Wednesday, April 25, 2018

Những Phẩm Chất Của Cõi Cực Lạc



Những Phẩm Chất Của Cõi Cực Lạc

Trích dịch từ: The Ritual Practice of Amitabha by Ven. Tenga Tulku





            Nói chung, để bước vào một cõi phật, người ta phải tháo bỏ thậm chí những chướng ngại vi tế nhất, giữ những mật nguyện rất là thanh tịnh, và đã đạt được cấp độ đầu tiên (địa đầu tiên trong Thập-địa) của Bồ-tát. Cho nên, đối với những chúng sinh bình phàm, rất là khó để mà bước được vào một cõi phật. Tuy nhiên, theo những thệ nguyện mãnh liệt của đức Phật A-di-đà, bất kỳ ai mà lập một nguyện ước chân thành để đi đến Cõi Cực Lạc (Déwachen) đều có thể được tái sinh về đó, cho dù người đó chưa tẩy sạch (thanh tịnh hóa) nghiệp bất thiện và cũng chưa tự giải thoát mình khỏi được những cảm xúc phiền não.


            Trong Kiếp Tốt Đẹp (Hiền Kiếp) hiện tại này, các Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri), Quán Thế Âm (Chenrezig) và Kim Cang Thủ (Vajrapani), cũng như các vị bổn tôn, loài rồng và loài người đã thỉnh cầu đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy “Kinh Cõi Thuần Tịnh Cực Lạc” (Cực Lạc Tịnh Thổ). Bản kinh này diễn tả những phẩm chất của Cõi Cực Lạc. Nói vắn tắt thì những phẩm chất này là trái đất đó được cấu thành bằng những vật chất quý báu, mặt đất phẳng như lòng bàn tay, không có gồ ghề như là thế giới đầy những núi đồi và thung lũng của chúng ta.  Cõi Cực Lạc đó mênh mông và bao la, và ánh sáng chiếu ra từ thân của đức Phật A-di-đà, và từ những viên ngọc và những vật chất quý báu, làm cho cõi đó rất là trong sáng. Mặt đất thì không có thô ráp, cứng ngắt hoặc lởm chởm đá, mà là mềm mại, bằng phẳng và thoải mái. Nếu ai đó ấn xuống mặt đất, nó sẽ lún xuống và rồi giãn ra trở lại như là miếng đệm bằng cao su.

            Trong Cõi Cực Lạc, cây cối được làm bằng 7 loại đá quý: tất cả rễ cây đều bằng vàng, thân cây bằng bạc, nhánh là những ngọc lưu ly (đá quý có màu xanh da trời); những chiếc lá to lớn được làm bằng pha lê và những chiếc lá nhỏ bằng thiết màu vàng; hoa bằng ngọc xa cừ và trái là kim cương. Bất kỳ điều gì người ta ước muốn đều hiện ra từ những cây này. Những châu báu, những chùm dây tua và đồ trang sức kết vòng với nhau từ cây này sang cây khác. Chim muông và thú vật, không giống như ở thế giới chúng ta, là những sự hóa hiện của chư Phật và chư Bồ-tát. Một số thì có màu ốc xa cừ, lam ngọc và san hô, và tiếng chim hót rất là quyến rũ, giống như là âm thanh của một cây đàn tỳ bà. Những giáo lý quảng thâm về Phật Pháp được giảng dạy trong những âm thanh đó.

            Những giòng sông lưu chuyển dịu dàng và hiền hòa, tải theo mùi thơm long não và gỗ đàn hương trắng và đỏ. Nước ở đây có tám phẩm chất: tinh chất của nó thì mát, vị thì ngon, nhìn từ bên ngoài thì sáng, chạm vào thì thấy mềm, rất trong và không bị làm dơ bởi những viên đá và mã não; nếu uống thì nước này không gây hại cho cổ họng và dạ dày. Trên mặt nước là những thiên nga, vịt và cò do chư Phật hóa hiện.

            Dù những hồ nước này sâu, nhưng khi có người bước vào thì mực nước tự điều chỉnh cho vừa với kích thước của thân thể người đó. Xung quanh những hồ tắm này là những hoa sen và hoa sen xanh, tỏa ra những tia sáng. Ở đỉnh đầu của những tia sáng đó hiện ra vô số Phật, mỗi vị Phật đều có những vị A-la-hán vây quanh.

