Đôi lời thân kính cùng quý đồng bào,
Giáo lý này
tuy chỉ phù hợp với những ai đã và đang tu tập theo truyền thống Kim Cương Thừa,
nhưng đối với đồng bào không tu tập theo truyền thống này thì nếu đọc qua cũng
có thể học được đôi điều về vấn đề giải thoát khỏi vòng sinh-tử luân-hồi. Nghĩa
là muốn thoát khỏi vòng sinh-tử luân-hồi không phải là một chuyện đơn giản hoặc
dễ dàng như rất nhiều … nhiều và nhiều người xưa nay vẫn lầm tưởng.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
b. Thiền Quán Về Vô Thường
Có
nhiều tình huống đưa đến cái chết. Cái chết có thể xảy ra do một cơn động kinh,
sau khi trở nên bị liệt giường vì một bệnh hiểm nghèo kinh niên, do thức ăn độc
hại, do té xuống từ một vách núi, hoặc do bị tấn công bằng vũ khí. Bao giờ cái
chết đến là điều không biết chắc. Đời sống thì mong manh như ngọn đèn phất phơ
trước gió, hoặc giống như một con chim bé nhỏ đậu trên một cành cây. Buổi tối,
sau khi đi ngủ, chẳng ai có thể cả quyết được liệu bạn sẽ thức dậy vào sáng hôm
sau hay không. Hiện giờ bạn còn sống, thế nhưng đâu có chắc được là bạn
sẽ vẫn còn sống trong thời gian một năm nữa hay không. Sau khi từ giã cõi đời
này, bạn sẽ phải tiếp tục đi đến một cõi sống khác nữa. Vậy, hãy cầu
nguyện:
“Hỡi
Đấng Đạo Sư Tôn Quý (đức Liên Hoa Sanh), từ hôm nay trở đi, hãy xoay tâm
con hướng về sự tu hành – hãy bảo vệ con! Và hãy nhìn thấy rằng sự
tu tập của con không bị lạc vào những đường lối tu tập sai lầm,
như là tu tập chỉ để phòng ngừa bệnh tật và ma quỷ trong đời này hoặc để có được
thực phẩm và quần áo! Hãy giữ cho con khỏi bị rơi vào cái ý niệm hạ cấp chỉ tìm
kiếm sự giải thoát khỏi sinh-tử luân-hồi cho riêng mình, bỏ lại phía sau tất cả
những người đã từng là mẹ của con trong quá khứ! Hỡi đấng Pháp Sư Toàn Giác Loong-chen
Ra-dzam (Longchen Rabjam), ngài biết con! Hỡi bổn sư (sư phụ gốc) đầy
bi mẫn, ngài là một với đức Đạo Sư Liên Hoa Sanh Trân Quý, Loong-chen
Ra-dzam, và Rít-dzin Dzít-mê Ling-ba (Rigdzin Jigme Lingpa) – hãy bảo vệ
con!”
Nếu
bạn không tóm lấy cơ hội để tu tập Giáo Pháp do hoàn cảnh hiện tại
dâng hiến cho, sau khi đã có được tất cả mọi sự tự do và hoàn cảnh
thuận lợi, thì ở những kiếp sống trong tương lai bạn sẽ chẳng tìm lại được
một nền tảng vật lý (thân thể) hoàn hảo như thế để đạt được sự
giải thoát khỏi cõi sinh-tử luân-hồi đâu. Giờ đây bạn có được một kiếp sống
hạnh phúc thì đó là kết quả của một lượng phước báu không đáng kể mà bạn đã
tích tập được qua nhiều kiếp sống trong quá khứ. Nếu bạn không tu tập đức hạnh
trong hoàn cảnh hiện tại của bạn, và thay vào đó là tích tập chỉ toàn là ác hạnh,
thì một khi cái phước báu đã tích lũy được từ những kiếp sống trong quá
khứ mang đến cho bạn cái nền tảng vật lý (thân thể) này bị xài hết, sau
khi chết bạn sẽ lang thang làm một chúng sinh trong những cõi giới thấp
hơn. Một khi bạn bị sinh vào một hoàn cảnh bất hạnh như thế, bạn sẽ không
phân biệt được tốt và xấu, và bạn sẽ chẳng bao giờ thậm chí được
nghe tiếng Giáo Pháp. Bạn sẽ không gặp được một người bạn tâm linh.
