Wednesday, February 28, 2018

Quyết Chí Giải Thoát Khỏi Sinh Tử Luân Hồi 2/2


Thần Chú Sáu Âm hay Lục Tự Minh Chú


Quyết Chí Giải Thoát Khỏi Sinh Tử Luân Hồi
Trích Phần 3 của
Kho Tàng Tâm Yếu Của Những Đấng Giác Ngộ
Của Dilgo Khyentse




Điều Phục Tâm Thức


            75. Câu thần chú sáu âm, dù hoàn hảo như là Phật Pháp,
            Cũng vẫn vô hiệu nếu được tụng niệm trong lúc trò chuyện hoặc nhìn quanh.
            Và bám vào số lần đã tụng là bỏ mất hoàn toàn cái mục đích tụng niệm.
            Hãy tập trung không tán loạn canh chừng cái tâm và tụng niệm câu thần chú sáu âm.


Câu thần chú sáu âm có năng lực làm mất tác dụng tất cả những cảm xúc tiêu cực của con và mang lại cho con sự lợi lạc không tưởng tượng được, nhưng nó không thể mang lại tác dụng trọn vẹn nếu như con không tụng niệm câu thần chú đó với một sự tập trung đúng đắn. Nếu con luôn bị phối trí lúc tụng câu thần chú đó do bởi những cảm xúc từ thân thể, những sự việc khác nhau để nhìn, tán gẫu với người khác, hoặc do những tư tưởng đang lang thang của riêng con, thì năng lực của câu thần chú, giống như là sự đánh bóng một miếng vàng bị phủ đầy bụi vậy, sẽ chẳng bao giờ khiến cho nó được cảm nhận. Ngay cả những hạt trong xâu chuỗi của con xoay vòng qua những ngón tay của con với tốc độ rất là nhanh, thì ích lợi gì với một cái vẻ bề ngoài rỗng tuếch làm ra vẻ như là tu tập như thế có thể có được? Điểm cốt yếu không phải là để tích lũy cho được một con số lần tụng niệm khổng lồ bằng mọi giá, mà là để đạt được sự hiểu biết thâm sâu hơn nữa về sự tu tập và cái đích của nó.

            Để gặt hái được kết quả trọn vẹn của sự tụng niệm thần chú Mani, điều quan trọng là phải duy trì thân thể con trong tư thế đúng đắn mà không hề có bất kỳ một động thái hiếu động nào; phải giới hạn lời nói của con vào việc tụng niệm câu thần chú mà thôi, không còn bất kỳ một sự nói năng nào khác; và phải giữ tâm con được tập trung vào sự quán tưởng, không để cho tâm bị chi phối bởi những ký ức về quá khứ hoặc những hoạch định cho tương lai.

            Hãy khao khát đạt được ngang hàng với Jetsun Milarepa, người đã bỏ lại sau lưng tất cả những hoạt động bận rộn và những sự phối trí vô ích về đời sống phàm tục, xua đuổi biếng lười và những cảm xúc tiêu cực khỏi tâm trí của ngài, và tự dâng hiến trọn đời mình cho việc tu tập Phật Pháp. Nếu con tu tập theo cách này, thì sẽ chẳng có nghi ngờ nào rằng dòng tâm thức của con sẽ được chư Phật và chư Bồ-tát gia trì.

            76. Nếu cứ thường xuyên xem xét tâm con
            Thì bất kỳ điều gì con làm ra cũng đều trở thành con đường hoàn hảo.
            Trong hết thảy hàng trăm giáo huấn trọng yếu, thì đây chính là cái tinh túy.
            Hãy dung hợp mọi thứ vào thành một điểm đơn nhất này, và tụng niệm câu thần chú sáu âm.

Trọn cả mọi động năng của giáo Pháp của đức Phật là nhằm để điều phục được cái tâm. Nếu con điều phục được cái tâm thì con sẽ có khả năng điều phục được thân thể và lời nói nữa, và sự đau khổ của bản thân con và người khác chỉ còn có thể đi đến chỗ chấm dứt mà thôi. Thế nhưng, nếu con lưu lại trong tâm con đầy những cảm giác tiêu cực thì cho dù những hành động của thân con và những lời con nói ra nghe có vẻ hoàn hảo đến đâu chăng nữa, con đường đạo đối với con vẫn còn xa xôi lắm.

