Om Mani Padme Hung
Câu
Thần Chú của Lòng Bi Mẫn, Om Mani Padme Hum, được người Tây Tạng phát âm: Om
Mani Peme Hung. Đó là hiện thân của lòng bi mẫn và sự gia trì của chư Phật và
chư Bồ-tát, và thỉnh cầu một cách đặc biệt sự gia trì của đức Quán Thế Âm, vị
Phật của Lòng Bi Mẫn. Đức Quán Thế Âm là một hóa hiện của đức Phật trong Báo
thân, và câu Thần chú của Ngài được xem là tinh túy của tâm từ bi của chư Phật
đối với tất cả chúng sinh. Cũng giống hệt như trường hợp đức Liên Hoa Sanh là vị
Đạo Sư quan trọng nhất của dân tộc Tây Tạng, đức Quán Thế Âm là vị Phật quan trọng
nhất và là vị Hộ Phật có duyên nghiệp với đất nước Tây Tạng. Có một câu nói nổi
tiếng rằng đức Phật của Lòng Bi Mẫn đã trở nên quá ấn tượng trong tâm thức người
Tây Tạng đến nỗi bất kỳ một đứa trẻ nào hễ nói được chữ “mẹ” thì cũng có thể tụng
được câu thần chú Om Mani Padme Hum. Một thời gian vô số kiếp trước đây, nghe
nói rằng có một nghìn vị hoàng tử nguyện trở thành Phật. Một vị đã quyết tâm trở
thành vị Phật mà chúng ta được biết đến là Gô-ta-ma Si-đa-tha (Gautama
Siddhatha – người Việt đã quen với cách gọi Cồ đàm Tất đạt đa); thế nhưng, đức
Quán Thế Âm thì đã nguyện là sẽ không đạt được giác ngộ cho đến khi nào tất cả
số còn lại của một nghìn vị hoàng tử đó đều đã thành Phật.
Với
lòng bi mẫn vô tận của mình, Ngài còn nguyện giải thoát chúng sinh khỏi những
khổ đau của những cõi giới khác nhau của sinh tử luân hồi. Trước chư Phật của
mười phương, Ngài khấn nguyện: “Nguyện cho con giúp được tất cả chúng sinh và nếu
có khi nào con mệt mỏi trong công việc vĩ đại này, nguyện thân thể con sẽ bị vỡ
tan ra thành một nghìn mảnh.” Nghe kể rằng trước tiên Ngài xuống các cõi địa ngục,
tiến dần lên qua thế giới của loài ma đói (ngạ quỷ), lên đến cõi giới của loài
trời. Từ đó, Ngài bất chợt nhìn xuống và kinh hoàng khi thấy rằng Ngài đã cứu
vô số chúng sinh khỏi địa ngục, vô số chúng sinh nhiều hơn số đã được giải cứu
lại đang đổ vào. Điều này đã nhận chìm Ngài vào trong một nỗi khổ đau thống thiết,
trong thoáng chốc Ngài gần như sắp đánh mất niềm tin vào lời thệ nguyện cao quý
mà Ngài đã khấn và thân thể Ngài bùng nổ tan thành một nghìn mảnh. Trong cơn
tuyệt vọng này, Ngài khẩn cầu chư Phật cứu giúp, chư Phật từ khắp mọi phương của
vũ trụ đến để cứu giúp Ngài, theo như một bản kinh văn có nói, giống như là một
trận bão nhẹ nhàng của những bông tuyết. Với năng lực vĩ đại của mình, chư Phật
đã làm cho thân thể của Ngài được toàn vẹn trở lại, và từ đó trở đi đức Quán Thế
Âm đã có mười một cái đầu, một nghìn cánh tay, và trong mỗi lòng bàn tay là một
con mắt, có ý biểu hiện rằng sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện thiện xảo
là dấu hiệu của lòng bi mẫn chân thật. Trong sắc tướng này, Ngài thậm chí còn rực
rỡ hơn và uy mãnh hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sinh, và lòng bi mẫn của
Ngài thậm chí ngày càng trở nên mãnh liệt hơn vì Ngài đã lặp đi lặp lại thệ
nguyện này trước chư Phật: “Nguyện cho con không đạt được quả vị Phật cuối cùng
trước khi tất cả chúng sinh đều đã đạt được giác ngộ.”
