PHẬT THUYẾT KINH THANH TỊNH HOÀN HẢO
Một cuộc đối thoại với một nữ cư sĩ Gangottara
Lời giới thiệu
Bài Kinh Ngắn này được lấy từ những bộ sưu tập cổ xưa nhất của những bài Kinh Đại Thừa, “Kinh Bảo Tích” khám phá sâu xa hơn nữa ý nghĩa của tánh Không. Nếu mọi hiện tượng đều trống rỗng, không có bất kỳ một thực chất nào, thì toàn thể cái tâm nhị nguyên muốn nhận ra chúng là thật có để mà nắm lấy hoặc xa lánh chúng, cùng với thế giới của những sự vật rõ ràng là thật mà nó tạo ra, đã chưa bao giờ thực sự hiện hữu. Về nguyên tắc, nó không sinh, cho nên nó hiện ra như là một màn ảo thuật. Vì nó không sinh cho nên nó cũng chẳng bao giờ chết. Ở đây, cái nơi chốn đó, cái nơi chốn vượt quá sự lĩnh hội của tâm khái niệm, được nói đến là Niết Bàn. Bối cảnh của bản Kinh này là ở trong Rừng Jeta bên ngoài thành phố Sharvasti, phía bắc Sông Hằng ở miền Trung Ấn độ. Đây là nơi mà một trong những đại tinh xá đầu tiên được xây dựng cho Đức Phật và tăng chúng của Ngài, do vị đại thí chủ Anathapindika hiến cúng. Vị nữ cư sĩ Gangottara trông có vẻ dạn dĩ, người rõ ràng là đã có một sự lĩnh hội tuyệt vời về giáo lý (dù có khuynh hướng nghiêng về phía chủ nghĩa hư vô), đang chất vấn Đức Phật một cách sắc sảo ngay chính trên lý lẽ của Ngài. Dù là một người tranh biện không hề nào núng, bà ta vẫn tôn kính gọi Đức Phật là ‘Như Lai’, và ‘Thế Tôn’.
Tôi nghe như thế này,
Một thời Đức Phật đang ngụ tại khu vườn của An-na-tha-pin-di-ka (Anathapindika), trong Rừng Jeta gần thành phố Shravasti. Vào lúc đó, một nữ cư sĩ tên là Gangottara từ chỗ ở của cô ta trong thành phố Sharvasti đến gặp Đức Phật. Cô ta cúi đầu nơi bàn chân Đức Phật để lễ lạy, rồi lùi sang một bên và ngồi xuống.
Đức Thế Tôn hỏi Gangottara:
“Cô từ đâu đến đây?”
Người nữ cư sĩ hỏi lại Đức Phật:
“Thưa Thế Tôn, nếu có ai đó bị buộc phải hỏi một sinh thểdo ảo thuật tạo ra rằng người đó từ đâu đến, thì câu hỏi đó sẽ được trả lời như thế nào?”
Đức Thế Tôn bảo với bà ta:
“Một sinh thể do ảo thuật tạo ra chẳng đến cũng chẳng đi, không sinh ra cũng không biến mất; làm sao một ai đó có thể nói về một nơi chốn mà người đó từ đó mà đến được?”
Rồi người nữ cư sĩ hỏi:
“Có phải tất cả mọi sự vật đều là huyễn ảo, như ảo thuật, là không đúng?”
Đức Phật nói:
“Đúng, thật vậy, những gì cô nói là sự thật.”
Gangottara hỏi:
“Nếu tất cả mọi sự vật đều là huyễn ảo, như là ảo thuật, thì tại sao Ngài lại hỏi con từ đâu đến đây?”
Đức Thế Tôn bảo bà ta:
“Một sinh thể do ảo thuật tạo ra không đi vào những cảnh giới sinh tồn khổ sở, chẳng đi đến thiên đường; cũng chẳng đạt được niết bàn. Này Gangottara, có phải điều đó cũng đúng với cô?”
Người nữ cư sĩ đáp:
“Theo con hiểu, nếu cái thân con mà khác biệt với cái thân của một sinh thể do ảo thuật tạo ra, thì con có thể nói về việc đi đến những cõi giới sinh tồn tốt đẹp và khổ sở, hoặc nói về việc đạt được niết bàn. Thế nhưng, con nhìn thấy chẳng có sự khác biệt nào giữa cái thân xác của con và cái thân xác do ảo thuật tạo ra, vậy thì làm sao con có thể nói về việc đi vào những cõi giới sinh tồn tốt đẹp hay khổ đau, hoặc nói về việc đạt đến niết bàn cho được?