Sự điều phục được tâm thức đạt được qua sự tỉnh thức liên tục về tất cả những ý tưởng và hành động của con. Hãy xem xét tâm con thường xuyên, và ngay khi những tư tưởng tiêu cực vửa khởi lên, hãy khắc phục nó bằng những phương thuốc hóa giải thích hợp. Khi những tư tưởng tích cực khởi hiện, hãy làm tăng cường độ của chúng bằng cách hồi hướng công đức mà chúng mang lại, nguyện rằng tất cả chúng sinh đều được an trí vào quả vị giác ngộ tối thượng. Giữ sự chánh niệm liên tục này trong những pháp tu về sự tĩnh lặng và thấu suốt, cuối cùng con sẽ có khả năng duy trì được sự chứng ngộ về trí tuệ ngay cả giữa những hoạt động bình phàm và những điều kiện gây phối trí. Chánh niệm vì thế mà chính là nền tảng, là phương thuốc cứu chữa tất cả mọi đớn đau khổ sở của sinh tử luân hồi.

Sự tu tập Phật Pháp sẽ đưa con đến cái vị trí mà con có thể duy trì sự tỉnh thức thường xuyên cho dù con đang ở trong hay ngoài những thời khóa tu tập. Đây là điểm tinh yếu của tất cả những giáo huấn về tâm linh; còn không, cho dù con có tụng niệm bao nhiêu câu thần chú hay bài cầu nguyện, cho dù bao nhiêu ngàn cái lạy và đi nhiễu mà con làm, chừng nào tâm trí của con vẫn còn bị chi phối thì chẳng có gì trong các thứ đó sẽ giúp con tháo bỏ được những cảm xúc mê mờ. Đừng bao giờ quên điểm cốt yếu bậc nhất này, hãy trì tụng câu thần chú sáu âm.


Những Vần Kệ Kết Thúc

77. Ở phần đầu tiên, sự đả kích đầy đau đớn nhiều tình trạng của thời đại suy đồi này
Là một lời quở trách ta chỉ có ý định dành riêng cho bản thân.
Lời than vãn đau buồn này đã tác động đến ta sâu xa lắm;
Giờ đây, ta dâng hiến cho con, nghĩ rằng con có thể sẽ cùng một cảm nhận.

            Phần đầu tiên của giáo lý này chỉ ra cái quy mô mà con người trong thời đại suy đồi này rơi vào vòng xoáy của những hành động và cảm xúc của họ, phơi trần sự vô nghĩa của kiếp sống bình phàm, và diễn đạt sự tác động mang tính hủy diệt của lối hành xử của con người đối với cái hạnh phúc mà họ tìm kiếm. Nếu con nhận thức một cách rõ ràng, phù hợp với bài pháp đầu tiên của đức Phật, rằng cõi sinh tử luân hồi thì ngập tràn đau khổ, thì sự quyết tâm giải thoát khỏi nó sẽ được thiết lập một cách kiên định trong tâm trí con như chính đó là nền tảng của sự tu tập Phật Pháp của con vậy. Chính vì để mang lại sự thay đổi thái độ này mà Patrul Rinpoche bày tỏ sự đau buồn và mệt mỏi mà ngài cảm nhận được về tính cách của sinh tử luân hồi.

            78. Nếu không phải là như vậy, và con hoàn toàn tin tưởng ở sự kiêu ngạo từ cái nhìn và sự thiền định của con,
            Ở những ý tưởng khôn ngoan về cách làm thế nào để kết hợp trần tục và tâm linh,
            Và ở tài năng ngoại giao để dàn xếp những vấn đề mang lại sự thỏa mãn cho tất cả các bên
            Nếu con có tất cả các điều đó, thì ta xin có những lời xin lỗi đến con.
            Patrul Rinpoche đã chê trách cái thái độ lầm lẫn và giả dối của con người trong thời đại đen tối này, không phải với tinh thần thù hận, mà đúng hơn là để phơi bày và sửa chữa những khuyết điểm của chính ngài. Ngài cũng hy vọng rằng bằng cách nói ra, ngài cũng có thể khích lệ được nhiều người khác nữa thức tỉnh lại trước những ảo tưởng của thời đại này và nhận thức được rằng Phật Pháp là con đường duy nhất để đi đến giải thoát.

            Do đó, cái dụng ý phía sau đoạn thuyết giảng đầu tiên là để hướng cái tâm nhầm lẫn về Phật Pháp. Nhưng rồi Patrul Rinpoche lại thêm vào rằng nếu bạn đọc đã vượt qua được những lề thói vòng vo của thời đại chúng ta và đạt được niềm tin và thành tựu hoàn hảo trong cách nhìn, thiền định, và hành động của kinh thừa và mật thừa, nếu tâm trí họ luôn luôn được đặt trên ý tưởng cao cả làm lợi lạc cho người khác, và nếu người đó đã thành công trong việc hợp nhất tinh túy của Phật Pháp với sự can dự vào những vấn đề của thế giới, trong trường hợp này, Patrul Rinpoche xin lỗi về việc đưa ra lời khuyên không phù hợp này một cách quá tự tin.

