a. Phát
Khởi Bồ-Đề Tâm
Có
ba tiết đoạn: tu luyện tâm bằng tứ vô lượng tâm; phát khởi bồ-đề tâm, tâm được
hướng về sự giác ngộ tối cao; và tu luyện trong những giới luật của bồ-đề tâm
nguyện và bồ-đề tâm hành.
i. Tu Luyện Tâm Bằng Tứ Vô Lượng Tâm
Ho là một sự bày tỏ lòng bi mẫn. Những đối tượng của
lòng bi mẫn là những chúng sinh trong ba cõi và sáu loài. Những chúng sinh này
bị mê hoặc bởi nhiều sự nhận thức khác nhau, nắm lấy một cái ‘tôi’ mà chẳng có
cái ‘tôi’ nào cả, và một cái ‘tự tôi’ (tự ngã) trong khi chẳng có cái ‘tự tôi’
nào. Những nhận thức sai lầm này được cho là giống như việc nhìn thấy một trụ
đá từ xa và lầm cho đó là một con người, hoặc nhận thấy một sợi dây có màu sắc
thành ra là một con rắn, hoặc cho rằng, như là một đứa bé, cái ảnh phản chiếu ảo
(không thực sự hiện hữu) của mặt trăng hiện ra trong nước là mặt trăng thật.
Vun xới lòng bi mẫn đối với chúng sinh bằng cách xem xét
hoàn cảnh khốn cùng của họ: tất cả chúng sinh – khắp ba cõi và sáu loài – bám lấy
những nhận thức bị phỉnh lừa của họ, tưởng tượng ra những nhận thức bị phỉnh lừa
đó là thật, và lang thang bất tận trong cõi sinh-tử luân-hồi mà không hề tìm một
sự giải thoát nào, giống như là sự quay tròn của một cái bánh xe hoặc một xâu
chuỗi.
Tất cả chúng sinh, số lượng vô giới hạn như không gian
bao la, đều là những người mẹ và những người cha đích thực của chúng ta, những
người đã từng thể hiện cho chúng ta sự ân cần tử tế hệt như cha mẹ của chúng ta
trong kiếp hiện tại này vậy. Do vậy, để cho những người cha mẹ này của chúng ta
có thể không còn ở trong trạng thái thương tâm nữa, và thay vào đó là có thể đạt
được giác ngộ, tìm được sự thoải mái và thanh thản trong sự ngời chói và tràn
ngập khắp cả không gian của cái bản tánh chân thật của tâm (chân tâm) họ, chúng
ta nên tu luyện tâm mình bằng phương tiện tứ vô lượng tâm.
1. Buông
xả
Khởi
đầu, chúng ta cần tu luyện tâm trong sự buông xả. Theo cái cung cách mà chúng
ta hiện đang bị bám chặt vào bạn bè và hung hăng đối với kẻ thù là một sai lầm
đến từ việc không chịu xem xét tình huống một cách thấu đáo. Trong thực tế, cái
được gọi là ‘kẻ thù’ của ngày hôm nay thì trong tiến trình qua nhiều đời nhiều
kiếp trong quá khứ đã từng là những người bạn thân thiết đã giúp chúng ta nhiều
vô kể. Và những ai mà chúng ta hiện đang coi là ‘bạn’ thì đã từng là kẻ thù của
chúng ta qua nhiều kiếp trong quá khứ, đã từng gây cho chúng ta những tổn hại
đáng nói.
Ngài
Ca Chiên Diên Tôn Quý (Noble Kātyāyana) có nói:
Nó vừa ăn thịt cha vừa
đánh mẹ,
Và ẵm trong trong lòng kẻ
thù mà nó đã giết;
Vợ thì gặm xương chồng.
Luân-hồi sinh-tử đủ để
làm cho bạn phải phá lên cười cho to!
Hãy
nhận biết được rằng cái thành kiến này, cái thành kiến mà hiện đang khiến cho
chúng ta xem vài người là bạn và kẻ khác là thù, là một kết quả của việc bị rơi
vào vòng kềm tỏa của sức mạnh của sự ngu si (vô minh). Hãy tu luyện cái tâm bạn
cho đến khi bạn cảm nhận được một thái độ nhân từ dành cho chúng sinh, đặc biệt
là cho những ‘kẻ thù’ của bạn và những ai đã tạo ra những chướng ngại cho bạn,
giống như là thái độ nhân từ mà bạn hiện có dành cho mẹ và cha của bạn vậy.
