Ngài đã nói rằng
theo triết lý Nhà Phật thì không có đấng Tạo Hóa, không có vị Trời sáng tạo, và
điều này lúc ban đầu có thể gây hoang mang cho nhiều người có niềm tin nơi một
nguyên lý thần quyền nào đó. Xin Ngài có thể giải thích sự khác biệt giữa Đức
Phật Nguyên Thủy Kim Cương và một đấng Thượng Đế Tạo Hóa?
Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp:
Tôi
hiểu Đức Phật Nguyên Thủy, còn được gọi là Đức Phật Phổ Hiền, là thực tại tối hậu,
là cõi giới của Pháp Thân – không gian của tánh Không – nơi mà tất cả mọi hiện
tượng (vạn pháp) , tịnh và bất tịnh, đều được tan biến đi. Đây là sự giải thích
được truyền dạy qua Kinh điển và Mật điển. Tuy nhiên, theo nội dung câu hỏi của
quý vị thì chỉ có truyền thống Mật tông là truyền thống duy nhất giải thích Pháp
Thân theo nghĩa ánh sáng trong suốt tự tại, bản tánh của tâm; điều này sẽ nghe
có vẻ như ngụ ý rằng tất cả mọi hiện tượng, sinh tử luân hồi và niết bàn, khởi
sinh từ nguồn ngời chói và trong suốt này. Ngay cả Tân Dịch Phái cũng đã đi đến
kết luận rằng “trạng thái yên nghỉ” của một hành giả Đại Du Già – Đại Du Già ở
đây có ý nói là trạng thái của hành giả đã đạt đến một giai trình trong thiền
mà sự trải nghiệm vi tế nhất của ánh sáng trong suốt đã được thực chứng – là hễ
chừng nào hành giả đó vẫn còn ở trong cảnh giới tối hậu này thì hành giả đó vẫn
còn hoàn toàn nằm ngoài bất kỳ một loại che chướng nào làm mờ khuất tâm, và
chìm ngập trong một trạng thái đại hỷ lạc.
Vì
vậy, chúng ta có thể nói rằng nguồn tối hậu này, ánh sáng trong suốt, gần với
khái niệm về một Đấng Tạo Hóa, vì tất cả mọi hiện tượng, dù là của sinh tử luân
hồi hay niết bàn, cũng đều xuất phát từ đây. Nhưng chúng ta phải cẩn thận khi
nói về điều này, chúng ta không được để bị dẫn dắt vào sai lầm. Tôi không có ý
nói rằng có ở đâu đó một loại ánh sáng trong suốt chung thể này tương tự với
khái niệm phi Phật Giáo (không thuộc về Phật Giáo) coi Phạm Thiên là một thể nền
tảng. Chúng ta cũng không được có khuynh hướng sùng bái cái không gian ngời
chói này. Chúng ta phải hiểu rằng khi chúng ta nói về ánh sáng trong suốt tối hậu
hoặc tự có là chúng ta đang nói đến một trình độ cá biệt.
Tương
tự như vậy, khi chúng ta nói về nghiệp là cái nhân của vũ trụ là chúng ta loại
bỏ cái khái niệm về một thực thể duy nhứt được gọi là nghiệp tồn tại một cách
hoàn toàn độc lập. Nói đúng hơn, những dấu ấn của cộng nghiệp, tích lũy riêng
biệt bởi từng cá nhân, nằm ở xuất xứ của sự tạo nên một thế giới. Trong kinh điển
mật tông, khi chúng ta nói rằng tất cả mọi thế giới đều từ ánh sáng trong suốt
mà hiện ra thì chúng ta không quán tưởng nguồn ánh sáng này là một thực thể duy
nhứt, mà là ánh sáng trong suốt tối hậu của mỗi chúng sinh. Trên căn bản của
cái bản thể thuần khiết của nó, chúng ta cũng có thể hiểu ánh sáng trong suốt
này là Đức Phật Nguyên Thủy. Tất cả mọi giai trình tạo nên đời sống của một hữu
tình – chết, giai đoạn trung ấm, và tái sinh – tiêu biểu không gì khác hơn là
những sự hóa hiện khác nhau của tiềm năng của ánh sáng trong suốt. Đó vừa là
tâm thức vi tế nhất vừa là năng lượng. Ánh sáng trong suốt càng mất đi sự vi tế
của nó bao nhiêu thì những sự trải nghiệm của quý vị càng rõ nét bấy nhiêu.
Theo
đó, chết và thân trung ấm là những khoảnh khắc mà những sự hóa hiện thô lậu
phát ra từ ánh sáng trong suốt đều được hấp thụ trở lại. Vào lúc chết chúng ta
quay trở lại nguồn khởi thủy đó, và từ đó một trạng thái thô lậu hơn chút nữa nổi
lên để hình thành giai đoạn trung ấm trước khi đi đến sự tái sinh. Ở giai trình
tái sinh, ánh sáng trong suốt hiển hiện trong một hiện thân vật lý. Vào lúc chết,
chúng ta quay trở lại nguồn này. Và cứ diễn tiến như vậy. Cái khả năng nhận thức
được ánh sáng trong suốt vi tế, còn được gọi là Đức Phật Nguyên Thủy, tương
đương với việc thực chứng niết bàn, còn ngược lại thì sự vô minh trước bản tánh
của ánh sáng trong suốt đó rời khỏi chúng ta để lang thang trong các cõi giới
khác nhau của sinh tử luân hồi.