Bạn sẽ chỉ như là một người mù bị bỏ rơi lại một mình giữa một sa mạc mênh mông.
Thật là một thảm họa khủng khiếp! Quả là một bi kịch! Chúng
sinh trong những cõi địa ngục thì nhiều như số nguyên tử trong trái đất. Ma
đói (ngạ quỷ) thì nhiều như số hạt cát trên bờ một con sông. Thú vật thì nhiều
như số hạt đựng trong một thùng chang (bia Tây Tạng làm bằng lúa mạch).
Nếu bạn nghĩ đến những số lượng và số loài chúng sinh trong các cõi thấp,
bạn sẽ nhận ra cơ hội đạt được một thân người thật sự là khó làm sao. So
với các chúng sinh khác, số lượng của con người chỉ như là số hạt bụi dính
trong móng tay của bạn. Và ngay cả giữa loài người với nhau, số
người có lối hành xử tai hại và trái ngược với Giáo Pháp thì như là sao
trên bầu trời đêm, trong khi người thực sự hành xử theo Giáo Pháp thì hiếm
như sao giữa ban ngày. Suy ngẫm về điều này và hãy cầu nguyện: “Hỡi Đấng
Đạo Sư Trân Quý, hãy xoay tâm con hướng về sự tu tập – hãy bảo vệ con! Hỡi đấng
Pháp Sư Toàn Giác Loong-chen-ba (Longchenpa) và Dzít-mê Ling-ba (Jigme Lingpa),
hãy giữ cho con khỏi bị lạc vào những đường lối sai lầm! Hỡi đạo sư đầy bi mẫn,
Thầy là một với những vị nói trên, hãy bảo vệ con!”
Bởi người thực sự tu tập
đức hạnh thì quá hiếm hoi, để đạt được một thân người giống như là đến
được một hòn đảo đầy châu ngọc. Để đạt được một nền tảng (thân người)
đầy triển vọng như thế này, được đầy đủ tất cả mọi tự do và tài năng vốn bẩm,
và rồi dùng nó chỉ để tích tập toàn là những ác hạnh thì sẽ giống như là một
lái buôn cập được một hòn đảo đầy châu ngọc và rồi trở về với hai bàn tay
không. Với một cái tâm không kiên định và nóng nảy như thế bạn sẽ chẳng
có được bất kỳ một nền tảng nào để đạt được giải thoát khỏi cõi
sinh-tử luân-hồi, và cái thân bạn sẽ chỉ tạo điều kiện cho bạn tạo khổ đau
thêm nữa mà thôi.
Điều đặc biệt quan trọng
là đừng để bị trở thành nạn nhân của tám tình huống không ngờ trước làm cho Giáo
Pháp không thể hiện hữu được, hoặc tám trạng thái không thể xảy ra – nơi mà lý
trí tách lìa chúng ta khỏi Giáo Pháp. Trước tiên, bị dối gạt bởi những thế lực
đồi bại, nghĩa là gặp phải những vị thầy không hành động theo Giáo Pháp. Rồi
thì, bất chấp việc thỉnh thoảng bạn có một nhu cầu tu tập Giáo Pháp, bạn có thể
bị cản trở, không làm được bởi những cảm xúc xung đột của bạn, khi năm thứ độc
đang hoành hành trong tâm trí bạn, và bạn bị sức mạnh của năm thứ độc đó cuốn
phăng đi. Hoặc trong lúc đang tu tập, ác nghiệp có thể khống chế bạn và chín muồi
vì những tình huống tiêu cực. Nếu bạn không biết cách để hòa nhập những điều
này vào con đường tu tập thì những điều này sẽ trở thành những chướng ngại. Bạn
có thể ước mong đưa những giáo lý vào thực hành, nhưng nếu bạn thiếu chuyên cần
(tinh tấn), bạn sẽ bị sự lười biếng chi phối tâm trí bạn. Trong vài trường hợp,
bạn có thể có được một sự thích thú nơi giáo lý, trong khi đang là một nô lệ chịu
sự điều khiển của một người nào đó. Cũng có những người chỉ đơn thuần xuất hiện
