Saturday, May 12, 2018

Những Cấp Độ Khác Nhau của Pháp Tu A Di Đà







            Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni có những đệ tử với nhiều khả năng khác nhau. Dù đức Phật thực tế chỉ dạy một con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, nhưng những phần khác nhau trong giáo lý của Ngài được tiếp nhận thành những thừa (cỗ xe) tùy theo năng lực của những vị đệ tử. Về căn bản, người ta có thể phân chia tất cả giáo lý của đức Phật thành hai thừa: Kinh thừa và Mật thừa. Kinh thừa còn được gọi là “nhân thừa,” bởi vì (tu theo thừa này) người ta tích lũy những cái nhân để đưa đến giác ngộ. Trong Mật thừa, “thừa của quả,” người ta đồng hóa mình với kết quả của sự tu hành, hay là những đặc điểm khác nhau của sự giác ngộ.



            Tích lũy những cái nhân đưa đến giác ngộ có nghĩa là vừa tẩy trừ tất cả những cái nhân gây ra đau khổ vừa tu tập con đường dẫn đến sự chấm dứt mọi khổ đau, đưa đến hạnh phúc lâu dài. Cái đích trong Tiểu Thừa (Hinayana) là sự giải thoát, bởi vì cái ảo tưởng quan tâm tới một cái tôi thật sự của một con người cùng với tất cả những sự ô nhiễm thô lậu đều được tan biến. Trong Đại Thừa (Mahayana) thì cái đích là sự giác ngộ viên mãn (giác ngộ trọn vẹn). Trên căn bản của ước nguyện giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau, thậm chí những bức màn vô minh (ngu si) vi tế nhất (khó phát hiện nhất) cũng được tẩy trừ và trạng thái trí tuệ cao nhất, trí tuệ của sự toàn giác (thấy biết tất cả), được thành tựu. Trí tuệ cao nhất này chẳng là cái gì khác ngoài cái bản tánh chân thật của cái tâm của chúng ta.


            Nếu một ai đó có niềm tin rất là mãnh liệt vào bản tánh chân thật của tâm thì người đó có thể trực tiếp cùng là một với quả vị đó, với những phẩm chất khác nhau của sự giác ngộ. Căn cứ trên giáo lý về Phật tánh, cái bản tánh hiện diện ở tất cả mọi chúng sinh, những phương pháp Mật điển của Kim Cương Lộ (Đường Tu Kim Cương) mang lại một kết quả rất là mau. Người ta nói về Kim Cương Lộ rằng hành giả giỏi nhất có thể đạt được giác ngộ chỉ nội trong một kiếp sống. Đây là một lối tu quá sức nhanh, đặc biệt là khi được so sánh với pháp tu Kinh điển, lối tu mà sự giác ngộ chỉ có thể đạt được trong rất là nhiều kiếp (aeon – kiếp: mỗi kiếp này là 4.320.000.000 năm – bốn tỷ ba trăm hai mươi triệu năm). Thế nhưng không phải hành giả nào cũng có khả năng sử dụng những phương pháp mãnh liệt như thế. Hấu hết các truyền thống trong Đại Thừa đều dựa trên lối tu Kinh điển. Chỉ có Phật Giáo Tây Tạng mới sử dụng và trao truyền tất cả những phương pháp Mật điển mà đức Phật đã ban truyền.


            Sự giác ngộ tự nó biểu hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Tất cả những đặc tính của một vị Phật mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy có thể được tổng kết lại thành năm dòng dõi Phật, và năm dòng dõi này có thể cô đọng lại một lần nữa thành Kim Cương Trì (Tạng ngữ là Dorje Chang – Đô giê Chang), sắc tướng Mật điển của chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chư Phật ở khắp mười phương (Thập Phương Chư Phật) và cả những Bồ-tát cao cấp mỗi Ngài đều hóa hiện ra một cõi giới bằng năng lượng thanh tịnh quanh mình, đó là những tịnh thổ riêng của quý Ngài. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã miêu tả cặn kẽ những phẩm chất của những tịnh thổ này. Ngài đã dạy nhiều phương pháp khác nhau để nối kết với chư Phật và tịnh thổ của quý Ngài vì, so với những phương pháp khác, pháp tu tịnh độ là một pháp tu đưa đến giác ngộ tương đối dễ dàng.


