Đôi lời thân kính,
Cho dù ai đó có thật sự
không tin là mặt trời mọc ở phương đông thì điều đó không có nghĩa là mặt trời
phải mọc ở phương tây. Tương tự như vậy, dù ai đó không tin ở Luân-Hồi và Nghiệp
Báo thì điều đó không có nghĩa là Nghiệp Báo và Luân-Hồi sẽ biến mất khỏi vũ trụ
này. Nhìn thấy được Luân-Hồi và Nghiệp Báo hay không thì chỉ tự bản thân của
mình hưởng lợi hoặc chịu hại chứ chẳng phải cho một ai khác.
Xin hãy vui lòng biết cho
rằng một khi quý đồng bào đã đến với trang này, dù là vô tình hay cố ý cũng vậy,
nghĩa là quý đồng bào ít nhiều gì cũng đã có một mối duyên nghiệp với Kim Cương
Thừa. Tuy nhiên, những bài viết ở nơi đây có giúp ích được chút gì cho quý đồng
bào hay không thì lại còn tùy thuộc ở ý chí và sự can thiệp từ những nghiệp
duyên khác của quý đồng bào nữa.
Cầu mong những gì được chuyển tải ở đây đều sẽ mang lại
ít nhiều lợi lạc cho quý đồng bào, dù có là Phật tử hay không.
Om
Mani Padme Hum Hrih.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Thực chất thì trống rỗng, bao khắp
như không gian và hoàn toàn nằm ngoài những giới hạn của khả năng suy diễn dựa theo
các khái niệm, đó là Pháp Thân.
Với bản tánh trong sáng, chói ngời rực
rỡ như mặt trời và được trang nghiêm bằng những tướng tốt và vẻ đẹp, đó là Báo
Thân.
Sự hiển bày năng lượng từ bi, hóa hiện
theo nhiều cách khác nhau từ lòng từ bi, đó là Ứng Hóa Thân.
Nơi bàn chân của Thầy, không tách rời
khỏi ba thân, con thành tâm lễ lạy (đỉnh lễ), con dâng hiến trọn vẹn thân thể,
lời nói và tâm ý của con.
c. Nghiệp: Nhân và Quả
Những kết quả của những
hành động mang lại lợi lạc hay gây tổn hại sẽ đi theo tôi. Nghĩa là những trải
nghiệm khác nhau của từng cá nhân về lạc thú và sự đau đớn mà chúng sinh trong
sáu cõi trải qua đều xảy ra chỉ đơn thuần là một kết quả của những hành động
thiện và ác của chính họ. Như trong Kinh Một Trăm Hành Động nói rằng:
Chính
sự đa dạng của hành động,
Tạo
ra sự đa dạng của chúng sinh.
Và
trong Kinh Lời Khuyên Cho Quốc Vương (Rājāvavādaka
Sūtra) nói rằng:
Khi
thời hạn đã đến thì ngay cả một vị vua cũng phải chết,
Và
chẳng có bạn bè hay tài của có thể đi theo ông ta.
Do
vậy, đối với chúng ta – dù chúng ta ở đâu, đi đâu –
Nghiệp
cũng theo chúng ta như là một cái bóng.
Dù
rằng những kết quả của những hành động của chúng ta không xuất hiện ngay tức
thì, nhưng chúng chẳng bao giờ bị hư hoại. Kinh Một Trăm Hành Động nói:
Những hành động của chúng sinh không
bao giờ bị hư hoại,
Dù trải qua một trăm kiếp (aeon)*.
Chúng được tích lũy, và, một khi đã
đến thời,
Kết quả sẽ phải gặt hái.
Ngay
cả những hành động bất thiện bé nhỏ cũng cần nên tránh. Kinh Tài Trí và Ngu
Si (Kinh Hiền Ngu) có nói:
Đừng coi thường những hành động xấu
ác nhỏ, cho rằng chúng vô hại,
Vì thậm chí một tia lửa tí hon,
Cũng có thể thiêu rụi một núi cỏ
khô.