Đây
là cách mà tôi hiểu về khái niệm Đức Phật Nguyên Thủy. Nếu có ý nghĩ cho rằng
đó là một hữu thể độc lập và tự tại từ vô thủy thì đó sẽ là một sai lầm nghiêm
trọng. Nếu chúng ta phải chấp nhận cái ý tưởng về một đấng tạo hóa độc lập thì
những lý giải được đưa ra trong Lượng Thích Luận, “Yếu Lược về Kiến Thức Vững
Chắc” được viết bởi ngài Pháp Xứng, và trong chương thứ chín của bản văn do
ngài Tịch Thiên (Shantideva) viết - những điều bác bỏ hoàn toàn sự hiện hữu tự
tại của tất cả mọi hiện tượng - sẽ bị phủ định. Và rồi điều này sẽ bác bỏ khái
niệm về Đức Phật Nguyên Thủy. Quan điểm của Phật Giáo không chấp nhận giá trị của
những sự khẳng định không đứng vững được trước những sự xét nghiệm theo lô gíc
– có đầu có đuôi. Nếu một bản kinh diễn tả Đức Phật Nguyên Thủy như là một thực
thể tự tại thì chúng ta phải có khả năng diễn giải được sự quyết đoán này mà chẳng
cần phải hiểu theo cái nghĩa của văn tự. Chúng ta gọi dạng kinh này là một kinh
“có thể diễn dịch theo cách riêng.”
Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo
Dịch sang Việt ngữ từ nguồn:
http://hhdl.dharmakara.net/hhdlquotes22.html
Dịch sang Việt ngữ từ nguồn:
http://hhdl.dharmakara.net/hhdlquotes22.html
Turners Station, KY: 04/8/2018
================================
Nguyên văn Anh ngữ:
Q: You have
said that according to Buddhist philosophy there is no Creator, no God of
creation, and this may initially put off many people who believe in a divine
principle. Can you explain the difference between the Vajrayana Primordial
Buddha and a Creator God?
A: I
understand the Primordial Buddha, also known as Buddha Samantabhadra, to be the
ultimate reality, the realm of the Dharmakaya-- the space of emptiness--where
all phenomena, pure and impure, are dissolved. This is the explanation taught
by the Sutras and Tantras. However, in the context of your question, the
tantric tradition is the only one which explains the Dharmakaya in terms of
Inherent clear light, the essential nature of the mind; this would seem imply
that all phenomena, samsara and nirvana, arise from this clear and luminous
source. Even the New School of Translation came to the conclusion that the
"state of rest" of a practitioner of the Great Yoga--Great Yoga implies
here the state of the practitioner who has reached a stage in meditation where
the most subtle experience of clear light has been realized--that for as long
as the practitioner remains in this ultimate sphere he or she remains totally
free of any sort of veil obscuring the mind, and is immersed in a state of
great bliss.
We can say,
therefore, that this ultimate source, clear light, is close to the notion of a
Creator, since all phenomena, whether they belong to samsara or nirvana,
originate therein. But we must be careful in speaking of this source, we must
not be led into error. I do not mean chat there exists somewhere, there, a sort
of collective clear light, analogous to the non-Buddhist concept of Brahma as a
substratum. We must not be inclined to deify this luminous space. We must
understand that when we speak of ultimate or inherent clear light, we are
speaking on an individual level.
Likewise,
when we speak of karma as the cause of the universe we eliminate the notion of
a unique entity called karma existing totally independently. Rather, collective
karmic impressions, accumulated individually, are at the origin of the creation
of a world. When, in the tantric context, we say that all worlds appear out of
clear light, we do not visualize this source as a unique entity, but as the
ultimate clear light of each being. We can also, on the basis of its pure
essence, understand this clear light to be the Primordial Buddha. All the
stages which make up the life of each living being--death, the intermediate
state, and rebirth--represent nothing more than the various manifestations of
the potential of clear light. It is both the most subtle consciousness and
energy. The more clear light loses its subtlety, the more your experiences take
shape.
In this way,
death and the intermediate state are moments where the gross manifestations
emanating from clear light are reabsorbed. At death we return to that original
source, and from there a slightly more gross state emerges to form the
intermediate state preceding rebirth. At the stage of rebirth, clear light is
apparent in a physical incarnation. At death we return to this source. And so
on. The ability to recognize subtle clear light, also called the Primordial
Buddha, is equivalent to realizing nirvana, whereas ignorance of the nature of
clear light leaves us to wander in the different realms of samsaric existence.
This is how
I understand the concept of the Primordial Buddha. It would be a grave error to
conceive of it as an independent and autonomous existence from beginningless
time. If we had to accept the idea of an independent creator, the explanations
given in the Pramanavartika, the "Compendium of Valid Knowledge"
written by Dharmakirti, and in the ninth chapter of the text by Shantideva,
which completely refutes the existence per se of all phenomena, would be
negated. This, in turn, would refute the notion of the Primordial Buddha. The
Buddhist point of view does not accept the validity of affirmations which do
not stand up to logical examination. If a sutra describes the Primordial Buddha
as an autonomous entity, we must be able to interpret this assertion without
taking it literally. We call this type of sutra an "interpretable"
sutra.
No comments:
Post a Comment