2. Tình
Yêu Thương
Kế
đến, vì những chúng sinh này đã từng thể hiện cho bạn sự chăm sóc tử tế hệt như
là của cha mẹ hiện thời của bạn vậy, hãy vun xới tình yêu thương dành cho tất cả
những chúng sinh này và nguyện cho họ được hạnh phúc để mà đền đáp lại sự chăm
sóc tử tế của họ trong quá khứ. Hãy rèn luyện bản thân để giống như cha mẹ chăm
sóc cho một đứa con nhỏ, hay một con chim mẹ săn sóc chim con, đặng mà tất cả
những hành động của bạn về thân, lời và ý đều được thực thi chỉ nhằm để bảo đảm
niềm hạnh phúc và phúc lợi của tha nhân (người khác).
3. Lòng
Bi Mẫn
Hãy
vun xới lòng bi mẫn, đó là ước nguyện cho chúng sinh được giải thoát khỏi khổ
đau. Hãy tưởng tượng một tù nhân sắp bị hành quyết, hoặc một con vật ở tại lò mổ,
và đặt bạn vào vị trí đó, hoặc tưởng tượng rằng những chúng sinh đó là người mẹ
yêu dấu của chính mình. Khi bạn trải nghiệm một cảm giác bi mẫn mãnh liệt không
chịu nỗi về những trường hợp đó, hãy xét rằng mặc dù sinh mang đang trải nghiệm
sự khổ đau như thế hiện không phải là người mẹ hay người cha thực sự của bạn
trong kiếp này, nhưng người đó đã từng là mẹ và cha của bạn vô số lần qua cái
tiến trình của vô số kiếp sống của bạn trong quá khứ. Hãy tu tập trau dồi lòng
bi mẫn này cho đến khi bạn cảm nhận được lòng bi mẫn bạn dành cho tất cả chúng
sinh giống y hệt như lòng bi mẫn bạn dành cho chính người mẹ và người cha của bạn
vậy.
4. Sự
Hoan Hỷ
Hễ
khi nào bạn nhìn thấy ai đó giàu có hoặc có thế lực, và rõ ràng đang thụ hưởng
tất cả những lạc thú của những cõi giới cao hơn, hoặc mỗi khi bạn nhìn thấy ai
đó có những phẩm chất thông thái về kinh văn và thực chứng, đừng có lấy làm bực
bội hoặc ghen tị về họ, cho dù bạn xem họ là kẻ thù. Thay vào đó, hãy cảm thấy
hân hoan vui vẻ và hãy lập một lời nguyện cho sự giàu có và quyền lực của họ được
gia tăng thêm. Và cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh sẽ được trải nghiệm cùng vận
may như vậy. Hãy tu luyện tâm bạn theo lối này, luyện đi luyện lại như vậy.
Khi
thực hành tu luyện tâm bằng tứ vô lượng tâm, nếu bạn tiến hành từng bước một –
trước tiên là xem xét đến cha mẹ bạn; kế đến là bao gồm cả bạn bè và người
thân; và cuối cùng là mở rộng sự thực hành đến kẻ thù của bạn – bạn sẽ đạt đến sự
cảm nhận được tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho kẻ thù và dành cho cha mẹ
bạn như nhau. Đây là thước đo sự tu luyện tâm của bạn.
ii. Phát Khởi Bồ-Đề Tâm
Về
sự tu tập thực tiễn khơi dậy tâm bồ-đề, lúc đang ở trong một trạng thái chánh
niệm và tỉnh thức về những điểm tu luyện tâm trong tứ vô lượng tâm, hãy quán tưởng
ruộng phước trước mặt bạn – hệt như là bạn đã thực hành trong pháp quy y – rồi
ruộng phước đó trở thành chứng nhân cho sự phát khởi bồ-đề tâm của bạn.