            79. Phần thứ hai, bài luận giảng của thầy thiết lập cách nhìn và sự hành thiền.
            Vì, dĩ nhiên, là thầy không có một kinh nghiệm thực chứng nào cả
            Chỉ trình bày những gì thầy đã hiểu qua ân sủng của giáo lý
            Từ dòng truyền thừa trân quý của hai đấng toàn tri cha và con.

            Nền móng căn bản của tất cả các giáo lý của Thanh Văn thừa, Bồ Tát thừa và Kim Cương thừa là vấn đề diễn giải sự nhìn nhận, thiền định và hành vi. Patrul Rinpoche khiêm tốn không chấp nhận có bất kỳ một kinh nghiệm nội tâm nào về ba điều này. Trong thực tế, dĩ nhiên là ngài đã nghiên cứu thấu đáo và lĩnh hội được những giáo lý của Longchen Rabjam và Jigme Lingpa, “cha và con” của dòng truyền thừa của pháp Đại Toàn Thiện. Rồi thì ngài đã đạt được thực chứng toàn vẹn và đã mang lại nguồn lợi lạc phi thường cho chúng sinh. Trong bài diễn thuyết này ngài trình bày hoàn toàn không một chút lỗi lầm những điểm trọng yếu của đạo Phật: làm thế nào để nhận ra ảo tưởng, phá hủy sự chi phối của nó, và cuối cùng là chuyển hóa nó thành trí tuệ.

            80. Phần thứ ba, sự khích lệ của ta đối với sự buông xả tất cả và hãy tu tập,
            Dù rằng con có thể hoàn toàn hiểu lầm cái ý nó muốn nói, chỉ tự nó tuôn ra.
            Tuy nhiên, vì nó hoàn toàn không thể nào mâu thuẫn với những lời dạy của chư Phật và chư Bồ tát,
            Cho nên nếu đưa những lời khích lệ đó của ta vào sự tu tập thì đó quả là do ở thiện tâm thật sự của con.

            Suy ngẫm kỹ về những nỗi thống khổ không bao giờ dứt của sinh tử luân hồi sẽ khiến cho con cảm thấy buồn phiền và kinh tởm bởi quá nhiều đau khổ, và cảm giác này sẽ phát triển thành một sự ham muốn mãnh liệt được giải thoát khỏi tất cả những khổ đau đó. Rồi thì cái ý chí quyết buông bỏ sinh tử luân hồi đó sẽ đưa con đến kết luận rằng điều tốt nhất mà con có thể làm để giải thoát cho chính mình và cho nhiều người khác nữa là tu tập Phật Pháp. Có lẽ con đã sắp đặt sẵn nhiều mục đích khác nhau trong đời cho bản thân mình, nhưng giờ đây vì lợi lạc cho chính bản thân của con, con phải quyết định cái nào là quan trọng và cấp thiết nhất. Nếu con hoàn toàn đặt trọng tâm ở Phật Pháp thì con sẽ nhận thấy rằng sự tu tập Phật Pháp không phải là một cái gì đó có thể được trì hoãn lại để sau này mới làm. Có bao nhiêu người trên thế giới này sẽ chết nội trong một giờ đồng hồ tới đây? Con có thể chắc chắn rằng con sẽ không phải là một trong những người sẽ chết đó hay không? Bất luận thế nào, chắc chắn là sẽ không có một điều gì đạt được từ việc lãng phí cái thời gian mà con có được, cho dù kiếp sống của con có thể kéo dài được đến bao lâu chăng nữa cũng vậy.

            81. Bài thuyết giảng này, bắt đầu, giữa chừng và kết thúc đều chứa chan đức hạnh,
            Được soạn tác trong hang động Đỉnh Chiến Thắng Bạch Thạch của thành tựu giả,
            Vì một người bạn cũ mà sự khẩn cầu của người này không thể nào bị từ chối được nữa,
            Bởi một người bạn già rách rưới Apu Hralpo, đang cháy bừng trong năm thứ độc.

            Trước sự kiên trì cầu khẩn của một trong những học trò của ngài, bảng văn này được Patrol Rinpoche, Orgyen Jigme Chokyi Wangpo soạn tác ra tại Trakar Tsegyal, nơi hang động Đỉnh Chiến Thắng Bạch Thạch, ở tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng, cách Datsedo không xa, trong một vùng biên giới cổ xưa giữa Tây Tạng và Tàu. Trong khu vực của những giốc đá trắng cao đầy những hang động tự nhiên này, Patrul Rinpoche đã nhập thất với năm vị trong số những đệ tử của ngài. Ở đó ngài ban truyền nhiều giáo lý, như là bài này, theo cái nhìn từ kinh nghiệm có được từ thiền định của chính bản thân ngài.