Hơn nữa, thưa Thế Tôn, chính cái bản tánh của niết bàn là nó được sinh ra ở những cõi giới tốt đẹp hay khổ đau, nó cũng chẳng trải nghiệm sự nhập niết bàn. Con cảm nhận được rằng bản tánh của con cũng đúng y như vậy.”
Đức Phật hỏi:
“Chẳng lẽ cô không truy tìm trạng thái niết bàn?”
Gangottara hỏi lại:
“Nếu câu hỏi này được đặt ra cho một người chưa từng hiện hữu, thì sẽ được trả lời như thế nào?”
Đức Phật đáp:
“Điều chưa từng hiện hữu thì chính đó là niết bàn.”
Gangottara hỏi:
“Có phải tất cả mọi sự vật đều đồng nhất với niết bàn?”
Đức Phật đáp:
“Đúng là vậy, đúng là vậy.”
Gangottara tiếp tục:
“Thưa Thế Tôn, nếu tất cả mọi sự vật đều đồng nhất với niết bàn thì tại sao Ngài lại hỏi con ‘Chẳng lẽ cô không truy tìmtrạng thái niết bàn’?
Hơn nữa, thưa Thế Tôn, nếu một sinh thể do ảo thuật tạo ra hỏi một sinh thể khác cũng do ảo thuật tạo ra ‘Chẳng lẽ bạn không truy tìm trạng thái niết bàn?’ thì câu trả lời sẽ là gì?”
Đức Thế Tôn bảo cô ta:
“Ta nêu câu hỏi đó ra bởi vì trong hội chúng này có những thiện nam tín nữ có thể được đưa đến giải thoát. Ta hoàn toàn không có tâm tham bám. Tại sao? Bởi vì Như Lai biết rằng ngay cả những tên gọi của sự vật cũng không thể lĩnh hội được, nói chi đến bản thân những sự vật và những ai truy tìm niết bàn.”
Gangottara thưa:
“Nếu vậy, tại sao lại có tất cả mọi sự tích lũy những thiện căn để đạt được giác ngộ?”
Đức Phật đáp:
“Cả chư Bồ-tát lẫn những thiện căn của các vị đó cũng không thể được lĩnh hội, bởi vì trong tâm của chư Bồ-tát chẳng hề có cái ý tưởng phân biệt về vấn đề các vị có đang tích tập thiện căn hay là không.”
Gangottara hoi:
“Cái ý Ngài muốn nói về ‘chẳng hề có cái ý tưởng phân biệt’ là gì?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Sự vắng mặt của cái ý tưởng phân biệt không thể được hiểu hoặc lĩnh hội được bằng cách suy nghĩ. Tại sao? Trong trạng thái của cái ý tưởng không phân biệt thì ngay cả cái tâm cũng không thể lĩnh hội được, nói chi đến những chức năng của tâm. Trạng thái này, trạng thái mà trong đó cái tâm không thể được nhận thấy rõ, được gọi là không thể nghĩ bàn. Nó không thể được lĩnh hội hay thực chứng. Nó chẳng tịnh mà cũng chẳng bất tịnh. Tại sao thế? Tại vì, như Như Lai vẫn luôn giảng dạy, tất cả mọi sự vật đều trống rỗng và không bị ngăn trở,giống như là không gian.”
Gangottara hỏi:
“Nếu tất cả mọi sự vật đều như là không gian trống không, tại sao Thế Tôn lại thuyết về sắc, thọ, tưởng, hành và thức; mười tám giới; mười hai nhập; mười hai chi duyên khởi; nhiễm với không nhiễm; những sự việc tịnh và bất tịnh; luân hồi và niết bàn?”
