Wednesday, February 21, 2018

Bản Chất Của Trường Sinh Bất Tử





Bản chất của trường sinh là gì?  Trường sinh thực sự là nghĩa gì?

            Điểm then chốt là đây: nó không chỉ đơn thuần muốn nói đến những thứ gì đó có tồn tại, chẳng hạn như năm thứ thịt và năm thứ cam lồ chẳng hạn, là những thứ hàm chứa những đặc tính này. Cái quan điểm về năng lực trường sanh là rằng mọi sự vật trong thiên nhiên – dưới lòng đất, trên mặt đất, trên bầu trời – tất cả mọi nguyên tố, tất cả mọi hợp thể của chúng sinh, tất cả mọi đối tượng của các giác quan1, và tất cả những phiền não của chúng ta – tất cả năm thứ này – năm yếu tố ở thế giới bên ngoài và bên trong thân thể của chúng ta trong dạng thể của thịt, máu, hơi ấm, hơi thở, và không gian; những đối tượng của năm giác quan2; và năm phiền não – đó là những gì mà đối với chúng ta từ khởi thủy nó đã xuất hiện như thể là đã thực sự tự sinh khởi, là to lớn, là năm thứ trường sinh.


            Từ đó mà người ta có cái quan niệm cho rằng mọi thứ đều trường sinh. Và đã luôn là như vậy. Cho nên người ta chẳng cần thiết phải thay đổi cái quan niệm đó. Bạn không cần phải thay đổi sự vật hoặc lý tưởng hóa chúng bằng cách nào đó để chúng trở thành một thứ trường sinh gì đó. Những thứ đó thực sự là trường sinh; chúng đã luôn là như vậy. Ngoài năm thứ trường sinh đó ra thì chẳng còn có thứ gì tồn tại. Nói tóm lại, người ta quan niệm rằng tất cả những gì thuộc về sinh tử luân hồi và niết bàn đều là trường sinh. Và đó là lý do tại sao trong cái nhận thức bừa bộn3 của chúng ta, chúng ta nhìn thấy năm nguyên tố, năm hợp thể4, năm giác quan, năm phiền não v.v…


[Trích từ một bài giảng về Tinh Túy của Trí Tuệ: Những Giai Trình của Đạo Lộ, Phần 15, của Lama Tashi Topgyal. Được chuyển dịch (sang Anh ngữ) bởi Lama Yeshe Gyamtso.]


Chú thích:

1.      all of the objects of the senses – tất cả những đối tượng của các giác quan; người ta quen dịch theo Hán Việt là ‘trần cảnh’, đọc càng khó hiểu hơn.

2.      the objects of the five senses – những đối tượng của năm giác quan; thường thấy dịch theo Hán Việt là ‘năm trần’ hay ‘ngũ trần.’

3.      our messed-up perception – sự nhận thức bừa bộn, bị lộn xộn của chúng ta; thường thấy dịch theo Hán Việt là ‘vọng tưởng đảo điên’ hay ‘nhận thức đảo điên’.

4.      five aggregates – năm hợp thể; thường thấy dịch theo Hán Việt là ‘ngũ uẩn’ hoặc ‘năm uẩn.’


Mọi sai trật hoặc lệch ý từ việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chì do sự thiếu năng lực và ngu dốt của bản thân. Con nguyện xin sám hối trước Sư Phụ, Sư Tổ, chư Phật cùng chư Bồ tát.

            Bất kỳ chút công đức nào có được từ việc chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, con đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ toàn hảo và tối thượng của tất cả chúng sinh.

   Turners Station, KY
Ngày 20 tháng 02 năm 2018




Nguyên văn Anh ngữ:

   
What is the nature of amrita? What is really meant by amrita?

This is the key point: it’s not just that some things that exist, such as the five meats and five nectars, and so on, that have these special attributes. The view of amrita accomplishment is that everything in the environment – below the ground, on the ground, and in the sky –  all of the elements, all of the aggregates of sentient beings, all of the objects of the senses, and all of our kleshas — all of these fives — the five elements in the external world and within our bodies in the form of flesh, blood, warmth, breath, and space; the objects of the five senses; and the five kleshas — what appear to us as those things have really, from the beginning, been self-arisen, great, five amritas.

So the view is that everything is amrita. And it always has been. Therefore, it does not need to be changed. You don’t need to change things or sublimate them in some way into some kind of amrita. They are; they always have been. Nothing exists other than the five amritas. Briefly put, the view is that all of samsara and nirvana is amrita. And that’s why in our messed-up perception, we see five elements, five aggregates, five senses, five kleshas, and so forth.

[From a teaching on Essence of Wisdom: Stages of the Path, Part 15, by Lama Tashi Topgyal. Translated by Lama Yeshe Gyamtso.]


No comments:

Post a Comment