            Apu Hralpo là cái tên mà qua đó Patrul Rinpoche được biết đến một cách rất là quen thuộc. Apu trong ngôn ngữ miền Đông Tây Tạng là một thuật ngữ kính trọng trong việc xưng hô. Theo truyền thống về chữ nghĩa, Apu cũng còn có thể được diễn dịch là sự kết hợp của những âm A, biểu hiện của bản tánh trống rỗng bất sinh, và Pu, có nghĩa là “con trai”, ý nói đến tình yêu thương của Patrul Rinpoche đối với tất cả chúng sinh như thể tất cả chúng sinh đều là con ruột của ngài vậy. Bởi tính nhân hậu và lòng bi mẫn vĩ đại của ngài đối với tất cả chúng sinh, ngài cũng đã còn thường được gọi là Apu Nhân Hậu.

            Patrol Rinpoche chế nhạo cái tên gọi Apu kính cẩn dành cho ngài, bằng cách tự gọi mình là Apu Hralpo, hralpo có nghĩa là một người ăn mặc cũ mèm rách rưới – vì thực tế trong hầu hết thời gian ngài là như vậy. Thực ra, người ta có thể nói rằng Patrul Rinpoche là một người đã hoàn toàn xé tan miếng vải ảo tưởng ra thành những mảnh nhỏ, cái quan niệm cho rằng chủ thể và đối tượng có sự tồn tại thực sự.  Như chính Khenpo Shenga, một đạo sư thành tựu và một đệ tử của Patrul Rinpoche, nói về ngài, nêu ý kiến qua dòng chữ này: “Ngài đã thiêu sạch năm thứ độc trong ngọn lửa trí tuệ.”

Hồi Hướng Công Đức

            82. Thầy vừa cứ đang lảm nhảm lải nhải, nhưng có sao nào?
            Cái chủ ý của thầy thì thuộc loại giá trị lớn lao lắm và ý nghĩa của nó thì chắc chắn không sai lầm; cho nên cái công đức mà nó mang lại
            Thầy hiến cúng cho con, và cho tất cả chúng ta khắp ba cõi.
            Nguyện tất cả những nguyện ước mà chúng ta đã lập nhờ được gợi cảm hứng từ những bài giảng thành hiện thực!

            Patrol Rinpoche nói lời xin lỗi rằng bài thuyết giảng không trau chuốt của ngài cứ thế mà không ngừng nói tới như là những sợi dây của một cây đàn tỳ bà bể đang rung một cách đơn điệu nhàm chán. Tuy nhiên, theo những gì ngài nói thì ngài vẫn giữ tín tâm nơi giáo lý của đức Phật Thế Tôn, tuyệt đối không sai lầm, và điều này khiến cho những gì ngài nói đều đáng để nghe, đáng để nghiên cứu, và đáng để đưa vào tu tập. Do vậy, nếu có được bất kỳ công đức nào tích tập được từ sự thuyết giảng ba phần đó trong bài luận giảng của mình, ngài tiếp tục hồi hướng đến cho tất cả chúng sinh, đặng mà tất cả chúng sinh đi theo con đường của chư Bồ tát đều đạt đến được cấp độ tối cao của đức Quán Thế Âm.


Lời Cuối

            Ở Tây Tạng, Vùng Đất Tuyết, Phật Giáo đã nở rộ hơn một nghìn năm. Qua ba thế kỷ liên tiếp, ba vị vua vĩ đại của Tây Tạng – Songtsen Gampo, Trisong Detsen, và Tri Ralpachen – mỗi vị đều phát huy tín tâm vĩ đại vào giáo lý của đức Phật và sự thực hành thiền định, và các vị đã thiết lập nhiều điều kiện cần thiết để truyền bá giáo lý ở Tây Tạng. Qua nhiều thế kỷ nối tiếp nhau, người dân Tây Tạng đã duy trì được lòng thành tín vĩ đại nơi Tam Bảo và đã có khả năng hòa hợp ý nghĩa của Phật Pháp vào đời sống hàng ngày của họ.

            Trong tập hợp giáo lý Mani Kabum của Vua Songtsen Gampo có nhắc đến một số lần rằng chính đức Phật Thế Tôn đã ký thác sự chăm sóc dân tộc Tây Tạng cho đức Quán Thế Âm cao cả, vị Bồ tát đã ban lực gia trì cho cả nước thành Cõi Cực Lạc Núi Potala, tất cả đàn ông đều như chính bản thân Ngài và tất cả đàn bà đều như là Jetsun Drolma.

            Trong nhiều thập niên vừa qua, nhiều điều kiện khắc nghiệt và xung đột khủng khiếp đã xảy đến với Tây Tạng. May mắn thay, nhờ hành động đầy bi mẫn của chư Phật và đặc biệt là của đức Quán Thế Âm, vào năm 1959, trong lúc Tây Tạng đang bị xâm lược, đức Đạt lai Lạt ma đã có thể trốn thoát được đến nơi an toàn ở Ấn độ. Một hóa thân hiện tiền của đức Quán Thế Âm, đức Đạt lai Lạt ma làm việc một cách không mệt mỏi để bảo tồn và truyền bá những giáo lý thiêng liêng. Nhờ những sự gia trì của ngài, bây giờ không những Phật Pháp đã quay trở lại sinh quán của mình là Ấn độ, mà còn có cả những sự cầu nguyện cho nguyện ước của chúng ta được thực sự trở thành sự thật rằng Phật Pháp sẽ hưng thịnh trở lại một lần nữa ở đất nước Tây Tạng.

