Wednesday, May 9, 2018

Phật Tử và Quy Y Tam Bảo




            Một khi chúng ta không còn quy y Tam Bảo thì cho dù những pháp tu mà chúng ta thực hành có thâm uyên đến đâu chăng nữa chúng ta cũng chẳng còn là một phần của cộng đồng tín đồ Phật Giáo. Đã có lời dạy rằng:


“Quy y chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa một tín đồ Phật Giáo và một người không phải là một tín đồ Phật Giáo.”



            Có nhiều người không tin vào Phật giáo, họ tránh những hành động gây tổn hại, thiền về các vị thần, tu luyện về những kinh mạch và năng lượng, và những người đạt được những thành tựu phổ thông. Nhưng, vì không biết quy y Tam Bảo, họ không nằm trên con đường tu tập dẫn đến giải thoát và sẽ không thoát được ra khỏi sinh-tử luân-hồi. Không có lấy một giáo lý nào trong toàn thể vô số những giáo lý kinh điển và mật điển mà Jowo Atisa không biết đến hoặc chưa đọc qua. Nhưng trong tất cả những giáo lý đó, ngài nghĩ rằng sự quy y có tầm quan trọng hết sức căn bản đến mức nó đã là một điều mà ngài dùng để giảng dạy các đệ tử của ngài – đến nỗi người ta gán cho ngài một biệt hiệu là “Đạo sư thông thái Quy y.”


            Cho nên, kể từ giây phút bạn bước vào con đường tiến đến giải thoát và trở thành một tín đồ Phật Giáo, hãy tu tập quy y cùng với những giới luật của pháp tu này, và đừng bao giờ từ bỏ cho dù là tính mạng của bạn bị đe dọa cũng vậy. Như một bản kinh có nói:


            “Những ai quy y nơi Tam Bảo
            Đều là những tín đồ (tại gia) chân thật;
            Những người này không nên tìm kiếm sự nương tựa
            Ở bất kỳ một vị thần linh nào khác.
            Những ai quy y nơi Giáo Pháp thiêng liêng
            Không nên mang những ý tưởng gây tổn hại.
            Những ai quy y nơi Tăng Đoàn tôn quý
            Không nên còn giao kết với những người ngoại đạo.”



            Thời buổi này, một số người tự xưng là những tín đồ của Tam Bảo nhưng lại không hề có một mảy may tôn kính nào đối với những biểu tượng của Tam Bảo. Họ xem những bức tranh vẽ và những bức tượng tiêu biểu cho đức Phật hoặc sách vở có chứa đựng những lời dạy của đức Phật là những hàng hóa thông thường có thể được bán hoặc mang ra cầm cố. Điều này được gọi là “sinh sống bằng cách bắt giam Tam Bảo để đòi tiền chuộc” và là một sai lầm rất là nghiêm trọng. Chỉ ra nét xấu của một bức tranh hoặc một pho tượng của đức Phật hoặc ở trường hợp khác là phê bình tranh hoặc tượng của đức Phật, trừ phi bạn đang thẩm định kích thước của những biểu tượng đó để điều chỉnh, cũng là một sai lầm nghiêm trọng và cần nên tránh. Đặt những quyển sách có chứa đựng kinh văn trực tiếp trên sàn nhà, bước ngang qua, thấm nước miếng ngón tay để lật sang trang khác và những hành vi bất kính tương tự như vậy cũng đều là những sai lầm nghiêm trọng nữa. Chính đức Phật đã nói:


            “Sau năm trăm năm
            Sự hiện diện của Ta sẽ ở trong hình thức kinh sách.
            Hãy xem kinh sách như là Ta
            Và hãy thể hiện sự tôn kính đúng đắn.”



            Một câu cách ngôn phải nhớ thường ngày là người ta không nên đặt những hình ảnh lên trên những quyển kinh. Vì đó là sự đại diện cho lời nói của đức Phật, hơn thế nữa là cho thân và ý của Ngài, dạy cho chúng ta những gì nên làm và những gì không nên làm và còn để bảo đảm được sự tiếp nối liên tục của Giáo Pháp của Ngài. Do vậy mà kinh sách hoàn toàn không khác gì chính bản thân đức Phật và đặc biệt thiêng liêng.


            Hơn thế nữa, hầu hết người ta chẳng ai xem một chiếc chày kim cương và cái chuông là một cái gì đó khác hơn là những đồ vật thường phàm. Họ không hiểu rõ được cái giá trị rằng hai vật đó là những đại diện của Tam Bảo. Chiếc chày kim cương tượng trưng cho tâm của đức Phật, năm trí tuệ. Cái chuông mang hình ảnh của một gương mặt mà theo mật điển bên ngoài thì đó là gương mặt của đức Đại Nhật Như Lai, và trong quan điểm của những mật điển cao cấp hơn thì đó là  đức Vajradhatvishvari. Nói cách khác, cái chuông mang một hình ảnh thân của đức Phật. Những chữ chạm khắc trên đó là tám chủng tự của tám vị phối ngẫu, và bản thân cái chuông tiểu biểu cho lời nói của đức Phật, là âm thanh của Giáo Pháp. Do đó, chung quy lại thì chày kim cương và chuông đáp ứng đầy đủ tất cả mọi tiêu chuẩn đại diện cho thân, lời và ý của đức Phật. Đặc biệt hơn nữa, hai vật này chứa đựng tất cả mạn-đà-la của Mật Chú Kim Cương Thừa, và những vật dụng khác thuộc về mật nguyện phi thường cũng được xem như vậy. Do vậy mà bất kính đối với những vật dụng này là một sai lầm hết sức nghiêm trọng. Hãy luôn tôn kính những vật dụng đó.