            Đức Phật A-di-đà ngự trong cõi phật này, Tạng ngữ gọi là Öpamé (Ơ-ba-mê), nghĩa là ‘Ánh Sáng Không Thể Đo Lường Được’ (Vô Lượng Quang) hoặc ‘Ánh Sáng Rực Rỡ Vô Giới Hạn’ bởi vì những tia sáng từ thân Ngài tỏa khắp mọi cõi phật, chiếu sáng tất cả các cõi đó. Ngài cũng còn được gọi là đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc trong Tạng ngữ gọi là Sê-ba-mê (Tsépamé), nghĩa là ‘Thọ Mạng Không Thể Đo Đếm Được’, bởi vì mức độ của tuổi thọ của Ngài không thể tính được. Thân Ngài đỏ như màu hồng ngọc, biểu hiện cho hơi ấm của lòng bi mẫn của Ngài tỏa rộng đến tất cả chúng sinh.

            Đức Phật A-di-đà có 32 tướng chính và 80 tướng phụ của một vị Phật, giống như đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một trong những tướng chính trên đầu Ngài là nhục kế, có được trong lúc Ngài đang tu tập con đường tâm linh (lúc đó là Chơ-Chi Lô-rô và Díp-gi Mu-chi), từ việc cúi lạy với lòng sùng kính đối với đức Phật Dít-ten Quang-chút Gia-bô (Jikten Wangchuk Gyalpo) và đức Phật Rin-chen Nhing-bô (Rinchen Nyingpo). Kết quả là lúc đạt được Phật quả (thành Phật), nhục kế xuất hiện. ‘Một mặt’ của đức Phật A-di-đà biểu hiện rằng pháp thân là hoàn toàn nằm ngoài tất cả mọi suy diễn mang tính khái niệm. Hai cánh tay của Ngài tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ, và hai bàn tay của Ngài trong tư thế thiền biểu thị cho sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ. Ngài cầm một chiếc bình bát đựng đầy nước cam lồ, tiêu biểu cho sự từ hòa hướng về chúng sinh bằng cách ban phát những Giáo Pháp quảng thâm. Ngài mặc 3 pháp y, hàm nghĩa là sự giáo huấn từng bước cho chúng sinh qua Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ-tát Đạo. Vì Ngài không bao giờ dao động khỏi sự an trú trong sự bình đẳng của luân-hồi sinh-tử và niết bàn, cho nên hai chân Ngài ở trong tư thế kim cương (kiết già).

            Đức Phật A-di-đà tọa trên một chiếc ngai được chống đỡ bởi 8 con công. Khi những kinh điển và luận giải diễn tả 5 dòng dõi phật, một khía cạnh cá biệt của trí tuệ và một phương hướng cụ thể được gán cho mỗi dòng, dù rằng mỗi dòng dõi đều bao trùm tất cả mọi đặc tính của trí tuệ. Đức Phật A-di-đà được liên kết với hướng tây, và Ngài là hiện thân của trí tuệ biết suy xét thấu suốt, trí tuệ này phát sinh khi những tư tưởng tham lam và thèm muốn được làm cho trong sạch (thanh tịnh hóa). Bên trong những cái tâm của chúng sinh bình phàm, tất cả mọi phiền não đều có mặt: sân hận, tham lam, ngu si, kiêu ngạo, đố kỵ v.v… Người ta tin rằng đặc biệt là loài chim có những ý tưởng tham lam và thèm muốn mãnh liệt, cho nên, như là một biểu tượng của sự thèm muốn được chuyển hóa thành trí tuệ biết suy xét thấu suốt, chiếc ngai của đức Phật A-di-đà được chống đỡ bởi năm con công.

            Trong những pháp tu khác, đức Phật Bất Động (Akshobya) được kết hợp với hướng tây và chiếc ngai của Ngài được chống đỡ bởi năm con ngựa; đức Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava) với hướng nam, chiếc ngai của Ngài được chống đỡ bởi năm con voi; đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi) hướng bắc, chiếc ngai của Ngài được chống đỡ bởi sinh vật nửa người nửa chim; đức Phật Đại Nhật ở chính giữa, chiếc ngai của Ngài được chống đỡ bởi sư tử.

