Vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng Đức
Đạt lai Lạt ma đã công nhận một chú bé Tây Tạng sinh ở Nepal là tái sinh (hóa
thân) của một trong những vị thầy của Ngài và nguyên người đứng đầu của phái
Ninh Mã (Nyingma), truyền thống cổ xưa nhất của Phật giáo Tây Tạng.
Wednesday, July 29, 2015
Một Phương Pháp Để Tinh Tấn
Đạo
sư đã dạy: Khi bạn cứ giữ trong tâm nỗi đau khổ vì sự chết, điều đó làm cho
chúng ta thấy rõ ràng rằng tất cả mọi hoạt động đều là nguyên nhân của khổ đau.
Vì vậy, hãy từ bỏ tất cả. Hãy cắt đứt tất cả những ràng buộc, cho dù là nhỏ
nhất, và hãy thiền định trong cô tịch để đạt được chứng ngộ về tánh Không. Vào
thời điểm cái chết đang diễn ra, không có bất cứ một điều gì có thể giúp được
bạn. Do vậy, hãy thực hành Pháp vì đó là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn.
Một Lối Tiếp Cận Chân Thực Tại
Tất
cả những học giả tầm cỡ khi họ vỗ tay và tranh luận với nhau là họ đang cố sức
tìm kiếm một cái gì đó cụ thể và chân thật. Cũng giống như họ tranh luận vậy,
khi đi đến chỗ tột cùng thì chẳng có một thứ gì thực sự tự nó tồn tại được để
mà tìm; ngoài cái ý nghĩa rốt ráo đó ra, không có một nhận thức chân thật (chân
hiện lượng) thực tiễn nào cả.
Ba Vấn Đề Trọng Yếu Khi Quy Y
Garchen Rinpoche |
Khi
quy y Tam Bảo, chúng ta phải lưu tâm đến ba vấn đề trọng yếu:
1.
Không nên quy y chỉ vì mang một nổi sợ hãi trong tâm. Một ví dụ cụ thể là người
ta quy y vì nghèo và sức khỏe kém. Quy y bởi sợ hãi như thế này thì sẽ chẳng
bao giờ đưa quý vị đến quả vị Phật và quý vị sẽ chẳng thể nào có khả năng mang
lại lợi lạc cho chúng sinh.
Bốn ý tưởng làm chuyển hướng tâm người.
1.
Ôi! Loại tự do và tặng phẩm này thật quả là khó khăn lắm mới có được. Khi đã
đạt được thân người rất dễ mất đi này rồi, tôi sẽ tự mình nổ lực tinh tấn,
không để cho những vọng tưởng vô nghĩa tác động, nhằm đạt được sự giải thoát
tối thượng, một kết quả tràn đầy hạnh phúc.
Monday, July 27, 2015
Một Diễn Giải Về Quán Đảnh Thời Luân - Kalachakra Initiation
Một Diễn Giải Về Quán Đảnh Thời Luân
Lễ hội Quán Đảnh Thời Luân thường là được tiến hành
qua 12 ngày. Trước tiên là có tám ngày dành cho những nghi lễ chuẩn bị, trong
thời gian này các tăng sĩ kiến tạo mạn đà la. Rồi các môn sinh được ban truyền
pháp quán đảnh, và sau đó họ được cho phép nhìn thấy mạn đà la bằng cát đã
hoàn thành. Lễ hội kết thúc khi các tăng sĩ phóng thích năng lượng tích cực của
mạn đà la vào thế giới thường nhật qua một nghi lễ cuối cùng.
Sunday, July 26, 2015
Giới Thiệu Về Mật Tông - Tantra
Mật Tông Là Gì?
Nguyệt Quang Tinh Xá chuyển sang Việt ngữ.
Giới thiệu về Mật Tông
Mỗi người có mỗi căn cơ khác nhau trong việc lĩnh hội
và thực hành tâm linh. Bởi nguyên do này và với lòng từ bi của Ngài, Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni đã ban bố giáo pháp qua nhiều cấp độ, y như một bác sĩ thiện
nghệ khéo léo vận dụng nhiều phương thức khác nhau để điều trị nhiều chứng bệnh
khác nhau của những người mắc bệnh.
Đối với những ai chỉ cần đạt được hạnh phúc trong đời,
Đức Phật ban bố những giáo pháp hiển bày về hành động và kết quả của nó, hay là
Nghiệp; và Ngài dạy những chuẩn mực đạo đức để làm pháp tu chính yếu cho họ.
Saturday, July 25, 2015
Mật Pháp Thời Luân - Kalachakra
Những Quán Đảnh Thời Luân
Do
Đức Đạt Lai Lạt Ma Ban Truyền
Dịch từ nguồn: Kalachakra Initiations by His Holiness the Dalai Lama
Người dịch: Nguyệt Quang Bảo
(25/07/2015)
Người dịch: Nguyệt Quang Bảo
(25/07/2015)
Giới Thiệu Mật Pháp Thời Luân
Trình Bày Khái Quát Về Giáo Pháp
Giáo Pháp của Đức Phật có thể được chia
thành hai thừa, Tiểu Thừa và Đại Thừa. Riêng Tiểu Thừa có thể được chia thành
Thanh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa. Người ta có thể phân biệt được các vị Thanh
Văn và Duyên Giác qua những nhược điểm và ưu điểm trong khả năng và những kết
quả mà họ đã đạt được, nhưng về những nét đặc trưng trong giáo lý mà họ tu tập
thì căn bản là giống nhau. Những người có khuynh hướng tu tập theo hai đường tu
Tiểu Thừa này tiếp nhận những pháp tu đó vì lợi ích của sự tự giải thoát cho
chính bản thân họ, vì họ cảm thấy cấp bách phải tự giải thoát mình trước hết,
càng nhanh càng tốt ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của sinh tử luân hồi. Vì cái
nguyên nhân chính của sự trói buộc trong cõi luân hồi là sự bám chặt lấy một
cái tự ngã, cái nhân chính để đạt được sự tự do của giải thoát là trí tuệ chứng
ngộ được cái nghĩa lý của vô ngã. Vì vậy, cũng giống như chư Bồ-tát, các vị
Thanh Văn và Duyên Giác chứng thực được vô ngã. Họ thiền tập về vô ngã kết hợp
với những pháp tu về thực hành thiện hạnh, thiền chỉ và v.v... và từ đó họ cắt
đứt được gốc rể của tất cả những đam mê, tham lam, thù hận, vô minh v.v…
Subscribe to:
Posts (Atom)