            Những giáo lý được ban truyền ở đây đều tập trung vào đức Quán Thế Âm, vị chúa tể của tất cả mạn đà la. Vì ngài là vị Phật của lòng Từ Bi, và vì lòng từ bi là cốt lõi của giáo lý nhà Phật, đức Quán Thế Âm là vị Hộ Phật thiền định tối cao; và sự tụng niệm câu thần chú của Ngài có sức mạnh đặc biệt, thắm đượm sự gia trì vĩ đại và có công hiệu trong việc giải tỏa sự đau khổ của chúng sinh. Do vậy, thiền định liên tục về đức Quán Thế Âm với lòng sùng kính không lay chuyển là một phương pháp đặc biệt hữu hiệu để đạt tiến bộ trên đạo lộ Đại thừa và làm ngời sáng viên ngọc bồ đề tâm.

            Ngoại diện, hay về mặt tương đối, đức Quán Thế Âm trú ngụ ở Tịnh Thổ ở Núi Potala, hiện thân của tâm từ bi của chư Phật. Về mặt nội tâm, hay phương diện tuyệt đối, Ngài là trí tuệ và tâm từ bi vốn dĩ của chính chúng ta. Hiểu được làm thế nào mà cả tính cách tuyệt đối lẫn tương đối cùng hiện hữu thì được gọi là sự nhìn thấy.

Thế nhưng, chỉ đơn thuần là kiến thức không thôi thì không đủ và, nếu không được đem ra ứng dụng, lợi ích cũng chẳng có gì đáng nói. Bởi vì nếu đi cùng với bất kỳ một kỹ năng nào thì kiến thức này phải được áp dụng vào hành động và hòa nhập nó vào sự sống của chúng ta bằng một tiến trình làm cho nó trở thành thói quen, thường được nói đến là thiền định, và trong trường hợp này thì bao gồm cả pháp tu thực tiễn tập trung vào đức Quán Thế Âm.

Một khi con đã chứng ngộ được sự nhìn thấy, vì con tu tập qua thiền định, tất cả mọi hành động, lời nói và suy nghĩ của con đều sẽ trở nên ngày một tự nhiên lành mạnh hơn. Cuối cùng, dù là đang nghỉ ngơi, làm việc, ăn uống hay đang ngủ, dù là hạnh phúc hay đau buồn, con cũng sẽ luôn có cái ý niệm về đức Quán Thế Âm hiện diện trong tâm con; cái này gọi là hành động.

Sau khi tiếp nhận những giáo lý này, bây giờ là đến phần của con gắn liền chúng vào tất cả mọi khía cạnh trong đời sống của con đặng cho chúng trở nên hòa nhập vào tất cả mọi tư tưởng, lời nói và hành động của con. Điều này không dễ gì thực hiện, nhưng qua sự gia trì của đức Quán Thế Âm và sự linh nghiệm của câu thần chú của Ngài, con sẽ dần dần đạt được tiến bộ, khắc phục được những chướng ngại và đạt được sự giải thoát như là kết quả cho những sự nỗ lực của con.

            Ở Tây Tạng sau năm 1959, dưới những hoàn cảnh bị khủng bố khốc liệt, hàng chục ngàn người bí mật tiếp tục tu tập Phật Pháp, và vượt qua những trải nghiệm gian khổ họ đã xuất hiện cùng với đức tin thậm chí còn vĩ đại hơn. Nhưng trong trường hợp của con thì chẳng ai cấm đoán con cầu nguyện hoặc tu tập. Do vậy, hãy tụng niệm thần chú mani, ngẫm suy về giáo lý đó, và thể nhập những giáo lý đó vào kiếp sống của con bằng cách tham thiền về những giáo lý đó mỗi ngày, cho dù thời gian tham thiền chẳng kéo dài hơn được đôi ba phút. Phật Pháp là một điều mà con phải tự tu tập lấy; không một ai khác có thể làm điều đó thay cho con được.