là để được tham dự vào đường tu và chỉ giả vờ tu tập nhằm có được thực phẩm và
y phục, hoặc vì để chữa bệnh hoặc nhờ đó mà xua đuổi được những thần linh gây tổn
hại, hoặc vì sợ bị trừng phạt. Điều này giống như là bỏ thịt lừa vào một thùng
chứa và gian dối mạo chất lượng là thịt nai hay thịt lạc đà. Dù thái độ của bạn
mâu thuẩn với giáo lý, bạn hành động như thể là một hành giả có nhiều người
khác cùng tu theo nhằm hy vọng là kiếm được sự kính trọng và tưởng thưởng. Sư
vô nghĩa trầm kha và ngu xuẩn thâm căn cố đế có nghĩa là không cảm thấy bất kỳ
một sự nhiệt tâm nào khi học hỏi về những phẩm chất và lợi ích của những hành
vi tích cực và không sợ những hậu quả của những hành động tiêu cực, đã bị ảnh
hưởng bởi bạn bè không tốt. Đây là ‘tám tình huống không ngờ trước làm cho
Giáo Pháp không thể hiện hữu được.’
Rồi
có một tập hợp thứ hai của tám trạng thái đó. Trạng thái đầu tiên trong số này
xảy ra khi bạn không sợ những khổ đau trong sinh-tử luân-hồi, chẳng hạn như là
những khổ đau trong ba cõi thấp (thấp hơn cõi người – địa ngục, ma đói và thú vật),
dù rằng bạn nhìn thấy và nghe về những nỗi khổ đau này, và do đó bạn cảm nhận sự
tỉnh ngộ chỉ rất là qua loa và đôi chút buông bỏ gì đó. Được nghe rằng tín
tâm (hay lòng sùng kính) giống như là một bánh xe trân quý, ngày và đêm nó lăn
dọc theo con đường tu tập đức hạnh. Và tín tâm là điều quan trọng nhất trong bảy
sự giàu có tôn quý. Tuy nhiên, vẫn còn có một trạng thái mà trong đó bạn thiếu
viên ngọc sùng kính đối với những giáo lý và vị đạo sư. Còn có một trạng
thái trong đó bạn bị kẹt trong những sự gắn bó của những mối ràng buộc thế tục
và tham muốn giàu có, của cải và bạn bè. Trong một trạng thái khác, bạn có thể có một
cá tính tiêu cực hệt như là một hòn than không thể nào làm cho sạch được, và
thường xuyên tham dự vào những hành vi thô lỗ, suy đồi, vô phương cứu chữa
như là một con rắn độc. Chưa bao giờ làm cho thân, lời và ý của bạn được bình
yên, có thể bạn chưa bao giờ chế ngự những hành vi tiêu cực, gây tổn hại
mà nó trái ngược lại với giáo lý. Hoặc do bởi sự thiếu vắng sự quan tâm thực
sự của bạn, thậm chí chỉ là qua loa, bạn có thể không có được một sự
gợi nhắc về một cái tâm đức hạnh, hệt như là một con thú nhìn chăm chăm vào một
ngôi đền. Bạn có thể bị bỏ rơi cùng với tất cả những biệt giải
thoát giới và bồ-tát nguyện đã bị phá phạm, hoặc những mật nguyện
của mật thừa của bạn đã tan tành do đã phỉ báng đạo sư v.v… Đây là ‘tám
trạng thái không thể xảy ra – nơi mà lý trí tách lìa chúng ta khỏi Giáo Pháp’.
Hãy cầu nguyện như sau:
“Khi mười sáu trạng thái không thể xảy ra này xảy đến với con, đe dọa
sự tu tập Giáo Pháp của con, Hỡi Đấng Đạo Sư Trân Quý, hãy xoay tâm trí con về
hướng tu tập – hãy bảo vệ con! Chư Đạo Sư Toàn Trí, Loong-chen-ba (Longchenpa)
và Dzít-mê Ling-ba (Jigme Lingpa), hãy bảo vệ con khỏi bị lạc vào những đường
tu sai lầm! Hỡi đạo sư đầy bi mẫn, ngài là một với những vị vừa nêu – hãy bảo vệ
con!”