Đức Phật bảo Gangottara:
“Khi Ta nói về một cái ‘ngã’, chẳng hạn, dù Ta diễn đạt khái niệm đó bằng một lời nói, nhưng thực ra thì bản tánh của một cái ‘ngã’ không thể nào lĩnh hội được. Ta nói về hình sắc nhưng bản tánh của hình sắc cũng không thể lĩnh hội được, và bản tánh của các Pháp khác cũng như thế, cho đến cả niết bàn. Hệt như là chúng ta không thể tìm thấy nước trong các ảo ảnh, cho nên chúng ta không thể tìm thấy bản tánh trong hình sắc, và với các Pháp khác cũng vậy, cho đến cả niết bàn. Gangottara, chỉ có người vun trồng phẩm hạnh thanh tịnh phù hợp với Giáo Pháp, ý thức được rằng không có gì có thể được chứng đắc cả, mới đáng để được gọi là một hành giả vun trồng phẩm hạnh thanh tịnh thật sự. Vì kẻ kiêu ngạo bảo rằng họ đã chứng ngộ được điều gì đó, những kẻ đó không thể được nói là được an vịvững chắc trong phẩm hạnh thanh tịnh thuần chân. Những kẻ kiêu ngạo như thế sẽ bị kinh hãi và lo sợ khi nghe đến Giáo Pháp uyên thâm này. Những kẻ đó sẽ không thể giải thoát mình ra khỏi sinh, già, bệnh, chết, lo lắng, buồn rầu, khổ đau và khốn quẩn.
Gangottara, sau khi Ta nhập niết bàn, sẽ có vài người có khả năng quảng bá Giáo Pháp uyên thâm này, Giáo Pháp có thể chấm dứt các vòng quay của luân hồi. Tuy nhiên, có vài kẻ ngu vì những ác kiến mà sẽ thù ghét những Đạo Sư của Giáo Pháp đó, và sẽ tìm cách hãm hại họ. Những kẻ ngu như vậy vì hành động đó mà sẽ bị rơi vào địa ngục.”
Gangottara hỏi:
“Ngài nói đến Giáo Pháp uyên thâm mà có thể chấm dứtđược những vòng quay của luân hồi, Ngài nói ‘chấm dứt các vòng quay của luân hồi’ nghĩa là gì?”
Đức Thế Tôn đáp:
“Chấm dứt các vòng quay của luân hồi là thâm nhập vào thực tại, cõi giới của không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì). Một Giáo Pháp như thế không thể bị làm tổn hại hoặc bị hủy diệt.Vì vậy, Giáo Pháp đó được gọi là Giáo Pháp có thể chấm dứt các vòng quay của luân hồi.”
Rồi thì Đức Thế Tôn mỉm một nụ cười độ lượng và từ trán Ngài phát ra những ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng và trong suốt. Những ánh sáng đó chiếu sáng vố số cõi, lên cao đến cõi Trời Phạm Thiên, rồi quay lại Đức Phật và nhập vào đỉnh đầu của Đức Phật.
Nhìn thấy điều này, tôn giả Ananda tự nghĩ: “Như Lai, bậc Ứng Cúng, đấng Giác Ngộ Tối Cao, nếu không có một nguyên nhân gì đó thì không mỉm cười.”
Ngài từ ghế đứng dậy, vạch vai phải, quỳ trên gối phải, và chắp tay hướng về Đức Phật, hỏi:
“Vì nguyên do gì mà Đức Phật cười?”
Đức Phật đáp:
“Hãy nhớ rằng trong quá khứ một ngàn Như Lai cũng đã dạy Giáo Pháp này ở đây, và mỗi chúng hội đó cũng đều được dẫn đầu bởi một nữ cư sĩ tên là Gangottara. Sau khi nghe Giáo Pháp này được thuyết giảng, người nữ cư sĩ đó cùng với tất cả hội chúng đó đều rời bỏ đời sống thế tục. Đến thời, họ nhập vào vô dư niết bàn.”
Ngài Ananda hỏi Đức Phật:
“Kinh này nên đặt tên là gì và chúng tôi nên tiếp nhận và lưu giữ như thế nào?”
Đức Phật đáp:
“Kinh này được gọi là Thanh Tịnh Hoàn Hảo, và các người nên tiếp nhận và lưu giữ bằng tên đó.”
Trong suốt buổi thuyết giảng Kinh này, bảy trăm vị tăng và bốn trăm vị ni được giải thoát vĩnh viễn khỏi những sự ô nhiễm và tâm họ được giải thoát.