Được nghe kể là
trong cơn sầu não về sự đau đớn của sinh tử luân hồi, hai giọt nước mắt từ đôi mắt
của Ngài rơi xuống: nhờ những sự gia trì của chư Phật, hai giọt nước mắt đó
biến hóa thành hai vị Ta-ra (nữ, còn gọi là Quan Âm Ta-ra). Một vị là Ta-ra trong
sắc tướng màu xanh lá cây, là sinh lực của lòng bi mẫn, và vị kia là Ta-ra
trong sắc tướng màu trắng, là đặc trưng lòng bi mẫn của người mẹ. Tên gọi Ta-ra
có nghĩa là “người nữ giải thoát”: người nữ đưa chúng ta vượt qua biển sinh tử
luân hồi.
Trong Kinh Đại
Thừa có viết đức Quán Thế Âm đã trao câu thần chú của Ngài cho chính đức Phật
và sau đó đức Phật ban truyền cho Ngài nhiệm vụ đặc biệt và cao quý là giúp đưa
tất cả chúng sinh trong vũ trụ hướng về quả vị Phật. Ngay giây phút đó, tất cả
loài trời đều tạo ra những cơn mưa hoa lên các Ngài, trái đất rung chuyển và
không trung ngân vang âm thanh Om Mani Padme Hum Hrih.
Thơ rằng:
“Đức Quán Thế
Âm như là vầng trăng
Ánh sáng mát
dịu của Ngài làm tắt những ngọn lửa đang bùng cháy của cõi luân hồi
Trong những tia
sáng đó đóa sen từ bi nở về đêm
Mở rộng những
cánh hoa của mình.”
Giáo lý giải
thích rằng mỗi âm trong sáu âm của câu thần chú – Om Mani Padme Hum – có một tác
dụng cá biệt và đầy uy lực trong việc mang lại sự chuyển hóa ở nghững tầng bậc
khác nhau theo sinh mệnh của chúng ta. Sáu âm đó làm trong sạch hoàn toàn sáu
cảm xúc tiêu cực độc hại mà đó là sự hóa hiện của vô minh, là cái nhân khiến
cho chúng ta tạo nên những hành động tiêu cực qua thân, khẩu và ý, từ đó tạo ra
luân hồi và sự đau khổ của chúng ta trong đó. Kiêu ngạo, đố kỵ, đòi hỏi, ngu
si, tham lam và tức giận, qua câu thần chú này, được chuyển hóa thành bản tánh
chân thật của họ, thành trí tuệ của sáu dòng dõi Phật - điều trở thành hiển
nhiên trong tâm giác ngộ.
Vì vậy, khi
chúng ta tụng Om Mani Padme Hum, sáu cảm xúc tiêu cực là cái nhân của sáu cõi
trong luân hồi được tịnh hoá. Điều này giải thích làm sao việc trì tụng sáu âm
đó ngăn chặn sự tái sinh trong từng cõi trong sáu cõi giới, và còn xua tan nỗi
khổ đau cố hữu trong mỗi cõi. Đồng thời, việc trì tụng Om Ma Ni Padme Hum còn
thanh tịnh hoàn toàn những sự tích tập của cái tôi, năm uẩn, và hoàn thiện sáu
loại hành động siêu việt của tinh tuý của tâm giác ngộ, những ba-la-mật của:
bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. Còn được
nghe nói rằng Om Mani Padme Hum ban cho sự bảo vệ vững chắc khỏi tất cả các
loại tác động tiêu cực và những dạng bệnh tật khác nhau.
Âm HRIH, “chủng
tự” của đức Quán Thế Âm, thường là được thêm vào câu thần chú để làm thành Om
Mani Padme Hum HRIH. Tinh tuý của lòng bi mẫn của chư Phật, HRIH, là chất xúc
tác kích hoạt lòng bi mẫn của chư Phật để chuyển hoá những cảm xúc tiêu cực của
chúng ta thành bản tánh trí tuệ của quý Ngài.