Dù là chính thức tu tập theo một thời khóa hoặc ứng dụng sự tu tập này vào những hoạt động trong đời sống hàng ngày của con, con nên nhớ đến ba điểm hệ trọng nhất áp dụng vào sự chuẩn bị, phần chính, và phần tổng kết về bất kỳ những gì con đang thực hiện. Sự chuẩn bị là mong ước rằng những gì con sắp sửa làm có thể mang lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh, mang hạnh phúc đến cho họ và rốt ráo là đưa họ đến giải thoát. Phần chính là hoàn toàn chú tâm vào những gì con đang làm, không hề để xảy ra tình trạng cho rằng chủ thể, đối tượng, hay hành động có bất kỳ một sự hiện hữu thực sự nào đó. Phần tổng kết là hồi hướng công đức mà con có thể đã tích tụ được qua sự tu tập hay hoạt động của mình về cho tất cả chúng sinh. Với việc phong kín mọi việc con làm vào sự hồi hướng này, con có thể tin chắc rằng công đức đó sẽ chín muồi và mang lại kết quả là quả vị Phật cho cả bản thân con và những người khác.

Thời đại này chịu khổ sở bởi chiến tranh, đói kém, bệnh tật, thiên tai, và nỗi khổ về tinh thần và thể xác của tất cả mọi loài, thậm chí chỉ một thoáng chốc nghĩ đến phúc lợi cho người khác cũng có được công đức không thể tưởng tượng được. Xin hãy giữ nằm lòng những giáo lý này và đưa chúng vào tu tập. Như vậy sẽ làm cho mọi điều thầy đã nói ở đây thực sự có ý nghĩa.


Nếu xảy ra bất kỳ một lỗi lầm, sai trật hoặc lệch nghĩa nào do việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà là vì sự thiếu năng lực và ngu dốt của bản thân. 

Bất kỳ công đức nào có được từ công việc chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.

Turners Station, KY

Ngày 28 tháng 02 năm 2018




Mastering the  Mind


75· The six-syllable mantra, although perfect as Dharma,
Is fruitless recited while chatting and looking around;
And to cling to the number recited is to miss the point outright.
Undistractedly watching the mind, recite the six­ syllable mantra.

The six-syllable mantra has the power to counteract all your negative emotions and to bring you unimaginable benefit, but it cannot be fully effective if you do not recite it with the proper concentration. If you are always being distracted as you recite it by bodily sensations, different things to look at, idle talk with others, or your own wandering thoughts,  the mantra's  power, like the luster of a piece of gold encrusted with dirt, will never make itself felt. Even if the beads of your rosary whirl through your fingers at breakneck speed, what use could such an empty facade of practice possibly be? The  point is not to accumulate a huge number of recitations at any cost, but to gain a deeper understanding  of the practice and its goal.

To harvest the full fruit of the mani recitation, it is important to  maintain  your  body  in  the  correct  posture  without  any restless movements; to restrict your speech to the recitation of the mantra alone, without  any other talking; and to keep your mind concentrated on the visualization, without letting it be distracted by memories of the past or plans for the future.

Aspire to emulate Jetsun Milarepa, who left behind all the busy activities and useless distractions of ordinary life, banished laziness and negative emotions from his mind, and gave himself entirely to the practice of Dharma. If you practice in this way, your mind-stream  will without any doubt  be blessed by all the Buddhas and Bodhisattvas.


76.  If you check your mind over and over again,
Whatever you do becomes the perfect path.
Of all the hundreds of vital instructions, this is the very quintessence;
Fuse everything into this one single point, and recite the six-syllable mantra.

The  whole thrust of the Buddha's teaching is to master the mind. If you master the mind, you will have mastery over body and speech, and your own and others' suffering can only come to an end. But if you leave the mind full of negative emotions, then however perfect the actions of your body and the words you speak might seem, you are far from  the path.

Mastery of the mind is achieved through constant awareness of all your thoughts and actions. Check your mind over and over again, and as soon as negative thoughts arise, remedy them with the appropriate  antidotes. When  positive thoughts  arise, rein­force them by dedicating the merit they bring, wishing that all sentient beings be established in ultimate enlightenment. Main­taining this constant mindfulness in the practices of tranquility and insight, you will eventually be able to sustain the recognition of wisdom even in the midst of ordinary activities and distrac­tions. Mindfulness is thus the very basis, the cure for all Samsaric afflictions.

The practice of Dharma should bring you to the point where you can maintain the same constant awareness whether in or out of practice sessions. This is the quintessential point of all spiri­tual instructions; without it, however many mantras and prayers you recite, however many thousands of prostrations and cir­cumambulations you do, as long as your mind remains distracted none of it will help to get rid of your obscuring emo­tions. Never  forgetting this most  crucial point,  recite  the six-syllable mantra.


Concluding Verses


77.  The first part, my sorrowful tirade at this decadent age’s ways,
Was a reproof I had intended for myself.
This sad lament has affected me deeply;
Now I offer it to you, thinking you might feel the same.