~ Trích từ Words of My Perfect Teacher của đức Thánh Thiêng Patrul Rinpoche

Những vần kệ quy y:

Con quy y đạo sư
Con quy y Phật
Con quy y Pháp
Con quy y Tăng
(ba lần)


Bài Nguyện Quy Y:

Cho đến khi thành tựu giác ngộ
Con nguyện quy y Phật
Con nguyện quy y Pháp
Cùng Tăng Bảo Tối Thắng.
Nhờ công đức tu tập hạnh bố thí cùng những hạnh hoàn hảo khác
Con nguyện thành tựu quả vị Phật
Vì để làm lợi lạc cho chúng sinh.

(ba lần)


Nếu có bất kỳ một sự sai trật hoặc lệch ý nào do sự chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ vì thiếu năng lực và sự ngu dốt của bản thân.


Bất kỳ một lượng công đức nào tích tập được từ công việc này, dù nhỏ nhiệm đến đâu, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ Toàn Hảo và Tối Thượng của tất cả chúng sinh.



=-=-=-=-=-=-=-=-=


Nguyên văn Anh ngữ:




Once we give up taking refuge in the Three Jewels, then no matter how profound the practices we undertake may be we are no longer even part of the Buddhist community. It is said:
“It is the refuge that makes the difference between a Buddhist and a non-Buddhist.”
There are plenty of tirthikas who avoid harmful acts, meditate on deities, practise on the channels and energies, and who obtain the common accomplishments. But, not knowing the refuge in the Three Jewels, they are not on the path to liberation and will not be free from samsara. There was not a single one of all the multitude of sutra and tantra teachings that Jowo Atisa did not know or had not read. But of all of them, he thought that the refuge was of such primary importance that it was the one thing he used to teach his disciples-to the extent that people nicknamed him the "Refuge Pandita." 

So, from the moment you enter the path of liberation and become a Buddhist, practise the taking of refuge along with its precepts, and never give them up even if your life is at stake. As a sutra puts it:

“Those who take refuge in the Buddha
Are true lay followers;
They no longer should seek refuge
In any other deity.
Those who take refuge in the sacred Dharma
Should have no harmful thoughts.
Those who take refuge in the noble Sangha
Should no longer associate with tirthikas.
These days, some people claim to be followers of the Three Jewels but do not have the slightest respect for their representations. They consider paintings and statues representing the Buddha or books containing his words to be ordinary goods that can be sold or pawned. This is called "living by holding the Three Jewels to ransom" and is a very severe fault. To point out the ugliness of a drawing or statue of the Buddha or otherwise criticize it, unless you are evaluating its proportions in order to fix it, is also a grave error and should be avoided. To place books containing the scriptures directly on the floor, to step over them, to wet your fingers with saliva to turn the pages and similar disrespectful behavior are all serious mistakes as well. The Buddha himself said:
“At the end of five hundred years
My presence will be in the form of scriptures.
Consider them as identical to me
And show them due respect.”
It is an everyday maxim that one should not put images on top of the scriptures. For it is the representation of the speech of the Buddha, rather than that of his body or mind, that teaches us what to do and what not to do and also ensures the continuity of his doctrine. The scriptures are therefore no different from the Buddha himself, and are particularly sacred.
Furthermore, most people do not think of a vajra and bell as anything but ordinary objects. They do not appreciate that they are representations of the Three Jewels. The vajra symbolizes the Buddha's mind, the five wisdoms. The bell bears the image of a face which, according to the outer tantras, is that of Vairocana and, in the view of higher tantras, is Vajradhatvishvari. In other words, it bears an image of the Buddha's body. The letters engraved on it are the eight seed-syllables of the eight consorts, and the bell itself symbolizes the Buddha's speech, the sound of the Dharma. So together, vajra and bell fulfill all the criteria of representations of the Buddha's body, speech and mind. More particularly, these two objects contain all the mandalas of the Secret Mantra Vajrayina, and so are considered extraordinary samaya objects. To treat them with disrespect is therefore a grave fault. Always venerate them.

~H.H. Patrul Rinpoche from the text Words of My Perfect Teacher.
REFUGE VERSES:
LAMA LA KYAB SU CHIO
I take Refuge in the Lamas
SANGYE LA KYAB SU CHIO
I take Refuge in the Buddha
CHÖ LA KYAB SU CHIO
I take Refuge in the Dharma
GEDUN LA KYAB SU CHIO
I take Refuge in the Sangha (three times)
Refuge Prayer:
SanGye ChoDang Tsok Kyi ChogNam La
In the jewels of Buddha, Dharma and Sangha
JangChub BarDu DakNi KyabSu Chi
We take refuge until attaining enlightenment.
Dak Gi JinSog GyiPe Sonam Kyi
By the merit of practicing generosity & the like,
DroLa PhenChir SanGye DrubPar Shok
May we attain Buddhahood for the benefit of beings. (three times)






No comments:

Post a Comment