|
Sự
Diễn Giải Về Ngôi Điện Đại Bồ Đề
(Ngôi Đại Tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng)
Tháp cao nhất ở chính
giữa cao 180 feet, tượng trưng cho Đạo Lộ Trung Đạo Tám Nhánh của Phật Giáo.
Tháp trung tâm được vây
quanh bởi bốn tháp nhỏ hơn, tượng trưng cho Tứ Diệu Đế.
“Bát Chánh Đạo”
Tám đạo lộ cao quý không phải là những bước liên tục
nối tiếp nhau. Nói đúng hơn thì đó là những thành phần tương thuộc và đan xen
vào nhau. Sự tương thuộc và đan xen này đòi hỏi phải có sự góp phần của tất cả
các thành phần tương thuộc đó mới có được. Tám bước đó là:
1. Chánh
Kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi,
sa. samyag-dṛṣṭi,
bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་)
– Đây là điểm xuất phát của đạo lộ có tám nhánh. Sự nhìn thấy đúng đắn là khả
năng có thể nhìn thấy rằng trọn cả thế giới này đều chất chứa đầy khổ đau và bất
mãn. Cái phương pháp để cải thiện tình trạng như vậy là trau dồi cái trí tuệ
sáng suốt duy trì cái nhìn đúng đắn này.
2. Chánh
Tư Duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་) – Bước
này liên quan đến việc từ bỏ những thái độ vị kỷ, đồi bại. Thay những chủ ý hoặc
tư tưởng không đúng đắn này bằng những chủ ý hoặc tư tưởng vô ngã và từ bi sẽ
giúp mang lại hạnh phúc và chấm dứt khổ đau và phiền muộn.
3. Chánh
Ngữ (zh. 正語,
pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag
pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་)
–
Điều này có nghĩa rằng mình nên sử dụng những từ ngữ đúng đắn và tích cực khi
nói chuyện với người khác hoặc nói về họ. Những ngôn ngữ tiêu cực hoặc cay nghiệt
phản ánh tư tưởng và trạng thái nội tâm của con người. Do vậy, điều quan trọng
là thay thế những từ ngữ đó bằng những từ ngữ hòa nhã, thân ái và từ bi.
4. Chánh
Nghiệp (zh. 正業,
pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang
dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་)
–
Chánh Nghiệp ý nói là hành động trong cách thức mà người khác cảm nhận là tích
cực và nó mang lại niềm vui và hạnh phúc.
5. Chánh
Mạng (zh. 正命, pi. sammā-ājīva,
sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་)
–
Trong lúc người ta có thể mưu sinh theo nhiều cách khác nhau, chánh mạng chủ yếu
là nói về một nghề nghiệp mà trong đó mình là người phục vụ cho người khác và
ít nhất cũng phải bảo đảm rằng sự phục vụ của mình là trung thực và bi mẫn.
6. Chánh
Tinh Tấn (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma,
sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་)
–
Công đoạn này nói đến sự tu tập tâm linh của mình. Điều quan trọng là phải ra sức
một cách lành mạnh để quán xét nội tâm và suy ngẫm về sự tiến triễn về mặt tâm
linh của mình. Cái lý do tại sao nỗ lực là điều cần yếu là bởi mỗi con người đều
phải thực hiện sự giải thoát cho chính mình.
7. Chánh Niệm (zh. 正念,
pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti,
bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་)
–
Chánh Niệm là sự lưu tâm hoặc tỉnh thức. Điều quan trong là không nên sống
trong quá khứ hoặc mường tượng về tương lai; mình nên tập trụng vào giây phút
hiện tại thì tốt hơn.
8. Chánh
Định (zh. 正定,
pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang
dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་)
–
Sự tập trung sắc bén được đòi hỏi phải có nhằm phát triển sự minh mẫn cần phải
có để hiểu được thực tại. Chánh Định nghĩa là hành động trong mục đích đạt được
một sự nhất tâm. Nói cách khác, đây là khả năng có thể tập trung sự chú tâm
hoàn toàn và không dao động về bất kỳ một chủ đề hay công việc nào.
Ba bước sau cùng tạo
nên nhóm Định của Đạo Lộ Tám Nhánh. Bát Thánh Đạo là một giáo lý quan trọng của
Phật Giáo diễn giải bằng những thuật đơn thuần và thực tiễn con đường dẫn đến hạnh
phúc và một sự chấm dứt khổ đau. Đây là điều rất là giá trị.
