến Quả vị Phật (Phật Quả) và một vị Bồ tát phải có Tâm Bồ đề và Tâm Từ bi hướng về tất cả chúng sinh, tuyệt nhiên không một thoáng gợn vị kỷ nào trong đó cả.

Một khi các bạn đã phát khởi Tâm Bồ đề rồi thì bất kỳ công đức nào được tạo nên đều sẽ được chuyển hóa một cách vô giới hạn và có thể đưa đến giải thoát và Phật Quả. Ngược lại với điều này, nếu các bạn không phát khởi Tâm Bồ đề, tất cả công đức đã tạo được sẽ bị giới hạn. Chỉ có những công đức có được từ Tâm Bồ đề mới có thể bảo đảm sự đạt được giác ngộ hoặc Phật Quả.

Bên cạnh việc tu tập Bồ Tát đạo, các hành giả Kim Cương thừa cũng sử dụng những phương tiện thiện xảo đặc biệt nào đó trong công phu tu tập của mình, chẳng hạn như quán tưởng về các vị Bổn Tôn v.v…

Trong truyền thống Kim Cương thừa, Mật Pháp Thời Luân được nói là pháp tu tập mật điển cao cấp nhất. Mật Pháp Thời Luân có một ý nghĩa thâm uyên và những đặc tính của Bổn Tôn Mật Pháp Thời Luân cũng rất đặc biệt. Vị Bổn Tôn này có nhiều mặt, nhiều tay và nhiều chân và những đặc điểm này tiểu biểu cho nhiều ý nghĩa của sự tu tập. Một ví dụ khác là đức Quan Âm bốn tay (Quan Âm tứ thủ) với thân hình màu trắng biểu trưng cho sự tinh khiết và tâm từ bi, đóa hoa sen và tràng chuỗi bằng pha lê trong tay biểu trưng cho tâm từ bi và trí tuệ, và những món trang sức mang trên thân thể tiêu biểu cho nhiều phẩm hạnh chứng ngộ khác nhau.

Vị Bổn Tôn hay Hộ Phật có thể hóa hiện trong sắc tướng của Báo Thân hay Hóa Thân. Những sự hóa hiện này bắt nguồn từ sự tỉnh thức nguyên sơ, đó là Pháp Thân. Chẳng hạn như đức Quán Thế Âm có được cảm nhận là sự hóa hiện trong sắc tướng của một Báo Thân hay là Hóa Thân hay không thì điều đó tùy thuộc ở trình độ tu tập và năng lực của hành giả đó.

Khi các bạn đang tu tập pháp Hộ Phật, đừng có nghĩ rằng các bạn đang mời vị Bổn Tôn đó đến với các bạn. Chẳng hạn như trong pháp tu tập về đức Quán Thế Âm, thực sự không phải là đức Quán Thế Âm sẽ xuất hiện trước mặt các bạn. Có người nghĩ rằng pháp tu tập Hộ Phật là để thỉnh mời vị Bổn Tôn đó xuất hiện hoặc nhập vào thân thể họ. Đây là những quan niệm sai lầm. Hơn thế nữa, để tẩy sạch sự bám víu vào cái tôi, chúng ta phải tập trung sự chú ý của mình vào một sự vật khác bên cạnh ba thứ độc, nghĩa là quán tưởng một chủng tự. Chẳng hạn như âm “HRIH”, bao hàm sự gia trì thiền chỉ về đức Quán Thế Âm mà có thể chuyển hóa thành hình ảnh của đức Quán Thế Âm. Hiện tại đây, với những thân xác bình phàm chúng ta quán tưởng chủng tự này, và qua chủng tự này chúng ta chuyển hóa thành đức Quán Thế Âm. Pháp tu này sẽ tẩy sạch những ý tưởng và xu hướng làm theo thói quen của chúng ta. Từ điểm này, chúng ta sẽ nhận biết được rằng pháp tu Hộ Phật có rất nhiều ích lợi.


-          Trước tiên, pháp tu Hộ Phật bao hàm pháp thiền chỉ vì các bạn phải thực hiện rất nhiều quán tưởng.
-          Thứ hai, pháp tu Hộ Phật có thể tẩy sạch nghiệp xấu và những xu hướng hành xử theo thói quen.
-          Thứ ba là chúng ta có thể đạt được trạng thái Pháp Thân hoặc Báo Thân.

Câu thần chú tâm yếu của đức Quán Thế Âm  - Om Ma Ni Pad Me Hung – khởi sinh từ thiền chỉ về đức Quán Thế Âm và việc tụng niệm câu thần chú này có thể giúp chúng ta gia tăng sự tập trung và loại bỏ được cái nghiệp xấu của lời nói (nghiệp ác khẩu). Thêm vào đó, sự quán tưởng về vị Bổn Tôn không phải là trong một hình thái rắn chắc. Bản chất của hình thái đó vốn là bản chất trống rỗng (tánh Không), Pháp Thân và sự hóa hiện của nó chính là Báo Thân.

Vào giai đoạn hoàn thiện của pháp tu Hộ Phật, chúng ta phải quán tưởng đức Quán Thế Âm tan hòa vào ánh sáng và nhập vào bản tánh của tâm chúng ta. Vào lúc này, năng lực thiền định của chúng ta tan hòa vào trạng thái tự nhiên của tâm. Trong Kinh thừa, điều này được gọi là Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajna Paramita).

Sự quán tưởng về chúng tự “HRIH” cũng tẩy sạch được những xu hướng hành động theo thói quen của chúng ta.

Thông thường thì khi chúng sinh được tái sinh vào cõi người, cái tâm thức đó trước hết là bám theo một thân xác và rồi nhập vào tử cung. Dĩ nhiên là với kỹ thuật hiện tại thì không thể nhận ra được sự thụ thai của tâm thức trong tử cung. Những gì chúng ta có thể trông thấy được chỉ là cái quá trình dần dần lớn lên. Sự thụ thai của tâm thức là do sự tham lam và bám víu tạo ra và rất là khó để mà từ bỏ được những điều này. Nó cần sự chuyển hóa tự nhiên của cái tâm. Do vậy, chúng ta phải quán tưởng cái tâm của chúng ta và tan hòa nó vào “HRIH”, chủng tự này sẽ chuyển hóa những thân thể của chúng sinh thành những thân thể của đức Quán Thế Âm.

Cái ý niệm về vị Hộ Phật tan hòa vào ánh sáng đang nhập vào tánh Không có thể làm thay đổi cái xu hướng hành động theo thói quen đối với sự chết. Thường thì khi chết, chúng sinh phải đi vào giai đoạn trung ấm (bardo). Bằng pháp tu và sự quán tưởng này, nó có thể tẩy sạch được cái xu hướng đó và (thần thức) nhập vào trạng thái Pháp Thân.

Đây là những pháp tu của Kim Cương thừa, nhưng điều quan trọng nhất là những pháp tu này đòi hỏi phải có sự thiền định làm nền tảng. Những phương pháp thiền định hầu hết được tìm thấy trong những mật điển. Nếu các bạn đang tu tập Kim Cương thừa và thiếu cái nền tảng này, thì bất kỳ những gì các bạn tu tập cũng đều bị sai lạc. Các bạn sẽ không có khả năng quán tưởng trạng thái trống rỗng của một vị Hộ Phật và các bạn sẽ quán tưởng thân thể của vị Hộ Phật đó như là một hình tướng rắn chắc. Khi các bạn tụng niệm thần chú, các bạn sẽ hững hờ với cái tinh túy của nó. Cho nên, nếu không có cái căn bản của những giáo lý mật truyền thì tất cả mọi sự tu tập của các bạn đều trôi vào hư không (chẳng đâu vào đâu).