            Bên trong phạm vi của năm dòng dõi Phật, đức Phật A-di-đà (Tạng ngữ là Öpame, Anh ngữ là Limitless Light – Vô Lượng Quang) là vị Phật thuộc về hướng Tây. Ngài mang danh hiệu này bởi vì ánh sáng phát ra từ thân thể Ngài tràn ngập khắp tất cả các tịnh thổ của chư Phật khắp mười phương. Trước đây nhiều kiếp (aeon – kiếp: mỗi kiếp là 4.320.000.000 năm – bốn tỷ ba trăm hai mươi triệu năm), do mối liên kết với Bồ-tát nguyện của Ngài, Ngài đã lập một nguyện ước hết sức mãnh liệt rằng Ngài sẽ có khả năng hóa hiện ra được một tịnh thổ kết hợp những phẩm chất của tất cả các tịnh thổ khác, và tất cả những chúng sinh nào có lập những ước nguyện tương ứng với tịnh thổ đó thì sẽ được tái sinh về đó một cách dễ dàng. Kết quả của những nguyện ước mãnh liệt này là Ngài đã hóa hiện được Tịnh Thổ Cực Lạc (tiếng Phạn là Su-kha-va-ti, tiếng Tạng là Dewachen – Đê-oa-chen) vào lúc Ngài thành tựu Phật Quả.


            Những giáo lý dạy về những phẩm chất của đức Phật A-di-đà và tịnh thổ của Ngài được tìm thấy chủ yếu là trong Kinh A Di Đà (Shorter Sukhavativyuha Sutra) và Kinh Vô Lượng Thọ (Longer Sukhavativyuha Sutra), sự Diễn Tả ngắn và dài về Tịnh Thổ Đại Lạc (thế kỷ thứ 1 và 2 sau Tây lịch), và trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Amitayurdhyana Sutra), bản Kinh Thiền về đức Phật Vô Lượng Thọ (thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch). Ngoài ba Kinh này ra còn có có thêm phương pháp để đạt được sự kết nối với các tịnh thổ và được tái sinh về đó cũng được tán tụng trong nhiều Kinh Đại Thừa. Số này bao gồm chừng 200 Kinh và luận giải, chẳng hạn như là Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka), Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Surangama), Kinh Pháp Hoa và Kinh Bát Nhã (Lotus and Prajnaparamita Sutras). Còn có Luận về Sự Thức Tỉnh của Tín Tâm (Khởi Tín Luận) của ngài A-soa-ghô-sa (Asvaghosha) giải thích rất rõ về pháp tu này.


            Nói chung, có bốn cái nhân đưa đến một tái sinh về Cực Lạc Tịnh Thổ. Cái nhân đầu tiên và chính yếu là ước nguyện được tái sinh về đó. Quán tưởng đức Phật và tịnh thổ của Ngài trong tâm trí mình càng rõ ràng càng tốt là cái nhân thứ hai. Cái nhân thứ ba là tránh những hành vi bất thiện (tiêu cực) và tu tập những thiện hạnh (hành vi tích cực). Cuối cùng, cái nhân thứ tư là phát triển Tâm Bồ-đề, Tâm Thái Giác Ngộ, cái ước muốn đạt được giác ngộ để mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh trên căn bản của tình yêu thương và lòng bi mẫn. Nhưng trên căn bản của những giáo lý phổ thông này có nhiều cấp độ tu tập khác nhau mà đức Phật đã ban truyền phù hợp với những năng lực khác nhau của những học trò của Ngài. Chính những pháp tu này mà người ta có thể chia ra thành hai phạm trù chính về Kinh điển và Mật điển, sẽ được diễn giải vắn tắt dưới đây.


          Cấp Độ Kinh Điển


            Theo quan điểm của pháp tu A-di-đà, cấp độ giáo lý Kinh điển là căn bản cho Tịnh Độ Tông, tông phái Phật giáo lớn nhất trên thế giới với hơn một trăm triệu tín đồ. Pháp tu chính của tông phái này là tụng niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà cùng với ba loại tích tập.