The first part of this teaching points out the extent to which people in this decadent age fall under the sway of their actions and emotions, shows up the pointlessness of ordinary life, and depicts the destructive effect of people's behavior on the happiness they seek. If you clearly recognize, in accordance with the Buddha's first teaching, that samsara is pervaded by suffering, then the determination  to be free from it will be firmly set in your mind as the very cornerstone of your Dharma  practice. It is to bring about  this change of attitude  that Patrul Rinpoche expresses the sadness and weariness he feels at the ways of samsara.


78.  If that is not the case, and you have total confidence in the loftiness of your view and meditation,
Wise ideas about how to combine the worldly and the spiritual,
And the diplomatic skill to settle problems to the satisfaction of all-
If you have all that, then I offer· you my apologies.

Patrul Rinpoche  has condemned the confused and deceitful behavior of people in this dark age, not in a spirit of animosity, but rather to reveal and correct his own shortcomings. He also hoped that by speaking out he might encourage others, too, to wake up to the delusions of this age and to recognize that the Dharma is the only way to liberation.

The intention behind the first section, therefore, was to tum the confused mind  toward  the Dharma. But Patrul Rinpoche then adds that should  the reader have already transcended  the crooked  ways of our  time and gained perfect confidence and accomplishment in the view, meditation, and action of the sutras and  tantras,  should  his  mind  be  always set  on  the  sublime thought  of benefiting others, and should  he have successfully integrated the essence of Dharma with involvement in the affairs of the world, in that  case he, Patrul Rinpoche,  apologizes for presumptuously offering this irrelevant advice.


79·  The second part, my dissertation establishing view and meditation-
Since of course I have no experience of realization at all-
Just sets out what I've understood by the grace of the teachings
From the precious lineage of the all-knowing father and son.

The underlying framework of all teachings of the Hinayana; Mahayana, and Vajrayana is the explanation of view, meditation, and action. Patrul Rinpoche  humbly denies having any inner experience of these three. In reality, of course, he had thoroughly studied and assimilated the teachings of Longchen Rabjam and Jigme Lingpa, "father and son" of the lineage of the Great Perfection. He  had then attained total realization and brought inconceivable benefit to beings. In this discourse he flawlessly sets out the vital points of the Buddhist path: how to identify delusion, demolish its dominion, and finally transform it into wisdom.


80. The third part, my exhortation to relinquish everything and practice,
Though you may well miss the point, just slipped out by itself.
Yet, since it in no way contradicts the words of the Buddhas and Bodhisattvas,
It would be truly kind of you to put it into practice.

Contemplating the unending miseries of samsara will make you feel sad and sickened at so much suffering, and this feeling will develop into  a strong  desire to  be free from  it all. That determination to relinquish samsara should then lead you to the conclusion that the best thing you can do for yourself and others is to practice the Dharma. You might have already set yourself various aims in life, but now for your own good you must make up your mind which of them is the most important  and urgent. If you take the Dharma at all seriously, you will see that Dharma practice is not something that can be postponed  till later. How many people in the world will die within the next hour? Can you be certain that you won't be one of them? In any case, there is surely never anything to be gained from  wasting the time you have, however long your life might turn out  to  be.


81. This discourse, virtuous in the beginning, middle, and end,
Was written in the siddha's cave of White Rock Victory Peak,
For an old friend whose pleas could no longer be resisted,
By that ragged old fellow Apu Hralpo, ablaze with the five poisons.

At the persistent request of one of his students, this text was composed by Patrol Rinpoche, Orgyen Jigme Chokyi Wangpo, at Trakar Tsegyal, the cave of White  Rock  Victory  Peak, in Kham, Eastern  Tibet,  not  far from  Datsedo,  on  the  ancient border  between Tibet  and  China. In  this beautiful place of high white cliffs full of natural caves, Patrul Rinpoche lived in retreat with five of his disciples. There he gave many teachings, like this one, in the light of his own experience of meditation.

Apu Hralpo is the name by which Patrul Rinpoche was familiarly known. Apu in the language of Eastern Tibet  is a respectful term of address. According to literary tradition, Apu can also be interpreted  as the combination  of the syllables A, symbol of the unborn  void nature, and Pu, meaning "son," referring to Patrul Rinpoche's love for all beings as if they were his own children. Because of his great tenderness and compassion for all, he was also often called Kind Apu.

Patrol Rinpoche  mocks the honorific Apu given to him, by calling himself Apu Hralpo, hralpo meaning someone clad in torn old rags - as indeed he was for most of the time. In fact, it can be said that Patrul Rinpoche  was someone who had completely torm into shreds the fabric of delusion, the taking of subject and object as having true existence. As Khenpo Shenga, an accomplished master himself and a disciple of Patrul Rinpoche, said of him, commenting on this line, "He completely burned up the five poisons in the fire of wisdom."


Dedication of  Merit

82. I have just been prattling on and on, but so what?
My theme is of great worth and its meaning unerring; so the merit it brings
I offer to you, and to all of us throughout the three worlds-
May all the wishes we make, inspired by the teachings, come true!