Để trở thành một hành giả của Kim Cương thừa, chúng ta cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về sự tu tập của thừa này và trọn bộ những giới nguyện Bồ Tát nữa. Kim Cương thừa không nên được giảng dạy công khai trước những người chưa thọ Bồ tát giới vì đó là những giáo lý của Bồ tát. Cho nên, chỉ có những vị Bồ tát mới có tư cách để tu tập. Tuy nhiên, pháp tu về đức Quán Thế Âm chứa đựng tâm đại bi phi thường nên có thể được giảng dạy công khai.

Nếu có bất kỳ một  sai trật hoặc lệch lạc ý nghĩa nào xảy ra do việc chuyển sang Việt ngữ thì đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ vì sự thiếu năng lực và ngu dốt của bản thân. Con nguyện xin sám hối trước chư Đạo Sư, Tổ Sư, chư Phật cùng chư Bồ-tát.

            Nếu có được chút công đức nào trong công việc này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, con đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.

Turners Station, Kentucky
Ngày 09 tháng 03 năm 2018

Dịch từ nguồn:  Dhagpo Kagyu Ling



Nguyên văn Anh ngữ:


 The Correct Attitude of a Vajrayana Practitioner
by HH Kunzig Shamarpa Rinpoche


The Vajrayana tradition is a quick path to liberation. Vajra symbolizes power which means Vajrayana is very effective. Many people have the wrong perception towards Vajrayana, assuming that it is no difference from the application of magical curse or psychic power. In actual fact, "YANA" is a quest for liberation of the mind and practicing magic and psychic power will not lead us to liberation. If we practice Vajrayana with this wrong view, we are sure to accumulate very bad karma. It is true that in Vajrayana there are a lot of mantra-reciting tantras, but these definitely are not magic or psychic. We must understand this uniqueness of the Vajrayana tradition.

The first criterion in practicing Vajrayana is to start with Hinayana. Hinayana contains the basic teachings of the Buddha and these teachings are not repeated in the Mahayana or Vajrayana. Therefore, the practitioners of the Mahayana of Vajrayana must begin from the basic teachings of Hinayana.

What are Buddha's basic teachings?

The most important ones are meditation and vinaya or discipline and practitioners of the Mahayana or Vajrayana must learn these through Hinayana.

The practice of meditation has two levels and the first is the "samatha" meditation which trains our mind to be calm, peaceful and stable. In the Hinayana teachings, the Buddha emphasized a lot on the practice and techniques of samatha meditation. Mahayana or Vajrayana practitioners should acquire such foundation.

Vinaya is self-discipline. In short, it is to refrain from the 10 unvirtuous acts. These 10 unvirtuous acts include all the bad karma that arise from ego-clinging. The opposite of the 10 unvirtuous acts is the 10 virtuous acts. These virtuous acts are the root of old merits. I am not going to elaborate on them here and those who are not clear of the 10 virtuous acts can refer to the sutra.

            At the same time, we must understand that the human body is difficult to obtain and is very precious. This precious human body is a tool to liberation but it is very vulnerable and short-lived. In this world, there are a lot of dangers which can easily destroy such bodies. We do not know at all of our karmic force and how long we are going to live.

The reason for rebirth in samsara is ego-clinging.

All emotions arising from ego-clinging will not be virtuous and with such self-centred ego, there is no way to perform virtues. All the karmic activities will not be virtuous and each of these bad karmic causes will lead to rebirth in lower realms for ten thousands of times. If you can contemplate on this fact, then you will be able to realize how precious the human body is. In the innumerable times of rebirths, the chance of being reborn in the human realm is one to ten millions. Therefore, now that you possess the precious human body, please do not waste it. You must make use of this precious human body to practice. Unless you are already enlightened or else there is no way to be completely liberated.

The above is the first requirement of the basic practice. Next, to be a Vajrayana practitioner the second requirement is to be equipped with great compassion. That is to say, in order to practice Vajrayana, one must be a Bodhisattva. Bodhisattva means a person with bodhicitta and compassion.

Bodhicitta is the seed for Buddhahood and a Bodhisattva must have Bodhicitta and Compassion towards all sentient beings, without the slightest selfishness.