Vào lúc đó, chư thiên cõi dục dùng thần thông tạo ra những loại hoa trời tuyệt vời khác nhau, rải lên Đức Phật và nói:
“Người nữ cư sĩ này thật sự là hiếm có, người có thể đối thoại một cách điềm tĩnh ngang hàng với Như Lai. Ắt là cô ta đã từng phụng sự và cúng dường vô số Phật, và đã trồng những thiện căn trước sự hiện diện của quý Ngài.”
Sau khi Đức Phật thuyết Kinh này xong, người Nữ cư sĩ Gangottara và tất cả các vị trời, người, a-su-ra (asuras), gan-dha-va (gandhravas), v.v… đều vui mừng với giáo lý của Đức Phật. Họ tiếp nhận giáo lý với lòng thành tín và bắt đầu làm theo với lòng sùng kính.
Việt dịch: Tiểu Tăng Nguyệt Quang Bảo
Dakota, Illinois: 18/12/2018
Dakota, Illinois: 18/12/2018
Nguyên văn Anh ngữ:
BUDDHA SPEAKS FLAWLESS PURITY SUTRA
A dialogue with the Laywoman Gangottara
Introduction
This Short Sutra from one of the oldest collections of Mahayana sutras, “The Heap of Jewels” further explores the meaning of emptiness. If Phenomena are empty of any essence, then the whole dualistic mind that wants to apprehend them as real so as to possess or shun them, together with the world of apparently real things it creates, has really never come into existence. Fundamentally, it is unborn, yet it appears like a magic display. Since it is unborn it also never dies. Here, that place beyond the grasp of the conceptual mind is referred to as Nirvana. The setting of this sutra is in the Jeta Grove outside the city of Shravasti, north of the Ganges River in Central India. This is the site of one of the first great monasteries built for The Buddha and his community, donated by the great patron Anathapindika. The seemingly fearless laywoman Gangottara, who obviously already has a superb grasp of the teachings (though tending towards the nihilistic side), is incisively interrogating the Buddha on his own ground. Though an unflinching debater, she addresses him respectfully as ‘Tathágata’, and ‘World honored one’.
Thus have I heard.
Once the Buddha was dwelling in the garden of Anathapindika, in the Jeta Grove near Shravasti. At that time, a laywoman named Gangottara came from her dwelling in Shravasti to see the Buddha. She prostrated herself with her head at the Buddha’s feet, withdrew to one side, and sat down.
The world honored one asked Gangottara,
“Where do you come from?
The Laywoman asked the Buddha,
“World-Honored One, if someone were to ask a magically produced being where he came from, how should the question be answered?
The World Honored One told her,
“A magically produced being neither comes nor goes, is neither born nor perishes; how can one speak of a place from which he comes?
Then the laywoman asked,
“Is it not true that all things are illusory, like magic?”
The Buddha said,
“Yes indeed, what you say is true”
Gangottara asked,
“If all things are illusory, like magic, why did you ask me where I came from?”
The World Honored One told her,
“A magically produced being does not go to the miserable planes of existence, nor to heaven; nor does he attain nirvana. Gangottara is that also true of you?”
The Laywoman replied,
“As I see it, if my own body were different from a magically produced one, then I could speak of going to the good and miserable planes of existence, or of attaining Nirvana. I see no difference, though, between my body and a magically produced one, so how can I speak of going to the good or miserable planes, or of attaining nirvana?
“Furthermore, World Honored One, nirvana’s very nature is such that it is not reborn in the good or miserable planes, nor does it experience parinirvana. I perceive that the same is true of my own nature.”
The Buddha asked,
“Do you not seek the state of nirvana?”
Gangottara asked in turn,
“If this question were put to one who had never come into being, how should it be answered?”
The Buddha replied,
“That which has never come into being is nirvana itself”
Gangottara asked,
“Are not all things identical with nirvana?
The Buddha replied,
“So they are, so they are.
Gangottara continued,
“World Honored One, if all things are identical with nirvana why did you ask me ‘Do you not seek the state of nirvana’?
“Furthermore World Honored One, if a magically produced being asked another magically produced being ‘Do you not seek the state of nirvana?’ what would the answer be?”
The World Honored One told her,
“I raised the question because there are in this assembly good men and good women who can be brought to maturity. I am free of mental attachments. Why? Because the Tathágata knows that even the names of things inapprehensible, let alone the things themselves or those who seek nirvana.”