            Sự tích tập đầu tiên là niềm tin vào Tây Phương Tịnh Thổ và vào lời hứa của đức Phật A Di Đà là sẽ cứu vớt tất cả những ai tụng niệm danh hiệu Ngài, cũng như niềm tin vào tự tánh của chính mình mà về bản chất là cũng giống như tự tánh của Ngài. Tụng niệm danh hiệu Ngài là tụng niệm bản tánh chân thật của tâm.


            Sự tích tập thứ hai là lập ước nguyện, sự kiên định được tái sinh về Tịnh Thổ, trong cái tâm thanh tịnh của mình, ngõ hầu được ở vào vị trí cứu vớt chính mình và người khác (tha nhân) ra khỏi tất cả mọi khổ đau.

            Sự tích tập thứ ba là tu tập, trong tông phái này có nghĩa là người tu chủ yếu phải nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà, tụng niệm danh hiệu của đức Phật cho đến khi tâm mình và tâm của đức Phật A Di Đà được hòa hợp thành một, nghĩa là đạt đến cái điểm nhứt tâm bất loạn. Rồi thành tựu thiền định và quán chiếu. Bên cạnh việc nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà là điều cần thiết phải nghiên cứu những Kinh điển của Đại Thừa, và thực hành nhiều loại hoạt động tích cực (tạo thiện nghiệp) khác nhau. Với phương pháp này người ta có thể tạo nên một chiếc cầu đưa đến Đê-oa-chen (Dewachen), Tịnh Thổ. Nhưng người ta cũng có thể nói rằng ba khía cạnh này – niềm tin, nguyện ước, và tu tập thực tế là một và về bản chất là giống nhau, vì cái một đó bao gồm tất cả và tất cả được bao gồm trong một.


            Pháp tu chính yếu trong Tịnh Độ Tông là tụng niệm danh hiệu của đức Phật A Di Đà, nhưng cũng còn có ba thể thức khác. Trong một thể thức người ta nhớ nghĩ đến đức Phật bằng cách nhìn vào một bức tượng hoặc hình tướng của đức Phật. Một thể thức khác là nhớ nghĩ đến đức Phật bằng sự quán tưởng, và một thể thức thứ ba là nhớ nghĩ đến đức Phật bằng cách thiền về bản tánh thật của tâm. Việc tụng niệm danh hiệu của một vị Phật có tác dụng giống như là tụng niệm một câu thần chú. Đây là sự kết nối với Mật tông hay bí mật tông. Các đạo sư Phật giáo của những truyền thống khác nhau thường bình luận: “Phương pháp tụng niệm danh hiệu một vị Phật trong đó có đầy đủ cả Thiền (Zen), Luận, Luật (Vinaya), và các truyền thống Mật Tông.” Lý do là vì khi tụng niệm danh hiệu của đức Phật người ta tự tách mình ra khỏi những ảo tưởng và tham bám, đó là Thiền (Zen). Những từ thiêng liêng ‘Đức Phật A Di Đà’ chứa đựng vô số giáo lý siêu phàm, tiềm ẩn bên trong và bật ra từ những từ đó, đây là Luận Tông. Việc tụng niệm danh hiệu đức Phật làm thanh tịnh và lắng dịu được ba nghiệp của thân, lời và ý, đây là Luật Tông. Mật Tông sẽ được giải thích trong phần cấp độ Mật Tông.


            Danh hiệu chính thức của Tịnh Độ Tông ở Tàu là Ching-t’u Tsung, tương tự như Jodo Shu trong Phật Giáo Nhật Bản. Trước ngài Huệ Viễn (Hui Yüan, 334 - 416) lòng sùng tín với Đức Phật A Di Đà là một pháp tu tự chọn trong Phật Giáo. Ngài Huệ Viễn thiết lập pháp tu này thành một phạm vi hoạt động riêng biệt, và phát triển một tông phái Phật Giáo quanh pháp tu này bằng cách sáng lập Bạch Liên Hội vào năm 402. Ngài nhấn mạnh thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà là làm cho tất cả chúng sinh có lòng thành tín được tái sinh về tịnh thổ của Ngài, tập trung vào pháp tu lặp đi lặp lại cụm từ được gọi là Nien-fo (Nianfo – niệm Phật): “Na-mo A-mi-t’o Fo,” nghĩa đen là: “Kính lễ Đức Phật A Di Đà.” Pháp tu này cũng được sử dụng trong phiên bản Tịnh Độ Tông của Nhật, được gọi là Na-mo A-mid-da Bút-su (Nembutsu).


            Vị thiền sư danh tiếng của thế kỷ 16 là Chu Hung đã có nói: “Tịnh Thổ này là Tịnh Thổ quan trọng nhất, vi tế nhất và kỳ lạ nhất. Đó lại cũng là Tịnh Thổ đơn giản nhất. Bởi vì nó đơn giản cho nên những người có trí thông minh cao không chú ý tới. Sự sinh và tử không tách rời khỏi một khoảnh khắc của chánh niệm. Cuối cùng, tất cả vô số những giáo lý và phương pháp thế gian cũng như xuất thế gian đều không tách rời khỏi một khoảnh khắc của chánh niệm. Ngay bây giờ đây, hãy lấy cái giây phút chánh niệm này chú tâm đến Đức Phật, nhớ đến Đức Phật, tụng niệm danh hiệu của Đức Phật. Thật là thân thiện và gần gũi làm sao! Một năng lượng thiết yếu thanh tịnh, quá cụ thể và thực tế! Nếu bạn nhìn xuyên qua nơi mà có cái tâm chánh niệm này khởi lên thì đây là Đức Phật A Di Đà của tự tánh của chúng ta. Đây là ý nghĩa của vị chưởng môn đến từ phương Tây (ý nghĩa của Zen).”


            Trong Phật Giáo Thiền (Zen) hành giả phải hiểu chân lý của tự tánh A Di Đà, Tịnh Thổ Duy Tâm. Như trong Kinh Vimalakirti-Nirdesha có nói: “Khi tâm thanh tịnh, đất Phật thanh tịnh.” Sự tái sinh vào tịnh thổ đó rốt ráo là sự tái sinh trong cái tâm thanh tịnh của chúng ta. Cái hình dạng cao cấp này của tịnh thổ được tu tập bởi những người có những khả năng tâm linh thâm sâu: “Khi cái tâm thanh tịnh thì đất Phật thanh tịnh … tụng niệm danh hiệu của Đức Phật là tụng niệm cái tâm đó.” Vì vậy, ở một trình độ cao, Tịnh Thổ và Thiền về bản chất là như nhau.



          Cấp Độ Mật Điển


            Ở cấp độ Mật điển, hoặc cấp độ của Pháp Kim Cương, cũng lại có nhiều hình thức tu tập khác nhau. Nét tập trung chính yếu của Pháp Kim Cương là sự đồng nhất: hành xử như Đức Phật cho đến khi chính mình trở thành một vị Phật. Cho dù một hành giả có tu tập rồi mà không trải qua nhiều điều kiện tiên quyết (những điều kiện phải có trước) đặc biệt nào, bởi vì Đức Phật A Di Đà đã lập những thệ nguyện quá mãnh liệt như thế cho tất cả chúng sinh, pháp tu đó cũng thực sự trở nên mãnh liệt hơn nếu người ta đã tiếp nhận được một sự trao truyền chân chính từ đạo sư của họ. Sự trao truyền này bao gồm quán đảnh A Di Đà (Tạng ngữ: wang), ‘khẩu truyền’ hoặc sự cho phép tu tập (Tạng ngữ: lung), và sự giảng giải chính xác cách thức tu tập đúng đắn (Tạng ngữ: thri).


            Mọi pháp tu Mật điển đều có thể được chia thành hai hoặc ba phần. Hai phần là giai đoạn phát triển, đây là giai đoạn người ta dựng nên một sự quán tưởng nào đó, và giai đoạn hoàn thiện của thiền, ở đó người ta làm tan biến những gì đã được dựng nên và để tâm nghỉ ngơi trong bản tánh của nó. Khi được chia thành ba phần thì những khía cạnh của pháp tu được gọi là “Thủ Ấn, Thần Chú, và Thiền Chỉ” trong tiếng Phạn, và việc trì tụng Thần Chú được thêm vào cùng với giai đoạn phát triển. Phần đầu tiên, Thủ Ấn, việc dựng lên sắc tướng của Đức Phật với đầy đủ tất cả mọi chi tiết trong tâm hành giả, có nhiệm vụ thanh tịnh những sự ô nhiễm của thân và đưa đến kết quả là để hóa hiện khía cạnh thanh tịnh của thân mà đó là thân hóa hiện (hóa thân – Phạn ngữ: Nirmanakaya) của một vị Phật. Sự trì tụng Thần Chú làm thỏa mãn cái mục đích thanh tịnh những sự ô nhiễm liên quan đến lời nói và để hóa hiện khía cạnh thanh tịnh của lời nói mà đó là thân hỷ lạc của một vị Phật (Hỷ Lạc thân - Phạn ngữ: Samboghakaya). Cuối cùng, chức năng của việc làm tan biến hay là giai đoạn hoàn thiện (định – samadhi) là để thanh tịnh những sự ô nhiễm liên quan đến tâm và để hóa hiện trạng thái chân thật hay là pháp thân của một vị Phật (Phạn ngữ: Dharmakaya). Những chức năng này về căn bản là giống nhau, cho dù là hành giả tu tập theo một thể thức ngắn, trung bình hay mở rộng của pháp tu A Di Đà. Thể thức dài nhất có thể kéo dài một ngày hoặc lâu hơn và bao gồm nhiều dạng nghi lễ khác nhau như là cúng dường v.v… Bởi vì ý nghĩa của những pháp tu này rất là thâm uyên, không thể nào giải thích đầy đủ tất cả mọi khía cạnh trong bài này được.


            Pháp Kim Cương cũng có một thể thức tu tập rất đặc biệt, một trong những giáo lý thâm uyên nhất mà đức Phật đã ban truyền. Đây là pháp tu gọi là “Chuyển Di Tâm Thức” (Tạng ngữ: Phowa) hay là pháp tu chết tỉnh thức. Trong truyền thống Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng, pháp tu này được dạy trong bản văn của Sáu Giáo Lý của Naropa. Pháp này cũng được dạy như là một phần của Giáo Lý Mật Tông của dòng Nyingma được ban truyền bởi vị đạo sư Ấn độ vĩ đại Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), người sáng lập chính yếu của Phật Giáo Tây Tạng.


            Trong lúc tu tập pháp Chuyển Di Tâm Thức (Phowa) hành giả học hướng tâm mình về đức Phật A Di Đà và chuyển tâm thức mình vào Tịnh Thổ Cực Lạc. Vì thế, có thể thiết lập một sự nối kết chắc chắn với đức Phật A Di Đà và đạt đến được một kinh nghiệm trực tiếp của trạng thái thanh tịnh và hỷ lạc tột cùng này. Điều này đặc biệt hữu dụng vào lúc chết. Thay vì bị đẩy qua giai đoạn trung gian (Tạng ngữ: bardo – trung ấm) đi vào một tái sinh mới trong vòng luân hồi, hành giả đi thẳng vào trạng thái hỷ lạc cao nhất, từ đó hành giả có thể tự do chọn lựa có trở lại để làm lợi ích cho chúng sinh hay không. Lúc ở trong trạng thái chính mình là vị Phật, hành giả tiếp nhận thêm giáo lý và phát triển rất nhanh đến trạng thái giác ngộ hoàn toàn.


            Tuy nhiên, với thể dạng tu tập này hành giả thậm chí có thể thực chứng được ngày càng rõ hơn cái bản tánh thanh tịnh của tâm mình, điều này có nghĩa là có thể hóa hiện tịnh thổ ở ngay trong hiện tại. Trong trường hợp này hành giả không cần phải gởi năng lượng và sự tỉnh thức của mình đến Tịnh Thổ và hành giả cũng không cần phải đợi kết quả xảy ra khi tích lũy nhân cho việc đó. Thay vào đó, hành giả có thể phát triển, trong kiếp sống này, một khả năng khổng lồ để làm lợi ích cho người khác (tha nhân) và để giải thoát họ khỏi tất cả mọi khổ đau. Đây là cái ý nghĩa thực sự của pháp tu Phowa. Đó là một món quả vĩ đại, và là một thể thức tu tập mãnh liệt nhất trong tất cả các thể thức tu tập của pháp tu A Di Đà.
           
           
=-=-=-=-=-=-=-=-=

Nếu có bất kỳ một sự sai trật hay lệch ý nào do việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo.

Bất kỳ một lượng công đức nào có được, dù nhỏ nhiệm đến đâu, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ Toàn Hảo và Tối Thượng của tất cả chúng sinh.

Turners Station, KY
Ngày 12 tháng 05 năm 2018

=-=-=-=-=-=-=-=-=


Nguyên văn Anh ngữ:


The Different Levels of Amitabha Practice
by Manfred Seegers


The historical Buddha Shakyamuni had disciples of many different capacities. Although he actually taught one single way to enlightenment, different parts of his teachings were taken as vehicles according to the capacities of his disciples. Basically, one can subdivide all of the Buddha's teachings into the two vehicles of Sutra and Tantra. Sutra is also called "the causal vehicle," because one builds up the causes for enlightenment. In Tantra, "the vehicle of fruition," one identifies with the fruit, or the different aspects of enlightenment. 


To build up the causes for enlightenment means both to remove all causes for suffering and to practice the way which leads to the cessation of all suffering, to lasting happiness. In the Smaller Vehicle (Hinayana) the goal is liberation, because the illusion concerning a true self of the person together with all gross defilements is dissolved. In the Greater Vehicle (Mahayana) the goal is full enlightenment. On the basis of the wish to liberate all sentient beings from suffering, even the subtlest veils of ignorance are removed and the state of highest wisdom, of complete omniscience, is obtained. This highest wisdom is nothing but the true nature of our mind. 


If one has very strong confidence in the true nature of the mind one can directly identify with fruition itself, the different qualities of enlightenment. Based on the teachings about the Buddha nature which is present in all sentient beings, the Tantric methods of the Diamond Way bring about a very quick result. It is said of the Diamond Way that the best practitioner can reach enlightenment within one single lifetime. This is extremely fast, especially when it is compared to the Sutra approach where enlightenment can be obtained only within aeons. But not every practitioner is able to use such powerful methods. Most traditions in the Mahayana are based on the Sutra approach. Only Tibetan Buddhism uses and transmits all the Tantric methods that the Buddha has given. 


Enlightenment expresses itself in different forms. All the Buddha aspects that Buddha Shakyamuni taught can be summarized into the five Buddha families, and these five families can be condensed again into Vajradhara (Tib.: Dorje Chang), the Tantric form of Buddha Shakyamuni himself. All the Buddhas of the ten directions and also the high Bodhisattvas manifest a pure powerfield around themselves, which is their own pure land. Buddha Shakyamuni described the qualities of these pure lands in detail. He taught different methods to connect with the Buddhas and their pure lands because, compared to other methods, the practice of the pure lands is a relatively easy way to enlightenment. 


Within the circle of the five Buddha families the Buddha Amitabha (Tib.: Öpame, Eng.: Limitless Light) is the Buddha of the western direction. He bears this name, because the light radiating from his body pervades all the pure lands of all the Buddhas of the ten directions. Many aeons ago, in connection with his Bodhisattva promise, he made extremely strong wishes that he would be able to manifest a pure land which combines the qualities of all other pure lands, and that all beings who made corresponding wishes would be reborn there easily. As a result of these strong wishes he manifested the Pure Land of Great Bliss (Skr.: Sukha-vati, Tib.: Dewachen) at the time he accomplished Buddhahood. 


The teachings on the qualities of Buddha Amitabha and his pure land are found mainly in the Smaller and Larger Sukha-vati-Vyu-ha, the shorter or longer Description of the Pure Land of Great Bliss (1st and 2nd century AD), and in the Amita-yur-Dhya-na-Su-tra, the Sutra of the Meditation on the Buddha of Limitless Life (3rd century AD). In addition to these three Sutras the method of getting in connection with the pure lands and taking rebirth there is praised in numerous Mahayana Sutras. These include some 200 Sutras and commentaries, such as the Avatamsaka, Surangama, Lotus and Prajnaparamita Sutras. Also the Treatise on the Awakening of the Faith by Asvaghosha explains this practice very clearly. 