Có lần, trong thời kỳ
thuyết giảng của đức Phật Ca Diếp (Buddha Kaśyapa), có một nhà sư tên là Shebu
Kapila trêu chọc những nhà sư khác bằng cách gọi họ với những cái tên như “đầu ngựa”. Ông ta gọi hết thảy những nhà sư bằng
mười tám cái tên như vậy. Được biết về sau, trong thời của đức Phật Thích Ca
Mâu Ni, nhà sư đó bị tái sinh làm một con hải quái giống như cá với mười tám
cái đầu. Một chuyện khác kể rằng một nhà sư so sánh một nhà sư khác với một con
khỉ thì bị tái sinh làm một con khỉ đến năm trăm đời như vậy. Và còn có vô số
những trường hợp khác có thể được nói đến.
Vị đại Bồ-tát Tịch
Thiên (Śāntideva) có nói:
Nếu sự tiêu cực của chỉ một khoảnh
khắc đơn lẻ
Có thể dẫn đến cả một kiếp (aeon)
trong địa ngục A-tỳ,
Thì với tất cả những hành động tai hại
của chúng ta đã tích lũy trong luân hồi từ vô thủy,
Làm gì có cơ hội để chúng ta đi đến
các cõi cao hơn?
Kinh Hiền Ngu (Tài Trí và Ngu Si)
cũng có nói:
Cũng đừng có coi thường những hành động
thiện nhỏ, cho rằng chúng chẳng có mang lại lợi lạc gì,
Bởi dù chỉ là những giọt mưa bé tí,
Cuối cùng cũng sẽ làm đầy một thùng
chứa lớn.
Trong quá khứ, lúc Vua
Man-ha-ta (King Māndhāta) là một người ăn xin, ông ta ném một nắm đậu vào đức
Phật San-ti-sa-ra-na (Kṣantiśaraṇa). Bốn hạt đậu rơi vào
chiếc bình bát của đức Phật và hai hạt đụng vào tim ngài. Kết quả là ông ta cai
trị cả bốn đại lục trong tám chục ngàn năm, rồi trở thành nhà cai trị ở cõi trời
của Tứ Đại Thiên Vương trong tám chục ngàn năm, và cuối cùng là ông ta cai trị
vương quốc Indra trong một nửa thời gian đó (bốn chục ngàn năm). Rồi có một ăn
xin dâng cúng một bát nước cho một vị thanh văn, đệ tử của đức Phật Thích Ca
Mâu Ni, và được tái sinh về cõi trời Ba Mươi Ba. Còn có chuyện kể rằng nếu một
con thú nghe tên của một vị Phật một lần thì sẽ thoát được những cõi thấp hơn
và được tái sinh vào những trạng thái sống cao hơn. Những lợi ích của những thiện
hạnh (hành động thiện) thì không thể tưởng tượng được (không thể nghĩ bàn).
Kho Tàng Những Giáo Huấn Thiết Yếu
có nói:
Hãy lắng nghe những lời nói của đạo
sư, những giáo huấn trân quý nhất!
Hãy nghiên cứu những lời nói của đấng
Chiến Thắng, và hãy đặt niềm tin vào đó!
Cả ngày lẫn đêm, hãy hồi hướng công
đức của bạn và hạn chế những hành động xấu ác!
Hãy ngẫm suy về sự tương thuộc (tính
duyên khởi) của nhân và quả sẽ quyết định tương lai của bạn như thế nào!
Hãy buông bỏ sự bám víu của bạn vào
cái thân và những tài sản mà bạn quá sức trân quý!
Và hãy vận dụng những quan điểm của
Mật điển, Kinh điển và Luận Nghị vào tâm bạn!
Hãy
ghi nhớ điều này.
- Trích dịch từ Một Ngọn Đuốc Soi Đường Đến Trí
Toàn Giác (trang 8 đến 9)
của
Chökyi Drakpa
Ghi
chú:
* Một aeon được dịch là
một kiếp (vì không có từ nào tương đương trong tiếng Việt) nhưng không phải là
một kiếp sống của một con người hay thú vật trên địa cầu này, mà đó là một kiếp
của trái đất này. Nghĩa là từ khi trái đất khởi sự hình thành, rồi tồn tại và
tàn dần đi cho đến khi biến mất hoàn toàn được gọi là một aeon.