            Trên chiếc ngai của đức Phật A-di-đà là một hoa sen một ngàn cánh, biểu hiện rằng Ngài vẫn không bị vấy bẩn bởi sinh-tử luân-hồi. Dù Ngài đã đạt được giải thoát, Ngài vẫn chưa từ bỏ xác thân cũng chưa nhập vào niết bàn, mà vẫn còn lưu lại trong thế giới này, do bởi lòng bi mẫn của Ngài, nhằm để mang lại lợi lạc cho chúng sinh. Lưng Ngài dựa vào một cây bồ-đề, cao 600.000 (sáu trăm nghìn) dô-gia-na (yojanas.  1 yojana tương đương với 14,63 km), cành, lá và hoa của nó trải rộng 800 dô-gia-na. Do bởi cái nhìn không trong sáng (bất tịnh) của chúng ta, chúng ta chỉ nhìn thấy một cây bồ-đề nhỏ ở Bồ-Đề Đạo Tràng, nhưng một khi chúng ta được tái sinh về Cõi Cực Lạc thì chúng ta nhìn thấy một cây bồ đề giống như cây bồ-đề đã diễn tả ở trên. Cây đó được gọi là cây bồ-đề bởi vì mỗi đức Phật đều có một cây, và khi có người đạt được Phật quả thì điều bắt buộc là vị Phật đó phải có một cây bồ-đề để dựa! (ngài Rinpoche mỉm cười). Cái nhân để đạt được Phật quả là phải thọ Bồ-Tát Giới và phát triển bồ-đề tâm. Trong mọi nghi quỹ được tu tập, người tu tập đều có quy y và phát khởi bồ-đề tâm. Cây bồ-đề biểu hiện cho bồ-đề tâm.

            Bên phải của đức Phật A-di-đà là đức Quán Thế Âm với bốn cánh tay, bên trái Ngài là đức Kim Cương Thủ với hai cánh tay. Sự thật rằng việc cả hai đều đứng biểu hiện trước tiên là hai vị sẽ làm việc để giải thoát chúng sinh cho đến khi nào luân-hồi sinh-tử đã được trống rỗng, và thứ hai là hai vị là đệ tử của đức Phật A-di-đà. Đức Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát được vây quanh bởi vô số Phật, Bồ-tát, và A-la-hán, tất cả đều có nhục kế, và dấu bánh xe (luân xa) trên bàn tay và bàn chân, mặc pháp y.

            Trong Bài Cầu Nguyện Về Cõi Cực Lạc (bản dài) của đức Karma Chagme, ngài diễn tả đức Phật A-di-đà, đức Quán Thế Âm và đức Kim Cang Thủ ‘very vivid’ - ‘rất đâu vào đó’ qua việc sử dụng một từ có ba nghĩa khác nhau. Trước tiên, các vị ‘vivid’ - ‘rõ ràng’ ( Tạng ngữ là lhang-ngé)  về mặt thể xác (vật lý) bởi vì giữa những người tùy tùng của chư Phật và chư Bồ-tát, các vị này nổi bật lạ thường, như là ba ngọn núi cao tột cùng. Điều này là do tỷ lệ và phẩm chất của những tướng chính và phụ của quả vị Phật của các ngài. Về mặt ngôn ngữ, các ngài cũng ‘vivid’ -  ‘ăn ý nhau’ (Tạng ngữ là lhan-né) bởi vì trước tiên là đức Phật A-di-đà thuyết Pháp, kế đến là đức Quán Thế Âm và đến Đức Kim Cang Thủ, và vào lúc đó những lời nói của các Ngài tràn ngập khắp tất cả các cõi phật. Về mặt tâm thức, đức Phật A-di-đà lại được diễn tả là ‘vivid’ – ngời chói (Tạng ngữ là lham mé) bởi lòng bi mẫn của Ngài.

            Sau khi đã sinh về Cõi Cực Lạc, người ta không còn nghe thậm chí chỉ là những tên gọi của tám trạng thái bất lợi hoặc của những cõi sống thấp hơn. Ở Cõi Cực Lạc, không có những người đàn bà phàm tục với tính sân hận, kiêu ngạo hoặc tham muốn. Trong thế giới này, đôi khi đàn ông yêu thương đàn bà, và có khi thì họ nỗi giận với nhau và cãi vã, rồi còn cảm thấy đau khổ lúc họ lìa đời. Thế nhưng, ở Cõi Cực Lạc thì chỉ có những thiên nữ, 3.000 thiên nữ được hóa hiện ra để phục vụ cho một cá nhân.

            Nếu một ai đó ở Cõi Cực Lạc ước muốn được viếng thăm những cõi giới thanh tịnh (tịnh thổ) khác, chẳng hạn như tịnh thổ của đức Đại Nhật Như Lai, của đức Bảo Sanh Như Lai, của đức Quan Âm Tara hay Núi Màu Đồng Đỏ Vinh Quang của đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche), người đó có thể đến đó ngay, thọ nhận những pháp quán đảnh và giáo lý từ những đức Phật cụ thể đó, và quay về lại Cõi Cực Lạc. Sau khi đã sinh về Cõi Cực Lạc, người ta có được những năng lực thấu thị không bị chướng ngại, bao gồm cả khả năng nhìn thấy chúng sinh khác ở những thế giới riêng của họ và  ban cho họ sự bảo vệ và gia trì, hoặc vào lúc họ chết có thể đi vào cõi trung ấm để gặp họ và đưa họ về Cõi Cực Lạc. Tất cả những phẩm chất này của Cõi Cực Lạc đều được diễn giải trong Kinh A-Di-Đà, bộ Kinh này cuối cùng cũng đã được mang đến Tây Tạng và được dịch bởi những dịch giả thông thái, và hiện là một phần của Kho tàng Kinh dịch của Tây Tạng.