Kalu Rinpoche
viết:
“Một cách diễn
giải khác về câu thần chú đó là rằng âm OM là tinh tuý của sắc tướng (thân) giác
ngộ; MANI PADME, bốn âm ở giữa, tiêu biểu cho lời nói của sự giác ngộ; và âm
cuối cùng, HUM, tiêu biểu cho tâm (ý) giác ngộ. Thân, khẩu, ý của chư Phật và
chư Bồ tát đều vốn đã sẵn có trong âm thanh của câu thần chú này. Nó lọc sạch
những chướng ngại của thân, khẩu và ý, và mang tất cả chúng sinh đến trạng thái
chứng ngộ. Khi nó được liên kết với đức tin và những nỗ lực của chính mình
trong thiền định và trì tụng, cái năng lượng chuyển hoá của câu thần chú này được
khơi dậy và phát huy. Thật sự là có thể thanh tịnh hoá được chính chúng ta theo
lối này.
Với những ai đã
quen thuộc với câu thần chú này rồi và đã trì tụng với lòng nhiệt thành và sùng
tín trọn đời, cuốn Tử Thư Tây Tạng có lời cầu nguyện trong giai đoạn Trung Ấm
(Bardo) rằng: “Khi âm thanh của pháp tánh khởi hiện lên như là một ngàn tiếng
sấm sét, nguyện nó trở thành âm thanh của thần chú sáu âm.” Tương tự như vậy, chúng
ta học được trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm rằng:
“Âm thanh siêu
việt của đức Quán Thế Âm thật là ngọt ngào huyền bí làm sao! Đó là âm thanh
nguyên thủy của vũ trụ … Đó là tiếng rì rầm của thủy triều đã được dập tắt đang
hướng vào trong. Âm thanh huyền bí của nó mang lại những sự giải thoát và an
bình cho tất cả chúng sinh đang kêu cứu trong đau khổ, và nó mang lại một khả
năng thưởng thức sự ổn định tĩnh lặng cho những ai đang tìm kiếm sự an bình vô
tận của Niết bàn.”
Mọi sai trật
trong việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất
cả đều không phải cố tình mà chỉ là vì sự ngu dốt của bản thân. Con xin thành
tâm sám hối trước Sư Phụ, Sư Tổ, đức Quán Thế Âm cùng chư Phật và chư Bồ Tát
khắp mười phương.
Bất kỳ một
lượng công đức nào có được từ công việc này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, con đều xin
hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.
Om Mani Padme
Hum Hrih!
Turners
Station, KY
Ngày 10 tháng
02 năm 2018
Dịch từ nguồn:
Nguyên
văn Anh ngữ:
The Mantra of Compassion, OM MANI PADME HUNG
The Mantra of Compassion, OM MANI PADME HUNG, is pronounced by Tibetans: Om Mani Peme Hung. It embodies the compassion and blessing of all the Buddha’s and Bodhisattvas, and invokes especially the blessing of Avalokiteshvara, the Buddha of Compassion. Avalokiteshvara is a manifestation of the Buddha in the Sambhogakaya, and his mantra is considered the essence of the Buddha's compassion for all beings. Just as Padmasambhava is the most important master for the Tibetan people, Avalokiteshvara is their most important Buddha and the karmic deity of Tibet. There is a famous saying that the Buddha of Compassion became so embedded in the Tibetan consciousness that any child who could say the word “mother” could also recite the mantra OM MANI PADME HUM. Countless ages ago, it is said, a thousand princes vowed to become Buddha’s. One resolved to become the Buddha we know as Gautama Siddhartha; Avalokiteshvara, however vowed not to attain enlightenment until all the other thousand princes had themselves become Buddha’s. In his infinite compassion, he vowed too to liberate sentient beings from the sufferings of the different realms of samsara. Before the Buddha’s of the ten directions, he prayed: “May I help all beings, and if ever I tire in this great work, may my body be shattered into a thousand pieces." First, it is said, he descended into the hell realms, ascending gradually through the world of hungry ghosts, up to the realm of the gods. From there he happened to look down and saw, aghast, that though he had saved innumerable beings from hell, countless more were pouring in. This plunged him into the profoundest grief, for a moment he almost lost faith in that noble vow he had taken and his body exploded into a thousand pieces. In his desperation he called out to all the Buddha’s for help, who came to his aid from all directions of the universe, as one text said, like a soft blizzard o£ snowflakes. With their great power the Buddha’s made him whole again, and from then on Avalokiteshvara had eleven heads, and a thousand arms, and on each palm of each hand was an eye, signifying that union of wisdom and skillful means that is the mark of true compassion. In this form