Wednesday, March 14, 2018

Hai Giáo Huấn Cuối Cùng Của Đại Đạo Sư Drikung Lamchen Gyalpo Rinpoche




Trung Tâm Phật Giáo Kim Cương Thừa Gampopa

Hiện Thân của Drikung Lamchen Gyalpo Rinpoche (Vị Vua của Dòng Tộc Drong Tây Tạng) Tan Hòa vào Pháp Giới

            Đầu tháng Giêng năm nay, 2017, sau khi hoàn tất chuyến hành hương đến Ấn độ và Nepal, Lamchen Gyalpo Rinpoche ngã bệnh ở Đài Loan. Ngài được đưa vào một bệnh viện ở Đài Loan ngay tức thì và trải qua nhiều cuộc khám nghiệm kỹ lưỡng. Tháng Tư, ngài cảm thấy sức khỏe có tiến bộ và trở về Trung Tâm Gampopa ở Hoa Kỳ. Nhìn thấy tình trạng sức khỏe đang giảm sút của ngài, những thân nhân lo lắng của gia đình, những học trò trung tín, và những nhà bảo trợ trung thành trường kỳ của ngài khẩn cầu ngài tiếp tục chữa trị. Thế nhưng, Rinpoche đã không thích những phương pháp chữa trị của Tây y. Ngài đáp lại những người bảy tỏ thiện chí với ngài rằng: “Tôi đã tám mươi tuổi rồi, và tôi đã đạt đến một giai đoạn hoàn hảo mà tôi có thể tự đưa ra những quyết định cho mình. Chẳng cần phải lo lắng gì cho tôi cả. Tôi là một đệ tử chân tín của Drikungpa, Kyobpa Jigten Sumgon. Tôi sẽ không sao cả!” Theo cách này, ngài không để ý đến sự thỉnh cầu của những người thân. Dù đã dùng nhiều phương cách khác nhau, những tín đồ và những nhà bảo trợ của ngài cũng không thể nào thuyết phục được ngài nghĩ đến những việc điều trị y khoa. Sự chọn lựa riêng của ngài là không màng đến những ý kiến của những bác sĩ của ngài.

Tuesday, March 13, 2018

Tính Liên Tục Của Tâm


Trích dịch từ
Tạng Thư Sống Chết – The Tibetan Book of Living and Dying
của Sogyal Rinpoche


Theo quan điểm Phật giáo thì cái luận cứ chính yếu "chứng minh" sự tái sinh là cái luận cứ đặt nền tảng trên một sự hiểu biết thâm uyên về cái tính liên tục của tâm. Tâm thức từ đâu mà có? Nó không thể bỗng dưng từ không đâu mà xuất hiện. Một khoảnh khắc tâm thức không thể được sinh ra mà không có cái khoảnh khắc của tâm thức đi liền ngay trước nó. Đức Thánh Thiêng Đạt lai Lạt ma giải thích cái tiến trình phức tạp này như thế này:

Cái nền tảng mà những người theo Phật giáo (Phật tử) căn cứ vào đó để chấp nhận cái khái niệm tái sinh chủ yếu là cái tính liên tục của tâm thức. Hãy lấy thế giới vật chất làm một ví dụ: tất cả các nguyên tố trong vũ trụ hiện tại của chúng ta, thậm chí xuống đến một mức độ rất là nhỏ (vi tế), chúng ta tin rằng vẫn còn có thể được truy ngược được cho đến một nguồn gốc, một điểm xuất phát mà tất cả mọi nguyên tố của thế giới vật chất đều được cô đọng lại thành cái mà về phương diện kỹ thuật được gọi là “những hạt không gian.” Rồi khi truy xét đến thì những hạt này là trạng thái cái kết quả của một sự tan rã của một vũ trụ đã có trước đó. Như vậy, có một chu kỳ liên tục không ngừng, trong đó vũ trụ hình thành và tan rã, và rồi lại hiện hữu trở lại. 

Sunday, March 11, 2018

Hãy Tập Nghĩ Đến Vô Thường




            Trước mắt, bạn có cái cảm giác khó mà chịu đựng được cái bực dọc nho nhỏ do bị xóc một cái gai hay do cái nóng của mặt trời. Thế nhưng, về cái nỗi thống khổ mà bạn sẽ phải đối diện ở giây phút lâm chung thì sao? Tiến trình chết không giống như là một ngọn lửa đang tàn dần, hoặc như là nước đang thấm dần vào lòng đất. Dòng tâm thức không chấm dứt; khi bạn chết, dòng tâm thức của bạn phải từ bỏ thân xác bạn, chỉ có những dấu ấn của nghiệp do những hành động tích cực (thiện) và tiêu cực (bất thiện) tạo ra trước đó là đồng hành với cái tâm thức của ban.