Bồ-đề tâm về nguyện ước đạt được giác ngộ nhằm mang lại lợi
lac cho tất cả chúng sinh là lời bạn tự thề với mục đích. Đây là bồ-đề tâm nguyện,
tâm này giống như là lập một nguyện ước đi đến La-sa (Lhasa – thủ đô Tây Tạng),
chẳng hạn.
Thề rằng cho đến khi đạt được giác ngộ bạn sẽ tu tập sáu
pháp toàn thiện (ba-la-mật), như là sự bố thí, và sự nỗ lực để đạt được cho đến
khi cõi sinh-tử luân-hồi hoàn toàn trống rỗng, là lời bạn tự thề với cái nhân .
Đây là bồ-đề tâm hành (ứng dụng), tâm này giống như thực hiện một chuyến du
hành thực sự đến La-sa (Lhasa) cho đến cuối cùng là bạn đến được nơi đó.
Trong Nhập Bồ-Đề Hành Luận có nói:
Hãy hiểu rằng, nói ngắn gọn, bồ-đề tâm có hai khía cạnh.
Giống như một người biết được sự khác biệt
Giữa muốn đi và đang đi trên một chuyến đi,
Người có trí sẽ hiểu được hai khía cạnh này,
Nhận thực được sự khác biệt và cấp độ của nó.
Một khi bạn đã thọ giới bồ-đề tâm nguyện và tâm hành,
trong lúc đang chánh niệm tỉnh thức về những lời tu tập và ý nghĩa của chúng, ruộng
phước tan chảy thành ánh sáng và tan hòa vào bạn. Hãy quán chiếu rằng tất cả bồ-đề
tâm hai mặt hiện diện trong những tâm trí tuệ của các bổn tôn khởi lên trong
dòng tâm thức của riêng bạn. Và rồi hãy nghỉ ngơi trong trạng thái bất khả phân
của tánh Không và lòng bi mẫn.
iii. Tu Luyện Trong Giới Luật Bồ-Đề Tâm
Thứ
ba, có sự tu luyện trong giới luật tâm bồ-đề. Điều này bao gồm, trong nội dung
của bồ đề tâm hành, thiền quán về việc bình đẳng ta và người khác (ngã và tha),
hoán đổi ta và người khác, và quán chiếu người khác quan trọng hơn bản thân
mình. Và đối với bồ-đề tâm hành thì có pháp tu sáu pháp toàn thiện (sáu ba-la-mật).
1. Giới
Luật Của Bồ-Đề Tâm Nguyện
Trước
tiên, vì tất cả chúng sinh đều bình đẳng, trong đó tất cả đều muốn hạnh phúc và
mong ước tránh được khổ đau, chúng ta nên từ bỏ thái độ tham bám và thù ghét,
thái độ này khiến cho chúng ta thương yêu bản thân và cảm thấy hung hăng với
người khác. Hãy tu luyện trong pháp tu đó để bạn nhìn thấy bản thân bạn và những
chúng sinh khác ngang bằng nhau.
Thứ
hai, phương pháp thiền quán về hoán chuyển ta và những người khác là thực hành
trao tặng hạnh phúc và tiếp nhận khổ đau lúc bạn hít vào và thở ra (pháp tu
tonglen). Cho dù sự đau khổ không mong muốn xảy đến với bạn là gì chăng nữa,
cũng hãy tập trung vào nguyện ước nhận lãnh thêm sự đau khổ của những người
khác nữa. Hãy tu luyện tâm bạn theo pháp tu này, được mô tả qua câu chuyện Người
Con Gái, và đức Phật kéo một chiếc xe kéo trong địa ngục.
Khi
bạn tu luyện tâm bạn bằng việc coi những người khác quan trọng hơn bản thân
mình, hãy trau dồi sự sẵn lòng nhận sinh ngay cả vào các địa ngục nếu điều đó
có thể mang lại lợi lạc cho những chúng sinh khác. Điều này được mô tả qua những
câu chuyện về những vị thầy của ngài A-ti-sa (Atisha) là Mai-tri-dô-gi và
Da-ma-rát-si-ta (Maitrīyogi và Dharmarakṣita);
bồ-đề tâm Metok Dadze; và đức Phật trong những lần tái sinh trước kia.