he was even more resplendent and empowered than before to help all beings, and his compassion grew even more intense as again and again he repeated this vow before the Buddha’s: “May I not attain final Buddhahood before all sentient beings attain enlightenment.” It is said that in his sorrow at the pain of samsara, two tears fell from his eyes: through the blessings of the Buddha’s, they were transformed into the two Taras. One is Tara in her green form, who is the active force of compassion, and the other is the Tara in her white form, who is compassion's motherly aspect. The name Tara means "she who liberates": she who ferries us across the ocean of samsara. It is &written in the Mahayana Sutras that Avalokiteshvara gave his mantra to the Buddha himself and Buddha in turn granted him the special and noble task of helping all beings in the universe toward Buddhahood. At this moment all the gods rained flowers on them, the earth shook and the air rang with the sound OM MANI PADME HUM HRIH. In the words of the poem: “Avalokiteshvara is like the moon Whose cool light puts out the burning fires of samsara In its rays the night-flowering lotus of compassion Opens wide its petals.” The teachings explain that each of the six syllables of the mantra - OM MANI PADME HUM - has a specific and potent effect in bringing about transformation at different levels of our being. The six syllables purify completely the six poisonous negative emotions, which are the manifestation of ignorance, and which cause us to act negatively with our body, speech, and mind, so creating samsara and our suffering in it. Pride, jealousy, desire, ignorance, greed and anger are transformed, through the mantra, into their true nature, the wisdoms of the six Buddha families that become manifest in the enlightened mind. So when we recite OM MANI PADME HUM, the six negative emotions, which are the cause of the six realms of samsara, are purified. This is how reciting the six syllables prevents rebirth in each of the six realms, and also dispels the suffering inherent in each realm. At the same time reciting OM MAM PADME HUM completely purifies the aggregates of ego, the skandhas, and perfects the six kinds of transcendental action of the heart of the enlightened mind, the paramitas of: generosity, harmonious conduct, endurance, enthusiasm, concentration, and insight. It is also said that OM MANI PADME HUM grants strong protection from all kinds of negative influences, and various different forms of illness. Often HRHI, the “seed-syllable” of Avalokiteshvara, is added to the mantra to make OM MANI PADME HUM HRHI. The essence of the compassion of all the Buddha’s, HRIH, is the catalyst that activates the compassion of the Buddha’s to transform our negative emotions into their wisdom nature. Kalu Rinpoche writes: “Another way of interpreting the mantra is that the syllable OM is the essence of enlightened form; MANI PADME, the four syllables in the middle, represent the speech of enlightenment and the last syllable, HUM, represents the mind of enlightenment. The body, speech and mind of all the Buddha’s and bodhisattvas are inherent in the sound of this mantra. It purifies the obscurations of body, speech and mind, and brings all beings to the state of realization. When it is joined with our own faith and efforts in meditation and recitation, the transformative power of the mantra arises and develops. It is truly possible to purify ourselves in this way. For those who are familiar with the mantra and have recited it with fervor and faith all their lives, the Tibetan Book of the Dead prays that in the Bardo: “When the sound of dhamata arises like a thousand thunders, may it become the sound of the six-syllables.” Similarly, we read in the Surangama Sutra: “How sweetly mysterious is the transcendental sound of Avalokiteshvara. It is primordial sound of the universe…. It is the subdued murmur of the sea-tide setting inward. Its mysterious sound brings liberations and peace to all sentient beings who in their pain are calling out for help, and it brings a sense of serene stability to all those who are seeking Nirvanas boundless peace.”
0000000
|
Saturday, February 10, 2018
Thần Chú Của Lòng Bi Mẫn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment