Thursday, February 4, 2016

Đoản Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ


Lúc ngài Tulku Mingyur Dorje  được 13 tuổi, vào hôm mồng Bảy tháng Tư (Saga Dawa), năm con Chim Lửa của âm lịch Tây Tạng (1657), ngài trực kiến được linh ảnh của chư vị Bổn Tôn mạn đà la (mandala), và đức Phật A-Di-Đà đã trực tiếp tuyên thuyết những lời này.

(theo Rigpa Wiki)



Thursday, January 21, 2016

Sám Hối Với Bách Tự Kim Cang Minh Chú






Đức Kim Cương Hùng Tâm (Dorje Sempa)


Báo thân Phật, đức Kim Cương Hùng Tâm, là đấng chí tôn trong tất cả dòng giống Phật và mạn đà la.

Yukhok Chatralwa Choying Rangdrol nói rằng:

“Ngày xưa, lúc còn đang trên đường tu học, đức Kim Cương Hùng Tâm đã có lời nguyện rằng:

Sau này, khi đã thành tựu được quả vị Phật toàn hảo, xin nguyện cho những ai đã từng phạm năm tội mà sẽ có những quả báo tức thời (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, có ác tâm lấy máu từ thân một vị Phật và gây ly gián trong tăng đoàn) hoặc bất kỳ ai đã phạm phải những giới nguyện chỉ cần nghe đến danh hiệu của tôi, nghĩ tưởng đến tôi, hoặc trì tụng thần chú một trăm âm là thần chú thần hiệu nhất trong tất cả mật chú, thì tất cả những ác hạnh và sa sút của họ sẽ được tịnh hóa. Tôi nguyện sẽ không đạt giác ngộ khi thệ nguyện này chưa thành hiện thực!

Và:

Monday, January 11, 2016

Wednesday, January 6, 2016

BA CỐT TỦY CỦA ĐẠO LỘ





The three Principle Aspects of the Path

(lam gtso rnam gsum)

Tôn giả Tsong Kha pa

Nhật Hnh – Tezin Yangchen

Vit dch từ bản Tạng Ng



Kính lễ Chư vị Chí tôn Thượng

Tôi sẽ đem hết kh năng

Ging gii ý nghĩa tinh túy

Của tt cả Kinh đin Chư Pht

Là đo lộ mà Chư Thánh Bồ Tát khen ngi,  
Cổng vào cho nhng người may mn
Khao khát gii thoát.

Những ai không ng hnh phúc thế gian 
Dùng đời người hiếm quý vào vic có ý nghĩa  
S theo con đưng khiến Chư Pht hài lòng
Hỡi người dim phúc hãy tín tâm lng nghe,

Tuesday, January 5, 2016

LÒNG SÙNG MỘ VÀ HẠNH XẢ LY




Trulshik Adeu Rinpoche
Việt dịch: Pema Jyana
http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-23876_5-15_6-4_17-898_14-2_15-2/long-sung-mo-va-hanh-xa-ly.html

Xin hãy hình thành sự xác quyết về việc đạt tới giác ngộ tối thắng vì lợi ích của tất thảy hữu tình chúng sinh nhiều như hư không vô tận, và tiếp tục đọc khi duy trì thái độ như vậy.

Ngay từ đầu, mỗi thực hành đòi hỏi ba bước: văn, tư và tu. Trước hết, chúng ta cần thọ nhận giáo lý theo một cách thức chân chính. Thực sự nghiên cứu liên quan đến việc hiểu về một chỉ dẫn. Để làm điều này, chúng ta cần lắng nghe nó trực tiếp từ một vị mà vị đó là một phần của truyền thống còn tồn tại, người có sự trao truyền chân chính cho giáo lý này và người có thể truyền nó một cách rõ ràng. Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý. Cuối cùng, chúng ta cần đưa giáo lý vào thực hành bằng cách làm bản thân quen với thực hành và hòa nhập nó vào cuộc đời. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: sau khi hiểu giáo lý theo kiểu kiến thức và thiết lập nó với sự chắc chắn, điều quan trọng là cần xua tan mọi hiểu lầm và nghi ngờ mà bạn có thể có về nó. Sau đó bạn cần sử dụng nó theo cách thức riêng của bản thân, bằng cách thực hành. Đây là lúc mà giáo lý trở nên hữu dụng – bằng cách thực sự thực hành nó, không phải đơn giản biết về nó.

NGHIỆP KHÔNG NGỦ QUÊN BAO GIỜ



NGHIỆP KHÔNG NGỦ QUÊN BAO GIỜ 
Gyalwang Drukpa XII
Thứ hai, ngày 2/5/2011
Nguồn: www.drukpa.org



Chắc hẳn các bạn đều biết, có rất nhiều loại nghiệp khác nhau. Vậy đúng ra nghiệp là gì? Nghiệp thực chất chính là “hành động”. Và đương nhiên có vô số hành động chúng ta thực hiện qua thân, khẩu, ý. Những hành động tích cực sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp, còn những hành động tiêu cực thì sẽ để lại những hậu quả tồi tệ. Không chỉ là những hành động của thân mà bao gồm cả lời nói và ý nghĩ.

Kiêu căng ngã mạn



Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
  

Nếu bạn dành thời gian quan sát, lắng nghe tiếng nói của bản ngã, sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy ta thường hay khởi tâm ngã mạn cho rằng: “Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ làm việc này tốt hơn nhiều. Nếu tôi đứng ra tổ chức chương trình đó, chương trình chắc chắn sẽ thành công gấp bội. Nếu tôi lập bản thiết kế này thì chắc chắn sẽ đẹp và hấp dẫn hơn”, vân vân và vân vân. Chúng ta luôn xét đoán lời nói, hành động, cử chỉ và lối sống của mọi người để rồi luôn tự thấy chúng ta giỏi giang hơn, ưu việt hơn tất cả. Từ bên trong, bản ngã của chúng ta luôn lên tiếng: “Tôi giỏi nhất! Tôi mạnh nhất! Tôi nhiều quyền uy nhất! Tôi được yêu thích nhất!”.