Wednesday, February 14, 2018

Đâu Là Căn Nguyên Bất Hạnh Của Bạn

Của 
Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche


Về một phương diện nào đó thì pháp cúng dường SUR là một dạng thực hành theo nghi thức mà chúng ta thực hiện nhằm mang lại sự thành công và may mắn cho đời sống và công việc làm ăn của chúng ta. Tất cả chúng ta - dù là những người đang miệt mài cùng Giáo Pháp hoặc với những toan tính thế tục, như là công việc làm ăn chẳng hạn -  đều muốn công việc diễn tiến suôn sẻ và mang lại kết quả tốt đẹp. Cái lý do tại sao công việc bị trở ngại - cái căn nguyên vì đâu mà công việc bị trở ngại - dù rằng có lúc trông có vẻ như là vì chúng ta thiếu hụt tài chánh hoặc các nguồn lực; hoặc vì chúng ta thiếu kỹ năng hoặc trình độ học vấn; hoặc vì chúng ta thiếu quyền lực và nhiều thứ khác như thế. Nhưng nếu các bạn muốn biết cái cội rễ thật sự của sự thiếu thành đạt của các bạn thì nó dẫn đến điều này: những món nợ nghiệp chưa trả.


Cho dù một ai đó có quyền lực hay giàu có đến đâu đi nữa, mà nếu người đó bị vây bủa bởi những món nợ nghiệp chưa trả, thì có thể người đó cũng chẳng có gì, bởi vì sẽ chẳng có thứ gì từ tài của và quyền lực của người đó mang lại được những kết quả như mong muốn. Là những Phật tử, chúng ta thuộc về một truyền thống Giáo Pháp chấp nhận và tin vào quy luật nghiệp báo, luật nhân quả.
Có thể chúng ta có ý nghĩ rằng: “Tôi chẳng có món nợ nào để phải trả cả. Tôi chẳng có một trái chủ (chủ nợ) nào cả. Tôi chưa hề mượn ai bất kỳ một thứ gì. Tôi đâu có bị bắt buộc phải phục vụ một ai.” Thế nhưng, ngay khi chúng ta thừa nhận luật nghiệp báo, nhân quả, chúng ta phải hiểu rằng cho dù kiếp này chúng ta có thể chẳng nợ nần gì ai, chúng ta vẫn có nhiều sinh linh mà chúng ta mắc họ những món nợ nghiệp vì chúng ta đã tích lũy những món nợ này ở nhiều kiếp trước. Thêm vào đó, với những người mà chúng ta đã tạo những mối quan hệ gắn bó trong đời này, như là cha mẹ, cô dì và chú bác, cháu trai, cháu gái, gia đình, những người thân cận, những người sếp, những bạn bè và bạn đời - chúng ta đã từng mắc những khoản nợ nghiệp với tất cả những người này. Mỗi lần chúng ta đã ăn thịt thú vật, hoặc đã cưỡi những con ngựa, hoặc đã khiến một con vật chở đồ đạc cho chúng ta v.v... chúng ta đều đã mắc một món nợ thuộc về nghiệp.

Đây chỉ là những trường hợp đối với những sinh linh chúng ta đã mắc nợ nghiệp với họ mà chúng ta có thể tận mắt nhìn thấy được. Tuy nhiên, còn có nhiều sinh linh khác chúng ta không thể nhìn thấy, chẳng hạn như chư thiên và ma quỷ, hoặc những sinh linh trong giai đoạn trung ấm v.v..., những sinh linh có những sự gắn bó bền chắc với những vị trí nào đó và những sinh linh có quyền sở hữu đối với những khu vực nào đó, và ở trong những ngôi nhà hoặc những địa điểm này. Chúng ta, thậm chí một thoáng e ngại cũng không có, đã vô tình sử dụng và chiếm đoạt những địa điểm như thế này để làm của riêng trong khi những thứ này chẳng phải là của chúng ta mà là thuộc về những sinh linh khác. Đây chỉ là vài ví dụ về những loại nợ thuộc về nghiệp mà chúng ta đã tích tụ qua nhiều kiếp sống.

Do bởi nhiều số nợ nghiệp chồng chất này, bất kể là chúng ta có trình độ học vấn, tài năng, quyền lực, tiền của hay thân thế đến đâu chăng nữa chúng ta vẫn thấy mình liên tục bị xui xẻo và rơi vào những nơi mà điều kiện làm ăn sinh sống của mình hoàn toàn bị bế tắc. Về mặt thể xác, thân thể chúng ta phải chịu bệnh hoạn. Về mặt tinh thần và tình cảm, tâm trí chúng ta bị khổ đau. Công việc làm ăn và phước báu của chúng ta bị suy kiệt. Nguồn thiện phúc của chúng ta bị cắt đứt, nghị lực sống của chúng ta bị mất đi. Và trên hết cả là đối với những ai là những người đang thực hành Giáo Pháp, sự hành trì của họ có thể bị cản trở nhiều hơn nữa bởi cái chướng ngại được gọi là kor, đây là cái chướng ngại tích tụ từ việc dự phần phân chia trong những phẩm vật cúng dường.

Đối với các vị thầy (lạt ma) và tăng sĩ trong tu viện, khi những người thế tục vì đức tin mà họ cúng dường, nếu các vị thầy hoặc tăng sĩ không có khả năng hồi hướng đúng đắn và không sử dụng những món cúng dường đó để làm những món cúng dường trong sạch (thanh tịnh) nhất thì những sự cúng dường đó trở thành một món nợ nghiệp. Và cũng chính vì lý do này mà họ không thể hiểu được kinh văn, và khi họ ra sức hành thiền thì tâm họ không thể trụ yên, trở nên bồn chồn, bất an và dễ bị khuấy động. Những chướng ngại này và nhiều vấn đề khác chắc chắn là cản trở sự thực hành Giáo Pháp, do bởi cái khối lượng tích tụ nợ nghiệp của chúng ta.