Gangottara said,
“If so, why all the accumulation of good roots for the attainment of enlightenment?”
The Buddha replied],
“Neither Bodhisattvas nor their good roots can be apprehended, because in the Bodhisattvas’ minds there is no discriminative thought as to whether they are accumulating good roots or not.”
Gangottara asked,
“What do you mean by ‘no discriminative thought’?”
The World Honored One answered,
“The absence of discriminative thought cannot be understood or grasped by means of thinking. Why? Because in the state of non-discriminative thought even the mind is inapprehensible, let alone the mental functions. This state in which the mind is inappreciable is called inconceivable. It cannot be grasped or realized. It is neither pure nor impure. Why So? Because, as the Tathágata always teaches, all things are as empty and unimpeded as space.”
Gangottara inquired,
“If all things are like empty space, why does the World Honored One speak of form, feeling conception, impulse and consciousness; the eighteen elements; the twelve entrances; the twelve links of dependent origination; The defiled and the undefiled; the pure and impure things; samsára and nirvana?”
The Buddha told Gangottara,
“When I speak of a ‘self’, for example, although I express the concept by a word, actually the nature of a ‘self’ is inapprehensible. I speak of form but the nature of form is also inapprehensible, and so it is with the other Dharma’s, up to nirvana. Just as we cannot find water in mirages, so we cannot find nature in form, and so it is with the others, up to nirvana.
“Gangottara, only a person who cultivates pure conduct in accordance with the dharma, perceiving that nothing can be apprehended, deserves to be called a real cultivator of pure conduct. Since the arrogant say that they have apprehended something, they cannot be said to be firmly established in genuine pure conduct. Such arrogant people will be terrified and doubtful when they hear this profound Dharma. They will be unable to liberate themselves from birth, old age, sickness, death, worry, sorrow, suffering, and distress.
“Gangottara, after my parinirvana, there will be some people able to spread this profound Dharma, which can stop the rounds of samsára. However, some fools, because of their evil views, will hate those Dharma-Masters, and will contrive to harm them. Such fools will fall to the hells for that.”
Gangottara asked,
“You speak of this profound dharma which can stop the rounds of samsára, what do you mean by ‘stop the rounds of samsára?’
The World Honored One replied,
“To stop the rounds of samsára is to penetrate reality, the realm of the inconceivable. Such a Dharma cannot be damaged or destroyed. Hence, it is called the dharma that can stop the rounds of samsára.”
Then the World Honored One smiled graciously and emitted from his forehead blue, yellow, red, white, and crystalline lights. The lights illuminated all the numerous lands, reaching as high as the Brahma Heaven, then returned to the Buddha’s and entered the top of the Buddha’s head.
Seeing this, the venerable Ánanda thought to himself,
“The Tathágata, the worthy one, the supremely enlightened one, does not smile without a reason.”
He rose from his seat, uncovered his right shoulder, knelt on his right knee, and joined his palms towards the Buddha, inquiring,
“Why did the Buddha smile?”
The Buddha replied,
“Recall that, in the past, a thousand Tathágatas also taught this dharma here, and each of those assemblies was also led by a laywoman named Gangottara. After hearing this Dharma preached, the laywoman, and all the assembly left the household life. In time, they entered nirvana without residue.”
Ánanda asked the Buddha,
“What name should be given to this Sutra and how should we accept and uphold it?”
The Buddha said,
“This Sutra is called Flawless Purity, and you should accept and uphold it by that name”
During the Preaching of this sutra, seven hundred monks and four hundred nuns were liberated from defilements forever and their minds were set free.
At that time, the gods of the realm of desire magically produce various kinds of wonderful celestial flowers and scattered them on the Buddha, saying,
“Rare indeed is this laywoman, who can converse fearlessly with the Tathágata on equal terms. She must have served and made offerings to countless Buddhas, and planted good roots in their presence.”
After the Buddha had finished speaking this sutra, the Laywoman Gangottara and all the other gods, humans, asuras, gandharvas, and so forth were jubilant over the Buddha’s teaching. They accepted it with faith, and begun to follow it with veneration”
*Translated by Garma C.C. Chang.
***Photo: Beautiful painting of Buddha and Sujata
No comments:
Post a Comment