Thần Chú Một Trăm Âm
Thần Chú Kim Cang Tát Đỏa
hay
Bách Tự Kim Cang Minh Chú
c. Thiền và Tụng Niệm Thần Chú Kim Cương
Tát Đỏa
Trong pháp tu tập Kim Cương Tát Đỏa, bốn năng lực của
pháp tu đó buộc phải hoàn tất.
Năng
lực đầu tiên của bốn năng lực đó là năng lực của sự chống đỡ. ĀḤ biểu
hiện cho bản tánh bất sinh. Hãy suy ngẫm về tất cả mọi hiện tượng bao hàm bên
trong cái nhận thức nhị nguyên phàm tình của bạn đều trống rỗng, thiếu vắng tự
tánh và giống như là bầu trời như thế nào. Từ trạng thái đó, trạng thái mà tính
chất của nó là trong suốt và bao la, phát ra lòng bi mẫn đối với tất cả những
ai chưa tự mình thực chứng được điều này. Và rồi, với ước nguyện đạt được giác
ngộ để mang lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh, hãy quán tưởng chính bạn trong
hình thái (sắc tướng) bình phàm của bạn. Hãy quán sát rằng phía trên đầu bạn độ
chừng hơn hai gang tay (18 inches ~ 45 cm) là một hoa sen trắng. Nếu bạn đang
tu theo bản luận giải mở rộng [Những Lời Dạy Của Vị Thầy Hoàn Hảo Của Tôi] thì
hoa sen đó có một ngàn cánh, trong khi theo bản luận giải vắn tắt hơn [của Jamyang
Khyentse Wangpo] thì đóa sen đó có tám cánh. Trên đóa sen đó, ở giữa chỗ ngồi bằng
một chiếc đĩa mặt trăng, là chữ HŪṂ,
chữ này tan chảy thành ánh sáng và biến
thành vị đạo sư gốc của bạn trong hình tướng của đức Kim Cương Tát Đỏa. Ngài
trong sắc trắng rực rỡ với đầy đủ các món trang sức của một báo thân.
|
Có những trường hợp vì sự quần quật của cuộc sống mà
suốt đời người ta không nhận ra được lòng nhân ái của cha mẹ dành cho mình, thì
đôi khi một bài giáo pháp như thế này trong đạo Phật lại cũng có thể trở thành
một linh dược cứu vãn được hạnh phúc của cả một gia đình. Hãy tùy trường hợp mà
chia sẻ bài pháp này với những ai có thể chia sẻ được để góp nhặt thêm đôi chút công đức. Hơn nữa,
họ cũng đã từng là những người mẹ của mình trong tiền kiếp.
|
Khi Tôi Nhớ Mẹ
Của Shabkar Tsokdruk
Rangdrol
Hãy lắng nghe đây, hỡi Sô-rút Rang-rô (Tsokdruk
Rangdrol)!
Ngươi nói rằng mẹ của ngươi, người cưu mang ngươi
Trong tử cung của bà trong kiếp này, tốt bụng.
Nhưng thế thì tại sao ngươi lại không xem xét dù chỉ
là một lần
Lòng hảo tâm của những chúng sinh khác đã giúp ngươi,
Là cha mẹ của ngươi từ vô số kiếp sống trong quá khứ?
|
Đức
Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni có những đệ tử với nhiều khả năng khác nhau. Dù đức
Phật thực tế chỉ dạy một con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ, nhưng những phần
khác nhau trong giáo lý của Ngài được tiếp nhận thành những thừa (cỗ xe) tùy
theo năng lực của những vị đệ tử. Về căn bản, người ta có thể phân chia tất cả
giáo lý của đức Phật thành hai thừa: Kinh thừa và Mật thừa. Kinh thừa còn được
gọi là “nhân thừa,” bởi vì (tu theo thừa này) người ta tích lũy những cái nhân
để đưa đến giác ngộ. Trong Mật thừa, “thừa của quả,” người ta đồng hóa mình với
kết quả của sự tu hành, hay là những đặc điểm khác nhau của sự giác ngộ.
|
Một
khi chúng ta không còn quy y Tam Bảo thì cho dù những pháp tu mà chúng ta thực
hành có thâm uyên đến đâu chăng nữa chúng ta cũng chẳng còn là một phần của cộng
đồng tín đồ Phật Giáo. Đã có lời dạy rằng:
“Quy y chính là điều tạo
nên sự khác biệt giữa một tín đồ Phật Giáo và một người không phải là một tín đồ Phật Giáo.”
|