Bất
kỳ một sự sai trật nào (nếu có) do việc chuyển dịch sang Việt ngữ đều là lỗi của
Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ vì sự thiếu
năng lực và ngu dốt của bản thân. Nguyện xin thành tâm sám hối trước đạo sư Chökyi
Drakpa, Sư Phụ, Sư Tổ, chư Đạo sư dòng truyền thừa cùng chư Phật và chư Bồ-tát.
Bất
kỳ một chút công đức nào có được từ công việc chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến
đâu, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ Toàn Hảo và Tối Thượng của tất cả
chúng sinh.
==================
Nguyên văn Anh ngữ:
Empty
in essence, expansive like space and free from the limits of conceptual
elaboration, is the Dharmakāya.
With
the nature of clarity, blazing brightly like the sun and ornamented with the
signs and marks, is the Sambhogakāya.
The
display of compassionate energy, manifesting in various ways out of compassion,
is the Nirmāṇakāya.
At
the feet of the Lama, inseparable from the three kāyas, I make heartfelt
prostrations, my body, speech and mind filled with devotion.
c. Karma: Cause and Effect
The results of beneficial and harmful
actions will follow me. This means the various individual
experiences of pleasure and pain undergone by beings in the six classes occur
purely as a result of their own positive and negative actions. As it says in
the Sūtra of a Hundred Actions:
It
is the variety of actions,
Which
creates the variety of beings.
And
in the Sūtra of Advice to the King
(Rājāvavādaka Sūtra), it says:
When
his time has come, even a king has to die,
And
neither his friends nor his wealth can follow him.
So
for us – wherever we stay, wherever we go –
Karma follows us like a shadow.
Although the results of
our actions do not manifest immediately, they never go to waste. The Sūtra of a Hundred Actions says:
The actions of beings
never go to waste,
Even in a hundred
aeons.
They are accumulated, and,
once the time comes,
The result will come to
fruition.
Even tiny negative
actions should be avoided. The Sūtra of
the Wise and Foolish says:
Do not disregard small
misdeeds, thinking they are harmless,
Because even tiny
sparks of flame,
Can set fire to a
mountain of hay.
Once, during the era of
the Buddha Kaśyapa’s teachings, there was a monk called Shebu Kapila2 who teased the other monks by calling them
names such as ‘horse- head’. Altogether he called them by eighteen such names.
It is said that later, during the time of Buddha Śākyamuni, he was reborn as a
fish-like sea monster with eighteen heads. It is also said that a monk who
compared another monk to a monkey was reborn as a monkey for five hundred lifetimes.
And there are countless other examples which could be mentioned.
The
great Bodhisattva Śāntideva said:
If a single moment’s
negativity,
Can lead to an aeon in
the Avīci hell,
Then with all our
harmful acts accumulated in saṃsāra
without beginning,
What chance is there of
going to the higher realms?
The Sūtra of
the Wise and Foolish also states:
Do not disregard small
positive acts either, thinking they are without benefit,
Because even tiny drops
of water,
Will eventually fill a
large container.
In the past when the
King Māndhāta was a beggar, he threw a handful of peas to Buddha Kṣantiśaraṇa. Four fell into the
Buddha’s alms bowl and two struck his heart. As a result, he reigned as ruler
over the four continents for eighty thousand years, then became ruler in the
heaven of the Four Great Kings for eighty thousand years, and finally ruled the
kingdom of Indra for half as long. Then there was the beggar woman who offered
a bowl of water to a śrāvaka disciple of Buddha Śākyamuni and was reborn in the
heaven of the Thirty-three. It is also
said that if an animal hears the name of a buddha once, they will escape the
lower realms and be reborn in the higher states of existence. The benefits of
positive actions are inconceivable.
The
Treasury of Essential Instructions says:
Listen to the words of
the master, the most cherished instructions!
Study the words of the
victorious one, and put your trust in them!
By day and by night,
dedicate your virtue and limit your misdeeds!
Reflect on how the interdependence
of cause and effect will determine your future!
Relinquish your
attachment to the body and possessions you hold so dear!
And apply the points of
the tantras, āgamas and upadeśas to your mind!
Take this to heart.
--
A Torch for the Path to Omniscience by Chökyi Drakpa
|
No comments:
Post a Comment