Một cuộc phỏng vấn một cậu bé người Nga, cậu nói là kiếp trước đã từng sống ở sao Hỏa ... (video)
Thursday, September 19, 2013
Wednesday, September 18, 2013
THÔNG ĐIỆP HUYỀN DIỆU TỪ NƯỚC
Nguồn ảnh: Masaru Emoto
Masaru Emoto, một nhà nghiên cứu người Nhật Bản giàu óc sáng tạo và có trí tưởng tượng phong phú, đã xuất bản một cuốn sách khá đặc biệt mang tựa đề "Thông Ðiệp Từ Nước".
Quyển sách này ghi lại những điều ông đã khám phá trong suốt quá trình nghiên cứu nước trên khắp thế giới.
Nếu như bạn vẫn còn nghi ngờ và cho rằng tư tưởng và tình cảm của bạn không hề ảnh hưởng đến mọi thứ bên trong con người bạn và mọi vật xung quanh bạn thì các hình ảnh và tài liệu trong cuốn sách này sẽ khiến bạn phải thay đổi cách nghĩ suy và niềm tin của bạn trước đó.
Cá heo tìm sự giúp đỡ từ con người
Tuesday, September 17, 2013
Monday, September 16, 2013
"Hối Lộ" Cả Phật - Tập 3
Phật, la hán, tôn giả chùa Bái Đính bị... ép cầm tiền
Hàng nghìn du khách đến chùa Bái Đính vứt vung vãi tiền lẻ lên tượng phật, thậm chí còn nhét đầy vào các bàn tay tượng gây nên hình ảnh hết sức phản cảm.
Hàng nghìn bức tượng phật trong chùa Bái Đính đều lặp lại cảnh tiền lẻ phủ đầy trên người và nhét chi chít vào các kẽ tay
Nguyên nhân là do người dân chưa biết thể hiện lòng thành kính đúng chỗ
Mặc dù ban quản lý có cấm nhưng không cắt cử nhân viên bảo vệ để nhắc nhở du khách
Hàng nghìn du khách đến chùa Bái Đính vứt vung vãi tiền lẻ lên tượng phật, thậm chí còn nhét đầy vào các bàn tay tượng gây nên hình ảnh hết sức phản cảm.
Hàng nghìn bức tượng phật trong chùa Bái Đính đều lặp lại cảnh tiền lẻ phủ đầy trên người và nhét chi chít vào các kẽ tay
Chân phật biến thành hòm công đức
Tiền đầy trên bàn tay và các kẽ tay
Hầu hết du khách đến cúng bái đều đặt tiền vào tượng phật
Tạo nên hình ảnh không đẹp ở chùa Bái Đính
Tiền đầy trong lòng tượng Phật
Nguồn: Tin Tức Online
"Hối Lộ" Cả Phật - Tập 2
Hình ảnh quá phản cảm tại chùa Bái ĐínhẢnh chụp tại chùa Bái Đính (ngày mùng 3 Tết Quý Tị) của độc giả Phan Hoài Hiệp gửi cho báo
- Tiền đã che phủ gần hết phần thân bức tượng Phật. Quan niệm và ý thức người dân đã thay đổi như thế nào để xuất hiện hình ảnh này?
Lên chùa phát tâm nguyện, hay cầu may xúc phạm?
Bức ảnh do bạn đọc Phan Hoài Hiệp gửi về cho VietNamNet ghi lại hình ảnh một số khách hành hương cầu may bằng cách dán…tiền lên tượng Phật Di Lặc ở chùa Bái Đính.
Những ngày này, rất đông khách hành hương đổ về chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất nước tọa lạc ở Ninh Bình. Bên cạnh những ứng xử có văn hóa ở chốn linh thiêng, tiếc rằng người ta vẫn còn chứng kiến những hành vi phản văn hóa và tôn giáo.
Trong niềm tin về sự may mắn, lợi lộc thật khó hiểu, nhiều người chen nhau chỉ để xoa tiền lên bề mặt tượng Phật Di Lặc. Chưa dừng ở đó, sự cầu may còn “quyết liệt” hơn bằng cách dán hẳn những tờ tiền mệnh giá nhỏ (500 hay 1000 đồng) lên thân tượng Phật, tạo ra một hình ảnh phản cảm có thể gây giận giữ cho bất cứ ai minh triết về con đường của Phật pháp.