Bạn phải thoát khỏi những
tình huống bất lợi như thế, bởi vì một khi bạn đã rơi vào bất kỳ trạng thái nào
trong những trạng thái này thì bạn sẽ không có cái cơ hội để tu tập Giáo Pháp một
cách thuần tịnh và tinh khiết.
Ngay
giây phút hiện tại này đây, thân thể bạn không bị hành hạ bởi bệnh
tật, và tâm trí bạn cũng hoàn toàn không có những nỗi đau, bạn
cũng không giống như là một nô lệ chịu sự điều khiển của người khác. Cho
nên, giờ đây bạn có cái phẩm chất hoàn toàn tự do đầy thiện phước thiêng liêng
và toàn hảo này, nếu bạn lãng phí sự tự do và những lợi thế của
kiếp người này bằng sự biếng nhác hay lười biếng của chính mình
và xao lãng, thì hoàn toàn chẳng cần phải đề cập đến việc bạn sẽ bị tách
lìa khỏi bạn bè, của cải, thân quyến và những người thương yêu của bạn
lúc lìa đời! Ngay cả cái xác thân này bạn hết sức trân quý nó, nó
giống như là ngôi nhà để cho tâm thức ở trọ, rồi cũng sẽ bị đơn độc đưa ra
khỏi cái giường của nó và mang đến một điểm hoang vắng nào đó để bị xé
thành từng mảnh bởi chó sói, kên kên, chó v.v… Đến lúc đó, tâm thức của bạn
sẽ bị cuốn ngang qua cõi trung ấm (bardo – bạc đô) giống như là một chiếc
lông bị thổi tung trong gió và sẽ chẳng có gì khác ngoài sự kinh hoàng dành sẵn
cho bạn. Do vậy, bạn hãy nên cầu nguyện: “Nhằm bảo vệ cho con khỏi những nỗi sợ
này, từ hôm nay trở đi, Hỡi Đấng Đạo Sư Trân Quý, hãy xoay tâm con hướng về
Giáo Pháp – hãy bảo vệ con! Hỡi chư Đạo Sư Toàn Trí, Loong-chen-ba (Longchenpa)
và Dzít-mê Ling-ba (Jigme Lingpa), hãy bảo vệ con khỏi bị lạc vào những đường
tu sai lầm! Hỡi đạo sư đầy bi mẫn, ngài là một với những vị đó – hãy che chở
con!”
Trong
Kinh sách có nói:
Những ai lười biếng và thiếu chuyên
cần,
Có thể sống một trăm tuổi.
Nhưng cũng chỉ bằng sống có vài
ngày,
Với sự tinh tấn thường xuyên.
Và
trong Kho Tàng Trân Quý của Những Giáo Huấn Thiết Yếu (Mengak Rinpoche’i Dzö) có nói rằng:
Đừng có trao tặng cái thân người này
với những tự do và tài năng phú bẩm của nó cho kẻ thù của thực phẩm và trang phục,
Đừng trao tặng cái tâm bồ-đề vị tha
này cho kẻ thù của những thừa thấp hơn,
Đừng trao tặng cái bản tánh tâm giống
như viên ngọc cho kẻ thù của ảo tưởng,
Đừng trao tặng hai sự tích tập ngọc
như ý cho kẻ thù của kiếp sống hiện tại này,
Đừng trao tặng sự tu tập lòng bi mẫn
cho kẻ thù của sự biếng nhác,
Và đừng trao tặng cái tâm sùng kính
nhiệt thành cho kẻ thù của những quan niệm sai lầm (tà kiến)!
Chính đây là cách mà bạn nên tu tập.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Nếu
có bất kỳ một sự sai trật hay lệch ý nào xảy ra do việc chuyển sang Việt ngữ đều
là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả không phải do cố tình mà chỉ vì
thiếu năng lực và sự ngu dốt của bản thân. Nguyện thành tâm sám hối trước đạo
sư Chökyi Drakpa, Sư Phụ, Sư Tổ, chư
Đạo Sư dòng truyền thừa, chư Phật cùng chư Bồ-tát.