2. Giới
Luật Của Bồ-Đề Tâm Hành
Kế
đến, sự tu luyện với những giới luật của bồ-đề tâm hành, sự tu luyện này là tu
luyện trong sáu pháp ba-la-mật, hay sáu pháp toàn thiện.
Pháp
đầu tiên trong sáu pháp này, bố thí, được chia thành bố thí vật chất, bố thí
Giáo Pháp, và bố thí sự bảo vệ khỏi sợ hãi. Bạn nên tu tập ba loại bố thí tùy
theo khả năng của bạn. Ít nhất bạn cũng nên cúng dường Sur (cúng dường bằng
cách đốt các cúng phẩm) và những tô-ma (torma) nước, vì sự cúng dường này phối
hợp cả ba loại bố thí.
Kỷ
luật được chia thành kỷ luật tránh những hành vi tiêu cực, kỷ luật thực thi những
hành vi tích cực, và kỷ luật mang lợi ích đến cho chúng sinh.
Loại
kỷ luật đầu tiên nói rằng bạn từ bỏ hành vi không lành mạnh dù là đơn giản nhất
của thân, lời nói hoặc ý nghĩ.
Loại
thứ hai nói rằng bạn ra sức tu tập đức hạnh càng nhiều càng tốt, bắt đầu bằng
những hành động tích cực nhỏ nhiệm nhất. Hãy bảo đảm là luôn thực hiện những
hành động này với sự chuẩn bị, phần chính và kết luận thích đáng.
Thứ
ba là việc mang lợi lạc về cho chúng sinh có nghĩa rằng làm việc vì phúc lợi của
người khác qua bốn phương pháp thu hút học trò, một khi đã đến lúc bạn phải thực
hành những điều đó, và khi bạn hoàn toàn không còn bất kỳ một động lực ích kỷ
nào nữa. Đối với những người mới bắt đầu,
điều quan trọng nhất là luyện cái tâm theo hai loại kỷ luật đầu tiên với động lực
của bồ-đề tâm về ước nguyện làm lợi lạc cho tha nhân.
Sự
nhẫn nhục bao gồm nhẫn nhục khi bị xúc phạm; sự nhẫn nhục để chịu đựng những thử
thách cam go vì Giáo Pháp; và sự nhẫn nhục
để giữ gìn chân lý thâm uyên mà không hề sợ hãi.
Sự
siêng năng (tinh tấn) được chia thành siêng năng không phá hư được (bất khả hoại);
sự siêng năng trong hành động, có nghĩa là nổ lực tu tập Giáo Pháp và lo sợ sự
biếng nhác ghê gớm như một người phát hiện một con rắn độc trong lòng họ; và sự
siêng năng không chán nản (bất thối chuyển). Sự siêng năng không chán nản là
không bao giờ được thỏa mãn bởi một chút, một vài tháng, hoặc thậm chí vài năm
tu tập đức hạnh, và thay vào đó là sự nổ lực tu tập suốt trọn cả đời bạn.
Thiền
chỉ bao gồm sự tập trung ngây ngô như là một đứa trẻ của những người tu tập
trong sự cô tịch cách xa những sự tán tâm (phối trí) và bận rộn, nhưng lại bị
bám víu vào những kinh nghiệm của phúc lạc, sự trong suốt và vắng bặt mọi suy
tưởng. Cũng có sự tập trung có nhận thức rõ ràng mà trong đó người ta bám chặt
vào tánh Không như là một liều thuốc hóa giải; và pháp thiền chỉ vô niệm về thực
tại chân thật, được gọi là ‘sự tập trung làm vui lòng các đấng Như Lai’. Những
pháp tu này nên được tu tập nối tiếp nhau theo từng giai đoạn.
Thứ
sáu là trí tuệ ba-la-mật. Qua cái trí tuệ có được từ việc nghe, bạn có thể nhận
ra được những cảm xúc gây phiền não. Rồi thì qua trí tuệ có được từ sự suy ngẫm,
bạn có thể nhứt thời vượt qua được những cảm xúc phiền não đó. Và cuối cùng,
qua trí tuệ đến từ thiền định, bạn chinh phục được hoàn toàn kẻ thù của những cảm xúc tiêu cực
và đạt được tự tin về việc nhận biết cái thực tại không thể diễn tả được và
không thể nhận thức được bằng trí tuệ của sự tỉnh thức có suy xét phân biệt.