Những đồng tiền vung vãi nơi cửa Phật dường như là hồi quang của một xã hội sùng bái vật chất, coi thánh thần như vật đổi chác thay vì đến với thánh thần như một hành động phát tâm nguyện.
Trả lời về ý nghĩa của việc cúng dường, ban biên tập trang web “Sáng đạo trong đời” cho biết: “Cúng dường chư Phật nhưng không phải là để chư Phật “thọ nhận” sự cúng dường đó mà sự cúng dường như vậy là một trong những pháp tu của hành giả để từ từ tiến đến buông bỏ ý niệm và chấp thủ vào một cái Ngã thường hằng bất biến, nguyên nhân lôi kéo con người vào trong vòng luân hồi sinh tử. Vì là phương pháp tu tập của hành giả nên không thể nói Đức Phật “ham thích”, hay “nhận” sự cúng dường đó. Đây hoàn toàn là sự tự giác ngộ của hành giả chứ không phải vì Đức Phật muốn hay ham thích điều đó.
Từ ý nghĩa cúng dường như vậy, Phật tử khi phát tâm cúng dường, không nên có nhiều lo lắng cho những người thọ nhận sự cúng dường. Cúng dường là một pháp tu buông xả của hành giả, người thọ nhận sự cúng dường, do phước báo hay công đức được đón nhận sự cúng dường đó. Việc sử dụng của cải cúng dường đó là việc của người đón nhận và họ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những việc làm của cá nhân họ.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói, khi cúng dường, để tăng trưởng công đức, người cúng dường không nên có tâm phân biệt cao thấp, càng không nên “lo xa” hay đặt những điều kiện với người đón nhận sự cúng dường. Một hạt cơm, nếu cúng dường với tâm vô phân biệt thì cao quý hơn việc cúng dường một tấn gạo mà đòi hỏi chuyện nọ chuyện kia. Hãy xuất phát từ cái Tâm của mình, vì một mục đích duy nhất: giải thoát khỏi mọi ràng buộc để hướng tới giác ngộ cuối cùng”.
Khải Trí
Nguồn: VietnamNet
"Hối Lộ" Cả Phật - Tập 1
Đặt tiền lẻ vào tay tượng là một sự xúc phạm
- "Dâng tiền lên thần linh một cách đầy xúc phạm, coi rẻ đồng tiền của nước mình, lãng phí và phản văn hóa, phản tín ngưỡng một cách ngông cuồng…" - GS Ngô Đức Thịnh phẫn nộ nói.
Cứ hàng năm vào dịp lễ hội, tình trạng người dân đốt vàng mã, rải tiền lẻ khắp nơi trong chùa, đền lại trở nên nhức nhối, “nói mãi mà vẫn không thay đổi được gì”. VietNamNet đã ghi lại ý kiến của GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam về tình trạng này.
Đừng dâng lên thần linh 1 cách đầy xúc phạm!
"Việc đặt tiền lẻ vào tay tượng, thậm chí đút cả vào miệng tượng là một hiện tượng cực kì xúc phạm tín ngưỡng và phản văn hóa" – GS Ngô Đức Thịnh bức xúc.
Hình ảnh một bức tượng tại chùa Bái Đính bị đút tiền lẻ vào miệng.
Tôi không hiểu vì sao người ta có thể coi đồng tiền của đất nước lại rẻ rúng đến vậy khi có thể rải khắp nơi trong khi còn rất nhiều người đang phải mưu sinh và kiếm từng đồng.
Trở lại với truyền thống xưa, việc tiền công đức và tiền giọt dầu là một việc làm đẹp và có văn hóa. Người xưa đến chùa bỏ tiền công đức vào đúng nơi, tiền giọt dầu thì để lên đĩa và trao cho nhà sư của chùa một cách thành kính.
Còn ngày nay tôi thực sự đau lòng khi đến nhiều nơi thấy tiền trải đầy ra đất dày đến chục phân. Sự thành kính với các thần linh ở đâu? Và tại sao họ lại không đưa trực tiếp cho các vị sư ở chùa mà phải nhét tiền trực tiếp vào tượng như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh: Lễ hội, đền chùa là nơi để đến học và tìm thấy nét văn hóa của dân tộc.