In general, there are four causes for a rebirth in the Pure Land of Great Bliss. The first and main cause is the wish to be reborn there. To visualize the Buddha and his pure land in one's mind as clearly as possible is the second cause. The third cause is to avoid negative actions and to practice positive actions. Finally, the fourth cause is to develop Bodhicitta, the Enlightened Attitude, the wish to obtain enlightenment for the benefit of all beings on the basis of love and compassion. But on the basis of these general teachings there exist many different levels of practice that the Buddha gave in correspondence with the different capacities of his students. It is these practices that one can divide into the two main categories of Sutra and Tantra which will be briefly described below. 


The Sutra Level


In terms of the Amitabha practice, the Sutra level of teachings is the basis for the Pure Land School, which is the biggest Buddhist school in the world with more than one hundred million followers. This school's main practice is the recitation of the name of the Buddha Amitabha together with three kinds of accumulations. 


The first accumulation is confidence in the Western Pure Land and in Buddha Amitabha's promise to rescue all who recite his name, as well as confidence in one's own self-nature, which is intrinsically the same as his. To recite the Buddha's name is to recite the true nature of mind.

The second is to make wishes, the determination to be reborn in the Pure Land, in one's pure mind, in order to be in the position to save oneself and others from all sufferings.

The third is to practice, which in this school means that one mainly has to recollect the Buddha Amitabha, reciting the Buddha's name until one's mind and that of Buddha Amitabha are in unison, i.e., to the point of single-mindedness. Stable meditation and insight are then achieved. Besides recollecting the Buddha Amitabha it is also necessary to study the Sutras of the Mahayana, and to do various kinds of positive activities. In this way one can build a bridge to Dewachen, the Pure Land. But one can also say that these three aspects - confidence, wishes, and practice are actually one and the same in essence, as the one contains all and all are contained in one. 

The main practice in the Pure Land School is to recite the name of Amitabha, but there are also three other forms. In one form one recollects the Buddha by looking at a statue or form of the Buddha. Another form is to recollect the Buddha by vizualisation, and a third form is to recollect the Buddha by meditating on the true nature of mind. The recitation of the name of a Buddha has the same effect as reciting a mantra. This is the connection to the Tantric or esoteric schools. Buddhist masters of different traditions often commented, "The method of reciting the name of a Buddha encompasses the Meditation (Zen), Sutra Studies, Discipline (Vinaya), and Esoteric Schools." This is because when reciting the Buddha's name, one rids oneself of all delusions and attachments, which is Zen. The sacred words 'Amitabha Buddha' contain innumerable sublime teachings, hidden in and springing forth from those words, which is the Sutra Studies School. Reciting the Buddha's name purifies and stills the three karmas of body, speech and mind, which is the Discipline School. The Esoteric School will be explained in the context of the Tantra level. 


The formal title of the Pure Land School in China is Ching-t'u Tsung, corresponding to the Jodo Shu in Japanese Buddhism. Devotion to Buddha Amitabha was, prior to Hui Yüan (334 - 416), an optional practice within Buddhism. Hui-yüan established this practice as an independent activity, and developed a Buddhist school around this practice by founding the White Lotus Society in the year 402. He emphasized the Buddha Amitabha's promise to cause all faithful beings to be reborn in his pure land, focusing on the practice of repeating the phrase known as the Nien-fo: "Na-mo A-mi-t'o Fo," literally meaning, "Homage to Amitabha Buddha." This practice is also used in the Japanese version of the Pure Land School, where it is called Nembutsu (Namo Amida Butsu). 


The eminent 16th century Zen Master Chu Hung has said, "This (Pure Land) is the most primal and the most subtle and wondrous. It is also the simplest. Because it is simple, those of high intelligence overlook it. Birth and death are not apart from a single moment of mindfulness. Consequently, all the myriad worldly and world-transcending teachings and methods are not apart from a single moment of mindfulness. Right now, take this moment of mindfulness and be mindful of Buddha, remember Buddha, recite the Buddha's name. How close and cutting! What pure essential energy, so solid and real! If you see through where this mindfulness arises, this is the Amitabha of our inherent nature. This is the meaning of the patriarch coming from the West (the meaning of Zen)." 


In Zen Buddhism one has to understand the truth of self-nature Amitabha, Mind-Only Pure Land. As the Vimalakirti-Nirdesha Sutra states: "When mind is pure, the Buddha land is pure." Rebirth in the pure land is, ultimately, rebirth in our pure mind. This high level form of pure land is practiced by those of deep spiritual capacities: "When the mind is pure, the Buddha land is pure ... to recite the Buddha's name is to recite the mind." Thus, at an advanced level, Pure Land and Zen are the same in essence. 

The Tantra Level


On the Tantra level, or the level of the Diamond Way, again many different forms of practice exist. The main focus of the Diamond Way is identification: to behave like the Buddha until one becomes a Buddha oneself. Even if one can already do the practice without having many special prerequisites, because the Buddha Amitabha made such strong wishes for all sentient beings, the practice actually becomes more powerful if one has received an authentic transmission from one's teacher. This transmission consists of the Amitabha empowerment (Tib.: wang), the 'oral transmission' or authorization for the practice (Tib.: lung), and the exact explanation how to practice in a correct way (Tib.: thri). 


Every Tantra practice can be divided into two or three parts. The two parts are the development phase, where one builds up a certain visualization, and the completion phase of the meditation, where one dissolves whatever one has built up and lets the mind rest in its own nature. When divided into three parts, the aspects of practice are called "Mudra, Mantra, and Samadhi" in Sanskrit, and the Mantra recitation is added in connection with the development phase. The first part, Mudra, building up the form of the Buddha with all details in one's mind, functions to purify the defilements of the body and as a result of that to manifest the pure aspect of the body which is the emanation body of a Buddha (Skr.: Nirmanakaya). The Mantra recitation fulfills the purpose of purifying the defilements related to speech and to manifest the pure aspect of speech which is the body of enjoyment of a Buddha (Skr.: Samboghakaya). Finally, the function of the dissolving or completion phase (samadhi) is to purify the defilements related to mind and to manifest the state of truth or the body of phenomena of a Buddha (Skr.: Dharmakaya). These functions are basically the same, whether one takes a short, medium, or extensive form of Amitabha practice. The longest forms can last a day or more and include many different kinds of rituals like offerings, etc. Because the meaning of these practices is very profound, it is not possible to explain all aspects in this context. 


The Diamond Way also contains a very special form of practice, one of the most profound teachings the Buddha has given. This is the so-called "Transference of Consciousness" (Tib.: phowa) or the practice of conscious dying. In the Kagyu tradition of Tibetan Buddhism it is taught in the context of the Six Teachings of Naropa. It is also taught as a part of the Tantric Teachings of the Nyingma lineage given by the great Indian master Padmasambhava who was the main founder of Buddhism in Tibet. 


During Phowa practice one learns to direct one's mind towards Buddha Amitabha and to transfer one's consciousness into the Pure Land of Great Bliss. Thus it is possible to establish a definite connection with the Buddha Amitabha and to arrive at a direct experience of this extremely pure and joyful state. This is especially useful at the time of death. Instead of being driven through the intermediate state (Tib.: bardo) into a new rebirth in the cycle of existence, one goes directly into the state of highest bliss, from where one can freely choose whether or not to come back for the benefit of beings. Being in the state of the Buddha himself one receives further teachings and develops very quickly towards the state of full enlightenment. 


However, through this kind of practice it is even possible to realize more and more the pure nature of one's mind, which means to manifest the pure land here and now. In this case one doesn't need to send one's energy and awareness to the Pure Land and one needn't wait for the result to come when one builds up the causes. Instead, one can develop, in this lifetime, a huge capacity to benefit others and to liberate them from all sufferings. This is the actual meaning of the Phowa practice. It is a great gift, and the most powerful of all the different forms of Amitabha practice.

BUDDHISM TODAY, Vol.6, 1999
Source:
http://www.diamondway-buddhism-university.org/en/buddhism/Tibetan_Buddhist_Articles/meditation/levels_amitabha.html


No comments:

Post a Comment