Nếu
có được chút công đức nào từ công việc chuyển dịch này, dù nhỏ nhiệm đến đâu,
nguyện xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ Toàn Hảo và Tối Thượng của tất cả chúng
sinh.
Turners
Station, KY
Ngày
23 tháng 04 năm 2018
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Nguyên văn Anh ngữ:
b. Meditating on Impermanence
There are many circumstances
that cause death. It is possible to die from an attack of epilepsy, after becoming
bed-ridden with a chronic terminal disease, from food poisoning, from falling from
a precipice, or from being attacked with weapons. It is uncertain when death will
come. Life is as precarious as a candle fluttering in the wind, or a tiny bird perched
on the branch of a tree. There is no telling if, having gone to sleep at night,
you will wake up the following morning. You are alive now, yet it is uncertain
whether or not you will still be alive in a year’s time. Having left this life
behind, you will have to go on to yet another realm of existence. So pray:
“O Guru Rinpoche,
from this day forward, turn my mind towards the practice—care for me! And
see that my practice does not stray onto the wrong paths, such as
practising merely to avert sicknesses and demons in this life or to gain food and
clothing! Keep me from falling into the inferior attitude of seeking liberation
from saṃsāra for myself alone, leaving
all my past mothers behind! Omniscient Master of Dharma Longchen Rabjam, you know
me! Compassionate root lama, you who are one with the Precious
Master Guru Rinpoche, Longchen Rabjam, and Rigdzin Jigme Lingpa— care for me!”
If you
do not seize the opportunity to practise the Dharma offered by this
present situation, having obtained all the freedoms and advantages,
then in future lives you will not find such a perfect physical basis for
attaining liberation from saṃsāra.
That you have gained this happy existence now is a result of the slight merit
you have accumulated in past lifetimes. If you do not practise virtue in your present
situation, and instead accumulate only harmful actions, then once the merit from
past lives that provided this physical basis is spent, after death you will
wander as a being in the lower realms. Once you are born in such an unhappy
state, you will not know good from bad, and you will never even hear
the sound of Dharma. You will not meet a spiritual friend. You will be
just like a blind person left alone in the middle of a vast desert. What a terrible
disaster! What a tragedy! Sentient beings in the hell realms are as numerous
as atoms in the earth. Hungry ghosts are as numerous as grains of sand on a riverbank.
Animals are as numerous as grains in a barrel of chang. If you think of the numbers and kinds of beings in the
lower realms, you will realize just how slim is the chance of gaining a human
body. In comparison to other beings, humans are as numerous as the particles
of dust on your fingernail. And even among
human beings, those people whose behaviour is harmful and contrary to
the Dharma are like stars in the night sky, whereas those who really act
according to the Dharma are as rare as stars in broad daylight. Reflecting on
this, pray: “O Guru Rinpoche, turn my mind towards the practice— care for me!
Omniscient masters Longchenpa and Jigme Lingpa, keep me from straying onto the
wrong paths! Compassionate lama, you who are one with them, care for me!”
Since practitioners of virtue
are so scarce, to obtain a human body is like arriving at an island of
jewels. To attain such a promising basis as this, complete with all the
freedoms and endowments, and then use it only to amass negative deeds would be like
a merchant landing on an island of precious jewels and then returning empty- handed.
With such a fickle and impetuous mind you will not have any foundation
for attaining liberation from saṃsāra,
and your body will only help you to create further suffering.
It is especially important
not to fall prey to the eight incidental circumstances that make Dharma impossible
or the eight impossible states where mind cuts us off from the Dharma. Firstly,
to be misled by corrupting influences, which means meeting teachers who do
not act according to the Dharma. Then, despite your occasional desire to practise
Dharma, you may be prevented from doing so by your conflicting emotions, when the
five poisons are raging inside your mind, and you are swept away by their
strength. Or whilst practising, negative karma may overtake you and
ripen as negative circumstances. If you don’t know how to integrate these into the
path, then they will become obstacles. You may wish to put the teachings into practice,
but if you lack diligence, you will be distracted by laziness. In some cases,
you may have an interest in the teachings, whilst being a slave under someone
else’s control. There are also those who merely appear to be engaged in the
path and just pretend to practise for the sake of gaining food and clothing,
or as a cure for illness or harmful spirits, or out of fear of punishment.