Saturday, March 10, 2018

Một Khái Niệm Về Nghiệp





Nghiệp


Vào canh hai trong đêm thành đạo (đạt được giác ngộ), đức Phật có được một loại kiến thức khác, nó bổ khuyết cho cái kiến thức của Ngài về vấn đề tái sinh: đó là vấn đề thuộc về nghiệp, luật tự nhiên về nhân và quả.

“Với thiên nhãn tinh khiết và vượt ra ngoài tầm nhìn của con người, Ta đã nhìn thấy được chúng sinh biến mất đi và xuất hiện trở lại như thế nào. Ta đã nhìn thấy cõi cao lẫn cõi thấp, cõi sáng chói lẫn cõi tối tăm, và tùy theo nghiệp của họ mà từng cá nhân đã nhận lãnh một tái sinh thuận lợi hoặc khổ sở như thế nào.”

Friday, March 9, 2018

Thái Độ Chuẩn Mực Cho Một Hành Giả Kim Cang Thừa


His Holiness Kunzig Shamarpa Rinpoche



Thái Độ Chuẩn Mực Cho Một Hành Giả Kim Cang Thừa
Đức Thánh Thiêng Kunzig Shamarpa Rinpoche biên soạn



Truyền thống Kim Cương thừa là một đạo lộ đưa đến giải thoát nhanh chóng. Kim Cương (Vajra) tượng trưng cho sức mạnh, nghĩa là rất công hiệu. Nhiều người mang những nhận thức sai lầm về Kim Cương thừa, cho rằng Kim Cương thừa chẳng khác gì với sự trù nguyền ma thuật hoặc năng lực về tâm linh. Trong thực tiễn, “YANA” là một sự truy tìm sự giải thoát của tâm và việc tu luyện năng lực thần thông và tâm linh sẽ chẳng đưa chúng ta đến giải thoát. Nếu chúng ta tu tập Kim Cương thừa với cái nhận thức sai lầm này (tà kiến), chắc chắn là chúng ta tích lũy cái nghiệp rất là xấu. Đúng là trong Kim Cương thừa có những mật điển tụng niệm thần chú, nhưng những mật điển này tuyệt nhiên không phải là thần bí hay tâm linh. Chúng ta phải hiểu điểm độc đáo này của truyền thống Kim Cương thừa.

Monday, March 5, 2018

Tiểu Sử Đức Thánh Thiêng Drikung Kyabgön Chetsang





Đức Thánh Thiêng Drikung Kyabgön Chetsang, vị thủ ngai thứ 37 của Dòng Truyền Thừa Drikung Kagyu, vị  Kyabgön, thân tái sinh lần thứ 7 của Chetsang Rinpoche là một hóa thân của đức Quán Thế Âm.

Drikung Kyabgön Chetsang, Konchog Tenzin Kunsang Thrinle Lhundrup, sinh vào ngày 4 tháng 6, theo lịch Tây Tạng, năm con Chó Lửa, 1946, trong dòng dõi quý tộc Tsarsong ở Lhasa. Ngày thiện phúc thiêng liêng này đánh dấu kỷ niệm lần chuyển Bánh Xe Pháp đầu tiên của đức Phật. Nhiều dấu hiệu và cảnh tượng kỳ diệu phi thường xảy ra cùng với sự ra đời của ngài. Ông nội của ngài, Dasang Damdul Tsarong (1888 – 1959), là người thân tín của đức Đạt lai Lạt ma đời thứ 13 (1876 – 1933), Tổng Tư Lệnh của quân đội Tây Tạng và là một trong những nhân vật chính trị có thế lực nhất trong đầu thế kỷ 20 ở Tây Tạng. Thân phụ của ngài Chetsang, Dundul Namgyal Tsarong (sinh năm 1920), giữ một chức vụ cao cấp trong Chính phủ Tây Tạng, và ông ta vẫn hoạt động trong những vị trí quan trọng cho Chính phủ Lưu vong ở Dharamsala sau cuộc trốn thoát của đức Đạt lai Lạt ma và các bộ trưởng trong nội các. Thân mẫu của ngài, Yangchen Dolkar, xuất thân từ một dòng họ Ragashar tôn quý, thuộc dòng dõi triều đại vua chúa thời xa xưa.

Thursday, March 1, 2018

Tiểu Sử Achi Drolma


Tiểu Sử Achi Drolma

Vị Bảo Hộ chính yếu của dòng Drikung Kagyu





Achi Drolma sinh ra ở miền Tây của Tây Tạng. Thân phụ của Bà được người ta gọi là Đại Kim Cương Du Già (Great Yogi Dorje). Một thời phụ mẫu của Bà hoàn toàn không có con cái gì và hai người cùng bàn về vấn đề này với nhau. Họ quyết định làm một chuyến hành hương đến Nepal và đi nhiễu quanh ngôi Đại Tháp, làm những việc cúng dường từ thiện, và thực hiện những buổi cầu nguyện cho nguyện ước của mình hầu mong có thể có được một thai nhi.