Nếu
bạn không chịu phát khởi cái quan điểm vị tha này của tâm bồ-đề trong tâm bạn,
thì rồi cho dù có thể bạn hành động một cách đầy đức hạnh và tránh những sự việc
tiêu cực vì lợi ích của riêng bạn nhiều đến đâu chăng nữa, bạn cũng sẽ chẳng trở
thành giác ngộ.
Nhập
Bồ-Đề Hành Luận có nói:
Có
gì cần thiết để nói thêm nữa không?
Những
kẻ ngây ngô chỉ lo lợi ích cho riêng họ,
Chư
Phật thì vì lợi ích của tha nhân.
Hãy
nhìn sự khác biệt giữa hai điều đó.
=-=-=-=-=-=-=-=-=
Nếu
có bất kỳ một sự sai trật hay lệch ý nào xảy ra do việc chuyển sang Việt ngữ đều
là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả không phải do cố tình mà chỉ vì
thiếu năng lực và sự ngu dốt của bản thân. Nguyện thành tâm sám hối trước đạo
sư Chökyi Drakpa, Sư Phụ, Sư Tổ, chư
Đạo Sư dòng truyền thừa, chư Phật cùng chư Bồ-tát.
Nếu
có được chút công đức nào từ công việc chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến đâu,
nguyện xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ Toàn Hảo và Tối Thượng của tất cả chúng
sinh.
Turners
Station, KY
Ngày
27 tháng 04 năm 2018
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Nguyên văn Anh ngữ:
b. Arousing Bodhicitta
There are three sections: training the mind in the
four immeasurables; arousing bodhicitta, the mind turned towards supreme
enlightenment; and training in the precepts of bodhicitta in aspiration and
bodhicitta in application.
i. Training the Mind in the Four
Immeasurables
Ho is an expression
of compassion. The objects of compassion are the beings of the three realms and
six classes. They are mesmerized by the variety of perceptions,
apprehending an ‘I’ where there is no ‘I’, and a self where there is no self.
These misperceptions are said to be like seeing a pile of stones from a
distance and mistaking it for a person, or perceiving a coloured rope as a
snake, or thinking, like a small child, that the illusory (not truly
existent) reflection of the moon which appears in water is the
real moon.
Cultivate compassion for beings by considering their
miserable situation: all of them —throughout the three realms and six
classes—grasp at their deluded perceptions, imagining them to be real, and wander
endlessly in saṃsāra
without
finding any escape, like the turning of a wheel, or a rosary.
All beings, as limitless in number as space is vast,
are our very own mothers and fathers who have shown us exactly the same
kindness as our parents in our present lifetime. So that these parents of ours may
remain no longer in their pitiful state, and instead attain enlightenment, finding
comfort and ease in the luminosity and all- pervading space of the true
nature of their minds, we should train our minds by means of the four
immeasurables.
1.
Equanimity
Initially, we need to train the mind in equanimity.
The way in which we are currently
attached to our friends and aggressive towards our enemies is a fault
which comes from failing to examine the situation thoroughly. In reality,
today’s so-called ‘enemies’ have, in the course of our many past lifetimes,
been dear friends who have helped us enormously. And those whom we currently consider to be our ‘friends’ have been our
enemies in past lifetimes, having caused us considerable harm.
The Noble Kātyāyana said:
He eats his father’s flesh, while striking his own
mother,
And cradles in his lap the enemy he killed;
The wife is gnawing at her husband’s bones.
Saṃsāra
is enough to make you laugh out loud!
Recognize that this bias, which currently causes us
to see some people as our friends and others as our enemies, is a result of
having fallen under the power of ignorance. Train your mind until you feel a
benevolent attitude, like the one you have now for your present mother and
father, for all beings, especially your ‘enemies’ and those who create
obstacles for you.
2.