Đạo Lộ Tám Nhánh là giới
luật của nhà Phật, nó giúp những hành giả và tín đồ bước theo dấu chân của đức
Phật và phát triển một đời sống hoàn toàn không có bất mãn, khổ đau và sầu não,
và thay vào đó là nó tỏa ra sự hỷ lạc, nhân ái và từ bi.
“Tứ Diệu Đế”
Tứ
Diệu Đế (Bốn Chân Lý Tôn Quý) là nền tảng của những đức tin và giáo lý của nhà
Phật. Bốn Chân Lý Tôn Quý đó là:
1. Đau
Khổ (Khổ)
2. Nguyên
nhân của Đau Khổ (Tập)
3. Sự
chấm dứt Đau Khổ (Diệt)
4. Con
đường dẫn đến sự chấm dứt Đau Khổ (Đạo)
Hãy Ráng Tu Tập Con Đường Đưa Đến Giải Thoát!
Mọi
sai trật hoặc sai lệch về nghĩa lý do việc chuyển sang Việt ngữ hoàn toàn là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ vì sự ngu dốt của bản thân. Con xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo.
Mọi
công đức có được, dù nhỏ nhiệm đến đâu, đều được xin hồi hướng về quả vị Giác
Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.
Om Mani Padme Hum
Turners Station, KY
Ngày 08 tháng 02 năm 2018
0000000
Nguyên văn Anh ngữ:
REPRESENTATION OF MAHABODHI TEMPLE
The tallest stupa in the center which is 180 feet high represents the Eightfold
Middle Way Path of Buddhism.
The central tower is surrounded by four smaller stupas that represent the Four
Noble Truths.
"The Eight Noble Path"
The eight noble paths are not sequential steps. They are rather components that
are interdependent and intertwining that requires the contribution of all. The
eight steps are:
1. Right view – This is the starting point of the eightfold path. Right view is
being able to see that the whole world is filled with suffering and discontent.
The way to improve the situation is to cultivate the insightful wisdom that
maintains this correct view.
2. Right intentions – This step involves giving up attitudes that are
self-centered or corrupt. Replacing these incorrect intentions or thoughts with
ones of selflessness and compassion will help in bringing happiness and ending
suffering and distress.
3. Right speech – This means that one should use the right or positive words
when talking to others or about them. Negative, harsh language reflects one’s
thoughts and inner state. Therefore, it is important to replace it with
pleasant, kind and compassionate words.
4. Right action – The right action means acting in a way that is positive to
others and brings joy and happiness.
5. Right livelihood – While one can earn a living in a variety of ways, the
right livelihood is essentially a profession in which one can be of service to
others or at least make sure that one’s work is honest and compassionate.
6. Right effort – This step refers to one’s spiritual practice. It is important
to exert in a wholesome manner to introspect and reflect on one’s spiritual
progress. The reason why effort is so crucial is that each person has to work
out his or her own deliverance.
7. Right mindfulness – Mindfulness is attentiveness or awareness. It is
important not to dwell in the past or imagine the future; rather one should
focus on the present moment.
8. Right concentration – Acute concentration is required in order to develop
the insight needed to understand reality. Right concentration means working on
achieving a one-pointed mind. In order words, it is being able to focus
complete, unwavering attention on any object or task.
The last three steps make up the Concentration group of the Eightfold Path. The
noble eightfold path is an important Buddhist teaching that describes in
simple, practical terms the path to happiness and a cessation of suffering. It
is highly significant .
The eightfold path is the Buddhist code of conduct and helps practitioners and
followers to walk in the footsteps of the Buddha and develop a life-state that
is free of discontent, suffering and sadness and instead, radiates joy,
kindness and compassion.
"The four Noble Truths"
The four Noble Truths are the foundation of Buddhist beliefs and teachings. The
four Noble Truths are:
1. Suffering
2. The cause of suffering
3. The cessation of suffering
4. The path that leads to the cessation of suffering
PLEASE PRACTICE THE PATH TO LIBERATION. |
Thursday, February 8, 2018
Sự Diễn Giải Về Ngôi Điện Đại Bồ Đề
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment