Monday, April 30, 2018

Phát Khởi Bồ-Đề Tâm



a.      Phát Khởi Bồ-Đề Tâm

Có ba tiết đoạn: tu luyện tâm bằng tứ vô lượng tâm; phát khởi bồ-đề tâm, tâm được hướng về sự giác ngộ tối cao; và tu luyện trong những giới luật của bồ-đề tâm nguyện và bồ-đề tâm hành.

      i. Tu Luyện Tâm Bằng Tứ Vô Lượng Tâm

            Ho là một sự bày tỏ lòng bi mẫn. Những đối tượng của lòng bi mẫn là những chúng sinh trong ba cõi và sáu loài. Những chúng sinh này bị mê hoặc bởi nhiều sự nhận thức khác nhau, nắm lấy một cái ‘tôi’ mà chẳng có cái ‘tôi’ nào cả, và một cái ‘tự tôi’ (tự ngã) trong khi chẳng có cái ‘tự tôi’ nào. Những nhận thức sai lầm này được cho là giống như việc nhìn thấy một trụ đá từ xa và lầm cho đó là một con người, hoặc nhận thấy một sợi dây có màu sắc thành ra là một con rắn, hoặc cho rằng, như là một đứa bé, cái ảnh phản chiếu ảo (không thực sự hiện hữu) của mặt trăng hiện ra trong nước là mặt trăng thật.

Wednesday, April 25, 2018

Những Phẩm Chất Của Cõi Cực Lạc



Những Phẩm Chất Của Cõi Cực Lạc

Trích dịch từ: The Ritual Practice of Amitabha by Ven. Tenga Tulku





            Nói chung, để bước vào một cõi phật, người ta phải tháo bỏ thậm chí những chướng ngại vi tế nhất, giữ những mật nguyện rất là thanh tịnh, và đã đạt được cấp độ đầu tiên (địa đầu tiên trong Thập-địa) của Bồ-tát. Cho nên, đối với những chúng sinh bình phàm, rất là khó để mà bước được vào một cõi phật. Tuy nhiên, theo những thệ nguyện mãnh liệt của đức Phật A-di-đà, bất kỳ ai mà lập một nguyện ước chân thành để đi đến Cõi Cực Lạc (Déwachen) đều có thể được tái sinh về đó, cho dù người đó chưa tẩy sạch (thanh tịnh hóa) nghiệp bất thiện và cũng chưa tự giải thoát mình khỏi được những cảm xúc phiền não.

Monday, April 23, 2018

Thiền Quán Về Vô Thường




Đôi lời thân kính cùng quý đồng bào,

   Giáo lý này tuy chỉ phù hợp với những ai đã và đang tu tập theo truyền thống Kim Cương Thừa, nhưng đối với đồng bào không tu tập theo truyền thống này thì nếu đọc qua cũng có thể học được đôi điều về vấn đề giải thoát khỏi vòng sinh-tử luân-hồi. Nghĩa là muốn thoát khỏi vòng sinh-tử luân-hồi không phải là một chuyện đơn giản hoặc dễ dàng như rất nhiều … nhiều và nhiều người xưa nay vẫn lầm tưởng.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=

b. Thiền Quán Về Vô Thường

            Có nhiều tình huống đưa đến cái chết. Cái chết có thể xảy ra do một cơn động kinh, sau khi trở nên bị liệt giường vì một bệnh hiểm nghèo kinh niên, do thức ăn độc hại, do té xuống từ một vách núi, hoặc do bị tấn công bằng vũ khí. Bao giờ cái chết đến là điều không biết chắc. Đời sống thì mong manh như ngọn đèn phất phơ trước gió, hoặc giống như một con chim bé nhỏ đậu trên một cành cây. Buổi tối, sau khi đi ngủ, chẳng ai có thể cả quyết được liệu bạn sẽ thức dậy vào sáng hôm sau hay không. Hiện giờ bạn còn sống, thế nhưng đâu có chắc được là bạn sẽ vẫn còn sống trong thời gian một năm nữa hay không. Sau khi từ giã cõi đời này, bạn sẽ phải tiếp tục đi đến một cõi sống khác nữa. Vậy, hãy cầu nguyện:

Thursday, April 19, 2018

Những Khiếm Khuyết Của Cõi Sinh Tử Luân Hồi







d. Những Khiếm Khuyết Của Cõi Sinh-Tử Luân-Hồi

            Về cơ bản, bất kỳ nơi nào trong cõi sinh-tử luân-hồi mà bạn sinh ra, dù đó là những cõi giới cao hay thấp, bạn cũng sẽ chỉ luôn luôn bị hành hạ bởi ba loại đau khổ.
           
            Đặc biệt, nếu bạn sinh vào những cõi địa ngục do một kết quả của nghiệp tích lũy từ những hành động gây tổn hại, trong tám địa ngục nóng thì nguyên cả cái sàn dưới bàn chân bạn sẽ là sắt đang cháy đỏ. Trong địa ngục đầu tiên, Địa Ngục Hồi Sinh (Reviving Hell), bất kỳ thứ gì bạn trông thấy đều biến thành một kẻ thù tấn công bạn bằng vũ khí. Đầu và thân bạn bị chặt thành từng miếng, và bạn trải nghiệm nỗi đau đớn của sự chết và được làm sống lại, lặp đi lặp lại như vậy không bao giờ dứt. Kiếp sống của chúng sinh trong cõi này được diễn tả trong Kinh Vận Dụng Chánh Niệm (Application of Mindfulness Sutra):

Sunday, April 15, 2018

Một Bài Học Về Nghiệp





            Đôi lời thân kính,


Cho dù ai đó có thật sự không tin là mặt trời mọc ở phương đông thì điều đó không có nghĩa là mặt trời phải mọc ở phương tây. Tương tự như vậy, dù ai đó không tin ở Luân-Hồi và Nghiệp Báo thì điều đó không có nghĩa là Nghiệp Báo và Luân-Hồi sẽ biến mất khỏi vũ trụ này. Nhìn thấy được Luân-Hồi và Nghiệp Báo hay không thì chỉ tự bản thân của mình hưởng lợi hoặc chịu hại chứ chẳng phải cho một ai khác.