Love
Then, since these beings have shown you exactly the
same kindness as your current parents, cultivate love for them all and wish
them happiness in order to repay their past kindness. Train yourself to be like
parents caring for a small child, or a mother bird looking after her young, so
that all your actions of body, speech and mind are undertaken only to ensure
the happiness and well-being of others.
3.
Compassion
Cultivate compassion, which is the wish for beings
to be freed from suffering. Imagine a prisoner who is about to be executed, or
an animal at the slaughterhouse, and put yourself in their position, or imagine
that they are your own dear mother. When you experience an unbearably intense
feeling of compassion for them, consider that although the one experiencing
such suffering is not actually your mother or father in this lifetime, he or
she has been your mother and father countless times throughout the course of
your innumerable lifetimes. Practise cultivating this compassion until you feel
exactly the same compassion for all sentient beings as you do for your own
mother and father.
4.
Joy
Whenever you see someone who is wealthy and
powerful, and apparently enjoying all the pleasures of the higher realms, or
whenever you see someone who possesses the qualities of scriptural learning and
realization, do not feel resentful or envious of them, even if you consider
them to be an enemy. Instead, feel joyful and make the wish that their riches
and power increase even further. And pray that all sentient beings may
experience the same kind of good fortune. Train your mind in this way, again
and again.
If, when you practise training the mind in these
four immeasurables, you proceed gradually— first considering your own parents;
then including your friends and relatives; and finally extending the practice
to your enemies—you will come to feel the same love and compassion for your
enemies as for your parents. This is the measure of your mind training.
ii. Arousing Bodhicitta
As for the actual practice of arousing bodhicitta,
whilst in a state that is mindful and aware of these points of training the
mind in the four immeasurables, visualize the field of merit in front of
you—just as you did in the refuge practice—which then becomes the witness to your arousing of
bodhicitta.
The bodhicitta of wishing to attain enlightenment
for the benefit of all sentient beings is pledging yourself to the goal. This
is the bodhicitta of aspiration, which is like making a wish to go to Lhasa,
for example.
Vowing that until you attain enlightenment you will
practise the six perfections, such as generosity, and strive with effort until
saṃsāra is completely
empty, is pledging yourself to the cause. This is the bodhicitta of
application, which is like making the actual journey to Lhasa up until your
eventual arrival there.
The Bodhicaryāvatāra
says:
Understand
that, briefly put, bodhicitta has two aspects.
Just
as one would know the difference
Between
wishing to go and going on a journey,
The
wise should understand these two,
Recognizing their difference and their order.
Once you have taken the vows of the bodhicitta of
aspiration and application, whilst being mindfully aware of the words of the
practice and their meaning, the field of merit melts into light and dissolves
into you. Consider that all the two-fold bodhicitta present within the wisdom
minds of the deities arises within your own mind-stream. And then rest in the
state of indivisible emptiness and compassion.
iii. Training in the Bodhicitta Precepts
Thirdly, there is training in the bodhicitta precepts.
This includes, in the context of the bodhicitta of aspiration, meditations on
equalizing self and others, exchanging self and others, and considering others
as more important than yourself. And for the bodhicitta of application there is
the practice of the six perfections.
1.
Precepts of the bodhicitta of Aspiration
Firstly, since all beings are equal in that they
want happiness and wish to avoid suffering, we should abandon the attitude of
attachment and aversion which causes us to cherish ourselves and feel
aggressive towards others. Train in the practice so that you view yourself and
other beings as equals.
Secondly, the way to meditate on exchanging self and
others is to practise giving happiness and receiving suffering as you breathe
in and out (the practice of tonglen).
No matter what unwanted suffering comes your way, focus on wishing to take on
the suffering of others as well. Train your mind in this practice, which is
illustrated by the story of Daughter, and the Buddha pulling a wagon in the
hell realm.4
When you train your mind in considering others as
more important than yourself, cultivate the willingness to take birth even in
the hells should it be of benefit to other beings. This is illustrated by the
stories of Atiśa’s teachers Maitrīyogi and Dharmarakṣita; the bodhisattva Metok Dadze; and the Buddha
in his earlier rebirths.
2.
Precepts of the Bodhicitta of Application
No comments:
Post a Comment