=-=-=-=-=-=-=-=-=
            Nếu có bất kỳ một sự sai trật hoặc lệch ý nào xảy ra do việc chuyển sang Việt ngữ đều là lỗi của Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo. Tất cả đều không phải do cố ý mà chỉ vì thiếu năng lực và sự ngu dốt của bản thân. Nguyện xin thành tâm sám hối trước Đạo sư Tenga Tulku, Sư Phụ, Sư Tổ, chư Đạo Sư dòng truyền thừa cùng chư Phật và chư Bồ-tát.

            Bất kỳ một lượng công đức nào, dù nhỏ nhiệm đến đâu, có được từ việc chuyển dịch này, đều xin hồi hướng về quả vị Giác Ngộ Toàn Hảo và Tối Thượng của tất cả chúng sinh.


Turners Station, KY
Ngày 25 tháng 04 năm 2018


=-=-=-=-=-=-=-=-=


Nguyên văn Anh ngữ:


The Qualities of Dewachen

In general, to enter a buddha-realm, one must have removed even the most subtle of obscurations, kept very pure samaya, and have attained the first bodhisattva level. So, for ordinary beings, it is very difficult to enter a buddha-realm. However, due to Amitabha's strong wishing-prayers, anyone who makes a sincere wishing-prayer to go to Déwachen can be reborn there, even though one has not purified unvirtuous karma nor liberated oneself from the disturbing emotions.

In this present Superior Aeon, the Bodhisattvas Manjushri, Chenrezig, and Vajrapani, as well as deities, nagas and humans, requested Shakyamuni to teach "The Sutra of the Pure Realm of Déwachen."  This sutra describes the qualities of Déwachen.  In brief, these qualities are that the earth is made of precious substances, the ground being as flat as the palm of a hand, not uneven like our world of mountains and valleys. It is vast and spacious, and the light shining from the body of Amitabha, and from the jewels and precious substances, makes it very clear. The ground is not rough, solid or stony, but soft, smooth and comfortable.  If one were to press down on the ground, it would give way and spring back like foam rubber.

In Déwachen, the trees are made of 7 precious gems: all the roots are of gold, the trunks are silver, the branches lapis-lazuli; the large leaves are crystal and the small ones are pyrites; the blossoms are pearls and the fruits are diamonds. Whatever one wishes for appears from these trees. Jewels, tassels and adornments loop from one tree to another.   Birds and animals, unlike those of our world, are manifestations of Buddhas and bodhisattvas. Some are the colours of conches, turquoises and corals, and their bird-calls are very enchanting, like the sound of a lute. Within those sounds are taught the vast and deep teachings of the Dharma.

The rivers flow softly and gently, carrying the fragrance of camphor and white and red sandalwood. This water has 8 qualities: its essence is very cool, its taste delicious, its outer appearance light, soft to the touch, very clear and unsullied by stones or pebbles; if drunk, it gives no harm to the throat or stomach. On the water are buddha-manifestations of geese, ducks and cranes. One can bathe in the many pools, reached by descending flights of 7 steps made of precious stones.

Although these pools are deep, as one enters, the depth of the water adapts itself to the size of one's body. Surrounding these bathing-pools are fragrant 
utpala and lotus blooms, emanating light-rays. At the tips of the light-rays appear innumerable Buddhas, each surrounded by Arhats.

Within this buddha-realm resides Amitabha, known in Tibetan as Öpamé, meaning 'Immeasurable Light' or 'Limitless Radiance' because light-rays from his body pervade every buddha-realm, illuminating them all.  He is also known as Buddha 
Amitayus, or in Tibetan Tsépamé, meaning 'Immeasurable Life', because the extent of his life cannot be calculated. His body is as red as ruby, which symbolises the warmth of his compassion extending to all beings.

Amitabha has the 32 principal and 80 secondary marks of a Buddha, like Shakyamuni.  On his head, one of the main marks is the head-mound or 'ushnisha', gained whilst he was practising the spiritual path (as Chöchi Lodro and Zipji Muchee), from bowing down with reverence to the Buddhas Jikten Wangchuk Gyalpo and Rinchen Nyingpo. As a result, at the time of attaining buddhahood, the head-mound appeared. Amitabha's 'one face' symbolises that the dharmakaya is free from all conceptual complication. His 2 arms represent means and wisdom, and his 2 hands in meditation gesture signify the unification of means and wisdom. He holds a begging-bowl filled with amrita, symbolising his kindness towards sentient beings by giving vast and deep Dharma teachings. He wears the 3 dharma-robes, denoting gradual instruction of beings through Sravaka, Pratyekabuddha and Bodhisattva Paths. As he never wavers from resting in the equality of samsara and nirvana, his legs are in vajra-posture.

Amitabha sits on a throne that is supported by 8 peacocks. When the sutras and commentaries describe the 5 buddha-families, a particular aspect of wisdom and a specific direction are ascribed to each one, even though they each embrace every aspect of wisdom. Amitabha is associated with the western direction, and he embodies discriminating wisdom, which arises when thoughts of desire and craving are purified. Within the minds of ordinary beings, all the kleshas are present: anger, desire, ignorance, pride, jealousy and so on. It is believed that birds, in particular, have strong desire and craving, so, as a symbol of craving transformed into discriminating wisdom, Amitabha's throne is supported by peacocks.

In other practices, Akshobya is associated with the eastern direction and his throne is supported by horses; Ratnasambhava with the south, his throne supported by elephants; Amoghasiddhi with the north, his throne supported by 
shang-shang creatures; Vairochana with the centre, his throne supported by lions.

On Amitabha's throne is a 1000-petalled lotus, which symbolises that he remains unstained by samsara. Although he has attained liberation, he has not abandoned his body nor entered nirvana, but stays in the world, due to his compassion, in order to benefit beings. His back rests against a bodhi tree, 600,000 yojanas high, and its branches, leaves and flowers extend 800 yojanas (1 yojana is approximately 4 miles). Due to our impure vision, we only see a small bodhi tree at Bodhgaya, but once we are reborn in Déwachen, a bodhi tree resembles this one described above. It is called a bodhi tree because every Buddha has one, and when one achieves buddhahood, it is obligatory that one must have a bodhi tree to lean against! (Rinpoché chuckles). The cause for achieving buddhahood is to take the Bodhisattva Vow and to develop bodhicitta. In every sadhana practised, one takes refuge and generates bodhicitta. The bodhi tree symbolises bodhicitta.

To Amitabha's right is Chenrezig, with 4 arms, and to his left Vajrapani, with 2 arms. The fact that both are standing symbolises, first, that until samsara has been emptied they will work to liberate sentient beings, and, secondly, that they are disciples of Buddha Amitabha. They are surrounded by an infinite number of Buddhas, Bodhisattvas, and Arhats all with head-mounds, and wheel-marks on their hands and feet, wearing dharma-robes.

In Karma Chagmé's long 'Déwachen Prayer', he describes Amitabha, Chenrezig and Vajrapani as 'very vivid' by using 3 synonyms. Firstly, they are physically 'vivid' (Tib. lhang ngé) because, amongst the entourage of Buddhas and bodhisattvas, they stand out as exceptional, like 3 supreme mountains. This is due to the proportions and qualities of their major and minor marks of buddhahood. In terms of speech, they are also 'vivid' (Tib. lhan né) because first Amitabha teaches Dharma, followed by Chenrezig and Vajrapani, and at that time their speech permeates all the buddha- realms. For the mind aspect, Amitabha is again described as 'vivid' (Tib. lham mé) because of his compassion.

Having taken birth in Déwachen, one does not hear any more even the mere names of the 8 unfavourable states, or of the lower existences.  In Déwachen, there are no ordinary women with anger, pride or desire. In this world, sometimes men love women, and at other times they are angry with them and quarrel, yet feel great suffering when they die. However, in Déwachen there are only goddesses, 3000 emanated to serve each individual.

If someone in Déwachen wishes to visit the other pure realms of, for example, Vairochana, Ratnasambhava, Tara or the Glorious Copper-Coloured Mountain of Guru Rinpoche, one can simply go there, receive empowerments and teachings from those particular Buddhas, and return again to Déwachen. Having been born in Déwachen, one possesses unobscured clairvoyant powers, including the ability to see other beings in their particular worlds and give them protection and blessings, or, at the time of their death, to go to the bardo to meet them and bring them to Déwachen. All these qualities of Déwachen are explained in The Sutra of Amitabha, which was eventually brought to Tibet and translated by the learned lotsawas, and now exists as part of the Kangyur.


========






            

No comments:

Post a Comment