Xin hãy vui lòng biết cho rằng một khi quý đồng bào đã đến với trang này, dù là vô tình hay cố ý cũng vậy, nghĩa là quý đồng bào ít nhiều gì cũng đã có một mối duyên nghiệp với Kim Cương Thừa. Tuy nhiên, những bài viết ở nơi đây có giúp ích được chút gì cho quý đồng bào hay không thì lại còn tùy thuộc ở ý chí và sự can thiệp từ những nghiệp duyên khác của quý đồng bào nữa.

            Cầu mong những gì được chuyển tải ở đây đều sẽ mang lại ít nhiều lợi lạc cho quý đồng bào, dù có là Phật tử hay không.

            Om Mani Padme Hum Hrih.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=



Tuesday, April 10, 2018

Một Bài Ca Kim Cương Ngẫu Hứng




Một Bài Ca Kim Cương Ngẫu Hứng

-          Của đại Đạo sư Lama Gedun Rinpoche


Lời của người dịch:

   Dưới đây là một bài ca chứng đạo của một vị đại Đạo sư đã chứng đạo. Với những ai đang tu tập theo truyền thống Kim Cương Thừa, hoặc thật sự có chú tâm vào tu Thiền, thì mới thấy giá trị và nghĩa lý. Còn ngoài ra thì có lẽ đọc vào sẽ thấy nhàm chán vì chẳng hiểu như thế nào cả. Nhưng có một điều rất là ích lợi là một khi mình gặp được điều mình không hiểu, hay nói đúng hơn là chưa hiểu, thì hãy coi đó là một cơ hội tốt mà mình gặp được để nhắc nhở và thôi thúc mình ra sức tìm tòi học hỏi và trau dồi thêm.
=======================


Hạnh phúc không thể nào tìm thấy được
Bằng nỗ lực to lớn và bản lĩnh,
Mà nó đang sẵn ở đó rồi, trong cái tâm thư giãn thoáng đạt và buông xả.

Saturday, April 7, 2018

Năm Viễn Ảnh Của Một Người Đàn Ông Đang Sắp Vào Cõi Chết





Ghi chú của người dịch (Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo):

            Đây là một câu chuyện kể, có lẽ là có thật, xảy ra ở Bangladesh, một quốc gia theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, còn gọi là Thanh Văn Thừa, hay Nam Tông, hoặc Tiểu Thừa. Mọi tình tiết và giáo huấn trong câu chuyện này đều tương ứng với Giáo lý của truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, theo đó quả vị đạt được cao nhất trong truyền thống này là A-la-hán, là sự giải thoát hoàn toàn được bản thân.


            Theo truyền thống Kim Cương Thừa thì tiến trình chết diễn ra theo như mô tả trong cuốn sách Tử Thư Tây Tạng – The Tibean Book of the Dead. Qua đó, những người tu tập theo Kim Cương Thừa là học và tu tập để có thể chủ động được cái chết và cả trong tiến trình cái chết xảy ra với chính bản thân mình.

=========================================

Lời nói đầu

Kiếp sống sau cái chết (bên kia cửa tử) và sự sống siêu phàm đến nay đã đặt ra những câu hỏi gây đau đầu nhất cho các nhà triết học, các nhà tâm lý học, và các nhà nghiên cứu về bản tánh của con người (nhân bản). Nhiều ý kiến khác nhau bàn thảo về vấn đề này đã được nêu ra, nhưng có một điều không thể tranh cãi là tất cả chúng ta đều phải chết. Và ở ngay thời khắc chuẩn bị bước vào cõi chết người ta thường nhận thấy người sắp chết có những hành xử trong một trạng thái mơ hồ về mặt tinh thần do sự mê hoặc của những tinh linh siêu phàm nào đó. Về mặt tâm lý thì những giai đoạn tâm thần này có thể được gọi là ảo ảnh, ảo giác, hoặc ảo tưởng. Nhưng, đối với một người quan sát nghiêm chỉnh thì đôi khi nó có thể xảy ra thường xuyên đến nỗi toàn thể những hiện tượng đó trở thành một thực tế thu hút sự chú ý và kỳ lạ hơn chuyện giả tưởng rất nhiều. Một sự trải nghiệm đầy xúc động như thế đã xảy đến với tôi nhiều năm trước đây, lúc đó tôi, một nhà sư, đứng cạnh giường một người đàn ông đang sắp chết. Sự trải nghiệm như thế đã tạo trong tâm tôi một ấn tượng quá mạnh đến nỗi sau đó tôi đã bắt đầu thực hiện một công trình nghiên cứu đầy gian khó về khái niệm loài trời (chư thiên) trong Tam Tạng Kinh Pa-li.