This is like putting donkey meat into a container and passing it off as quality
venison or camel meat. Although your attitude conflicts with the teachings, you
act like a practitioner in the company of others in the hope of gaining some respect
or reward. Being chronically senseless and stupid means not feeling any enthusiasm
when learning of the qualities and benefits of positive actions and not fearing
the consequences of negative actions, having been influenced by negative friends.
These are 'the eight incidental circumstances that make Dharma impossible'.
Then there is the second
set of eight. The first of these occurs when, even though you see and hear about
the sufferings of saṃsāra,
such as those in the three lower realms, you do not fear them, and therefore feel
only slight disenchantment and little renunciation. It is said that faith
(or devotion) is like a precious wheel, which rolls along the path of virtue day
and night. And faith is the most important among the seven noble riches. Yet there
is a state in which you lack the jewel of devotion for the teachings and
for the master. There is also a state in which you are caught in the bonds of
worldly ties and cravings for wealth, possessions and friends. In another state,
you might have a negative character just like black coal that cannot be made clean,
and engage constantly in crude, degenerate behaviour, incurable like a poisonous
snake. Having never pacified your body, speech and mind, you may never hold back
from negative, harmful actions that conflict with the teachings. Or owing to
your lack of even the slightest real interest, you may not have even a hint
of a virtuous mind, just like an animal gazing at a temple. You might be left with
your prātimokṣa
and bodhisattva vows all broken, or your samaya commitments of the
secret mantrayāna torn to shreds through having disparaged the master and
so on. These are 'the eight impossible states where mind cuts us off from the
Dharma'.
Pray as follows: “When
these sixteen impossible states come upon me, menacing my Dharma practice,
O Guru Rinpoche, turn my mind towards the practice—care for me! Omniscient masters, Longchenpa and Jigme Lingpa, keep me from
straying onto the wrong paths! Compassionate lama, you who are one with them— care
for me!”
You must rid yourself of
such adverse circumstances because once you have fallen into any of these impossible
states, you will not have the chance to practise Dharma purely and authentically.
At this present
moment, your body is not ravaged by sickness, and your mind
is free from pain, nor are you like a slave under someone else’s
control. So now that you have this perfect, auspicious quality of total independence,
if you waste the freedom and advantages of this human life through
your own indolence or laziness and distraction, then there is no need
to mention that you will be separated from your companions, possessions,
relatives and loved ones when you die! Even this body you hold so
dear, which is like the house of consciousness, will be carried out alone
from its bed and taken to some desolate spot to be torn to pieces by foxes,
vultures, dogs and so on. When that happens, your consciousness will be swept
through the bardo realm like a feather blown about in the wind and there
will be nothing but terror in store for you. So you should pray, “In order to
protect me from these fears, from this day on, O Guru Rinpoche, turn my mind
towards the Dharma —care for me! Omniscient masters, Longchenpa and Jigme Lingpa, keep me from
straying onto the wrong paths! Compassionate lama, you who are on with them— care
for me!”
In the sūtras it is said:
Those
who are lazy and lack diligence,
May
live for a hundred years.
But
it would be just as well to live for a few days,
Having
constant diligence.
And in The Precious
Treasury of Essential Instructions (Mengak Rinpoche’i Dzö) it says:
Don’t
give away this human body with its freedoms and endowments to the enemy of food
and clothing,
Don’t
give away this altruistic mind of bodhicitta to the enemy of lesser vehicles,
Don’t
give away the jewel-like nature of mind to the enemy of delusion,
Don’t
give away the two wish-fulfilling accumulations to the enemy of this present life,
Don’t
give away the practice of compassion to the enemy of laziness,
And
don’t give away the mind of fervent devotion to the enemy of wrong views!
This
is exactly how you should practice.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
|
No comments:
Post a Comment