Once you have generated bodhicitta, any merits performed will be transformed limitlessly and can lead to liberation and Buddhahood. Contrary to this, if you do not generate bodhicitta, all merits performed will be limited. Only merits done with bodhicitta can guarantee enlightenment or Buddhahood.

Besides practicing the Bodhisattva path, Vajrayana practitioners also use certain special skillful means in their practice, such as visualization of deites, etc.

In the Vajrayana tradition, the Kalacakra is said to be the highest tantric practice. Kalacakra has a profound meaning and the characteristics of the Kalacakra deity is also very special. It has many faces, many hands and many legs and these represent many meanings of the practice. Another example is the four arm Chenrezig with its white body which symbolizes purity and compassion, lotus flower and crystal rosary held in the hands symbolize compassion and wisdom, and the ornaments worn on the body represent the various qualities of realization.

The deity or yidam can manifest in the form of Sambhogakaya or Nirmanakaya. These manifestations stem from the primordial awareness, that is Dharmakaya. For example whether Chenrezig is perceived as manifestation in the form of a Sambhogakaya or Nirmanakaya depends on the level of practice and capacity of the practitioner.

When you are doing the yidam practice, do not think that you are inviting the deity to you. For example in the practice of Chenrezig, it is not really that Chenrezig will appear in front of you. Certain people think that yidam practice is to invite the deity to come forth or to enter their bodies. These are wrong views. Further, to clear ego-clinging, we must focus our attention on another thing beside the 3 posions, ie. visualizing a seed syllable. For instance the syllable "HRIH" which contains the blessing of the samadhi of Chenrezig which can transform into the image of Chenrezig. Now with our ordinary bodies we visualize this seed syllable and through this seed syllable, we transform into Chenrezig. This will clear our thoughts and habitual tendencies. From this we will know that yidam practice has a lot of benefits.

- Firstly, it contains samatha meditation because you have to do a lot of visualizations.

- Secondly, yidam practice can clear bad karma and habitual tendencies

- Thirdly we can attain the Dharmakaya or Sambhogakaya state.

The heart mantra of Chenrezig Om Ma Ni Pad Me Hung arises from the samadhi of Chenrezig and by reciting this mantra can help us to increase our concentration and eliminate bad karma of speech. Also, visualization of the deity is not in solid form. Its nature is emptiness, Dharmakaya and its manifestation is the Nirmanakaya.

In the completion stage of yidam practice, we have to visualize Chenrezig dissolving into light and enter into the nature of our mind. At this moment, the power of our meditation dissolves into the natural state of mind. In the sutra, this is called Prajna Paramita.

The visualization of the seed syllable "HRIH" is to clear our habitual tendencies.

Usually, when beings are reborn into human realm, the consciousness will first cling to a body and then enter the womb. Of course with the present technology it is not able to detect the conception of consciousness in the womb. What we can see is only the gradual process of growing. The conception of consciousness is caused by greed and attachment and these are very hard to get rid of. It needs the natural transformation of the mind. Therefore, we visualize our mind and dissolves into "HIRI", which will transform the bodies of sentient beings into the bodies of Chenrezig.

The concept of yidam dissolving into light entering emptiness can change the habitual tendency of death. Usually when sentient beings die, they must enter the bardo stage. By this practice and visualization, it can clear the tendency and enter the state of Dharmakaya.

These are the practices of Vajrayana but most importantly, they require meditation as the basic. The methods of meditation are mostly found in esoteric sutras. If you are practicing Vajrayana and lack of this basic, whatever you practice will go wrong. You will be unable to visualize the empty state of a yidam and you will visualize the yidam's body as a solid form. When you recite the mantra, you will neglect its essence. Therefore, without the basic of esoteric teachings, all practices serve no purpose.

To be a practitioner of Vajrayana, we need to have a thorough understanding of its practice and also the complete bodhisattva vows. Vajrayana should not be taught openly to people who have not taken the bodhisattva vows as it is the teachings of the bodhisattvas. Therefore, only bodhisattvas are eligible to pracitice. However, the practice of Chenrezig consists of exceptionally great compassion and can be taught openly.




No comments:

Post a Comment