Patrol Rinpoche apologizes that his unpolished discourse has been going on and on like the monotonously  twanging strings of a broken old lute. Nevertheless, he maintains, the meaning of his words, being faithful to the teaching of Lord Buddha, is free from error, and this makes what he says worth hearing, worth studying,  and  worth  putting  into  practice. Should  any merit have accrued, therefore, from having expounded the three parts of his discourse, he goes on to dedicate it to all beings, so that following the path of the Bodhisattvas they may reach the supreme level of Chenrezi.


Epilogue

In  Tibet,  the  Land of Snow, Buddhism  has flourished for more  than  a thousand  years. Over  three successive centuries, three great Tibetan  kings--Songtsen Gampo, Trisong Detsen, and Tri Ralpachen-each developed great faith in the teachings of the Buddha and the practice of meditation,  and they established in Tibet  the necessary conditions  for the spread of the teachings. Through  the succeeding centuries, Tibetans  have sustained their great faith in the Three Jewels and have been able to incorporate  the meaning of the Buddhist Dharma  into their daily lives.

It is mentioned a number of times in the Mani Kabum of King Songtsen Gampo that Lord Buddha himself entrusted  the care of the people of Tibet to the sublime Chenrezi, who blessed the whole country  as the Paradise of the Potala Mountain,  all the men as himself, and all the women as Jetsun Drolma.

In  recent  decades, adverse conditions  and  terrible  conflict have befallen Tibet. Fortunately, through  the compassionate activity of all the Buddhas and particularly of Chenrezi, in 1959, while Tibet  was being invaded, His  Holiness  the Dalai Lama was able to escape to safety in India. A living emanation of Chenrezi, His Holiness works tirelessly to preserve and disseminate the sacred teachings. Through his blessings, not  only has the Buddhadharma now  returned  to  its birthplace, India,  but also our  prayers that  the Dharma  may flourish once again in Tibet  may actually be realized.

The  teachings given here focus on Chenrezi, the lord of all mandalas. Because he is the Buddha of Compassion, and because compassion is the heart of the Buddhist teachings, Chenrezi is the supreme meditation  deity; and the recitation of his mantra is particularly powerful, imbued with great blessing and effective in relieving the suffering of beings. To  meditate constantly on Chenrezi with unwavering devotion  is therefore a particularly effective way to make progress on the path of the great vehicle and to burnish the  jewel of bodhichitta.

In his outer, or relative, aspect Chenrezi dwells in the Buddha-field of the Potala Mountain,  personifying the compassion of all the Buddhas.In his inner, or absolute, aspect he is our own innate wisdom and compassion. To understand how both absolute and relative coexist is called the view.

Mere knowledge by itself, however, is not enough and, if not applied, is of little use. As with any skill, this knowledge must be put to work and integrated into our being through a process of familiarization, usually referred to as meditation, and consisting in this case of the actual practice focused on Chenrezi.

Once you have recognized the view, as you practice it through meditation, all your actions, words, and thoughts  will become naturally more and more wholesome. Eventually, whether resting, working, eating, or sleeping, whether happy or sad, you will constantly have the thought  of Chenrezi present in your mind; this is called action.

After receiving these teachings, it is now up to you to sew them into the fabric of your life so that they become integrated into all your thoughts, words, and actions. This  is not easy to do, but through the blessing of Chenrezi and the efficacy of his mantra, you will gradually make progress, overcome obstacles, and gain liberation  as the fruit  of your efforts.

In Tibet after 1959, under conditions of intense persecution, tens of thousands of people continued to practice the Dharma secretly, and they have emerged from their ordeal with even greater faith. But in your case nobody is forbidding you to pray or to practice. So recite the mani, reflect on the teachings, and fuse them into your being by meditating on them every day, even if  it  is for  no  more than a few moments. The  Dharma  is something that you yourself have to practice; no one else can do it for you.

Whether  practicing formally in  a session or  carrying the practice into the activities of your daily life, you should remember three supreme points applied to the preparation, the sub­ stance, and  the conclusion of  whatever you are doing. The preparation is to wish that what you are about to do may benefit all beings, bringing them happiness and ultimately leading them to enlightenment. The substance is to be fully attentive to what you are doing, without ever taking subject, object, or action as having any true existence. The conclusion is to dedicate to all beings the merit you may have accumulated through your practice or activity. By sealing everything you do with this dedication, you ensure that the merit will ripen into the fruit of Buddhahood both for yourself and for others.


In this age troubled by war, famine, disease, disasters, and physical and mental suffering of all kinds, to think even for an instant of the welfare of others is of inconceivable merit. Please take these teachings to heart and put them into practice. That will render everything I have said here truly worthwhile.

No comments:

Post a Comment