Hôm nay đây, đức Phật đã dạy cho chúng ta nhiều phương pháp khác nhau để xóa sạch những món nợ nghiệp như thế. Trong những phương pháp này, từ viễn cảnh của Kim Cương thừa mật chú, có một pháp thực hành mà khi nhìn vào thì bạn thấy rất là đơn giản và dễ làm, thế nhưng nó mang lại sự lợi lạc vô hạn và có khả năng tạo ra sự hoàn thành những nguyện ước và mục đích vĩ đại của chúng ta – đó là pháp thực hành SUR. Khi tiến hành lễ cúng dường sur, mọi người nên cầu khẩn Thánh giả Quán Thế Âm, và nên cảm nhận rằng tất cả những món nợ nghiệp mà các bạn đã tích lũy qua nhiều kiếp sống của mình và nhiều lần tái sinh trong cõi sinh tử luân hồi – ngay cả những món nợ nghiệp tích tụ qua việc thậm chí chỉ một thoáng nhẹ cảm giác tức giận hoặc nổi nóng – ngày nay các bạn đang tẩy xóa và hoàn trả lại.

Hãy tụng những lời của bài cúng dường Sur trong một trạng thái đầy bi mẫn.

Bài này được Karma Wangchen chép lại bằng một ngôn ngữ đơn giản từ một bản thâu thanh.

Nếu có bất kỳ một sự sai trật hoặc lệch ý nào do việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu TăngNguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ dó sự ngu dốt của bản thân. Con xin sám hối trước chư Đạo Sư, Tổ Sư, chư Phật cùng chư Bồ-tát.

Nếu có được chút công đức nào từ việc chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, con đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.

Turners Station, KY
Ngày 14 tháng 02 năm 2018


Nguyên văn Anh ngữ:

"WHAT IS AT THE REAL ROOT OF YOUR UNLUCKINESS"
By Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche

Sur practice, on the one hand, is a type of ritual practice that we do in order to bring about success and luck for our lives and our ventures. For all of us – whether we are embarking on Dharma or worldly endeavors such as business and so forth – we need things to run smoothly and to be successful. The reason why things do not work out – the root of why things don’t work out – although sometimes it seems that it is because we lack the money or resources; or because we lack the skill or education; or because we lack the power, and other such things. But if you want to know the real root of your lack of success, it boils down to this: unpaid karmic debts.
No matter how much power and wealth a person has, if that person is encumbered by unpaid karmic debts, he might as well have nothing, for none of his wealth and power will be effective.   We as Buddhists belong to a Dharma tradition that accepts and believes in the law of karma, cause and effect.

We might think, “I don’t have any debts to repay.  I don’t have any creditors.  I have never borrowed anything from anybody.  I don’t have to cater to anybody.”  But, as soon as we accept the law of karma, cause and effect, we have to understand that even though in this life we may have no karmic creditors, we still have many beings to whom we owe karmic debts because in many previous lifetimes we have accrued these debts.  Additionally, for those that we have made close ties with in this life, such as our own parents, our aunts and uncles, nephews, nieces, family, near and dear ones, our bosses, our friends and companions – we have incurred karmic debts with all of them.  Every time we have eaten the meat of animals, or ridden horses, or had an animal carry our burden, or so forth, we have incurred a karmic debt.

These are just examples of beings to whom we have incurred karmic debt, that we can see with our own eyes.  But there are many other beings we cannot see, such as gods and demons, or beings in the bardo and so forth, who strongly identify with certain places and who bear ownership over certain areas, and in these houses or places, without even the slightest worry or concern, we have heedlessly used and appropriated places that do not belong to us but belong to these beings.  These are just some examples of the kinds of karmic debts that we have accrued over many lifetimes.

Because of these many scores of karmic debts, no matter how much education, talent, power, money, or acquaintances we might have, we find ourselves having continuous bad luck and where our life circumstances are just not working out.  Physically, our bodies experience illness.  Mentally and emotionally, our minds suffer.  Our business and our merit are failing. Our wind horse is broken, our life spirit is lost.  And on top of that, for those who are Dharma practitioners, their practice can be further impeded by the obscuration known as kor, which accrues from partaking of offerings.

For the lamas and monastics, when the lay people make offerings out of faith, if the lamas or monastics are not able to dedicate it properly and they don’t use it as the purest offerings, those offerings become a karmic debt.  And because of this, they cannot understand their texts, and when they try to meditate, their minds cannot remain still, and their minds become agitated, unstable, and easily distracted.  These and many other problems ensue, obstructing Dharma practice, because of our accrual of karmic debt.

Now, Buddha taught us many different methods to clear up such karmic debts.  Among these, from the secret mantra Vajrayana perspective, one practice that – when you look at it, is very simple and easy to practice, yet brings immense benefit and has capacity to bring forth the fulfillment of our great wishes and aims – is the practice of sur.  When offering sur, everyone should supplicate Arya Avalokitesvara, and feel that all of the karmic debts you have accumulated throughout your many lifetimes and many rebirths in samsara – even the karmic debts that are accrued through even a slight feeling of anger or rage in your mind – that today, you are clearing them and paying them back.  Recite the words of the sur offering in a state of compassion.

---
This was transcribed in simple language from an audio recording by Karma Wangchen.

No comments:

Post a Comment