Trong tín ngưỡng thờ cúng từ xưa tới nay đều quan trọng ở chữ tâm, lòng thành kính chứ không phải chuyện nhiều hay ít. Chưa nói đến việc thần linh có thật hay không nhưng nếu có thật mà họ thấy người ta bày vàng mã đầy cả sân chùa để đốt, rồi “đút lót” vào tay, nhét cả vào miệng thần linh thì quả thực là một sự xúc phạm ghê gớm.
Phải để người dân hiểu, không nên cấm ngay
Việc đi chùa là một nét đẹp văn hóa nhưng nay đã xuất hiện nhiều hiện tượng phản văn hóa như vậy theo tôi nằm ở hai vấn để. Đó là ý thức của người dân và chủ thể những nơi thờ tự.
Người dân trong xã hội hiện nay đang thực sự có nhu cầu tâm linh rất lớn nhưng họ đến chùa trong khi tâm thế và sự hiểu biết về tín ngưỡng văn hóa mà họ đang làm là không có. Thời xưa việc đi chùa, đi đền… đều được các cụ quy định rất rõ về việc đi lại, hành động ra sao thì ngày nay người dân hầu như không còn ai được dạy cái đó.
Dâng tiền bằng cách đặt vào tay tượng, nhét vào miệng là một sự xúc phạm ghê gớm tới thần linh, phong tục tín ngưỡng và văn hóa của người Việt.
Sự thiếu hụt vốn tri thức về văn hóa lễ hội này là hậu quả một thời kỳ lịch sử mà chúng ta đã bỏ qua các vấn đề về văn hóa tín ngưỡng và không coi trọng nó dẫn đến ngày nay rất nhiều thứ đã mất đi, trong đó nguy hiểm nhất chính là hành vi ứng xử của con người khi đến với lễ hội.
Người dân đang đến với lễ hội dường như chỉ để là cầu tài, cầu lộc nhiều hơn là việc đi lễ hội để biết những ý nghĩa văn hóa xâu xa và hướng thiện mà ông cha đã thầm gửi gắm trong đó. Tôi thấy rằng ngày nay các lễ hội lớn đã mất đi phần lớn điều này và chỉ còn giữ lại ở một vài nơi trong các hội làng nhỏ.
Cứ đến mùa lễ hội tôi lại thấy đau lòng khi nhiều người thấy bát hương mà lao đến như con thiêu thân để vái lạy, cầu đủ thứ mà không hiểu họ đang lạy ai.
Tình trạng này có thể giải quyết theo tôi không phải là ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chính là chủ thể của lễ hội, mà người quan trọng nhất chính là những vị sư trụ trì các ngôi chùa, những ông chủ đền.
Hãy thử nghĩ khi chính những vị trụ trì chùa và chủ đền yêu cầu người dân không đốt vàng mã và giải thích theo đúng quan niệm Phật giáo thì liệu người dân liệu có không dám tuân theo?
Lâu nay chúng ta quản lý nhưng chưa thực tin và tôn trọng những người làm chủ nơi tín ngưỡng thờ cúng. Tôi đã gặp rất nhiều người và họ đều có chung ý kiến rằng: “Nếu nhà nước quy định và nhờ họ làm, họ đều sẵn sàng làm theo nếu đúng theo tín ngưỡng văn hóa và có lợi cho lợi ích chung của xã hội. Có những điều có lợi cho họ, nhưng không phải cái gì cứ có lợi thì họ làm".
Đến bao giờ những hình ảnh thế này sẽ kết thúc khi chính chủ của những nơi thờ cúng bỏ lỏng không tuyên truyền và nói cho người dân hiểu.
Còn cấm, tôi cho rằng không cơ quan nhà nước nào có thể cấm một cách triệt để khi người dân chưa hiểu. Có rất nhiều nơi xin nói thẳng là người đến cúng họ nộp luôn tiền cho những ông chủ đền tiền phạt nếu đoàn kiểm tra đến. Tiền nộp sẵn rồi, họ làm thoải mái những gì họ muốn và cho là đúng.
Cứ như vậy pháp luật sẽ ngày càng bị nhờn trong ý thức của người dân và đôi khi chính những lệnh cấm như vậy lại càng tiếp tay cho một số lớp người trục lợi
Đừng để suy nghĩ trên đầu mà lại nằm ở dưới bụng - PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái - Giảng viên Khoa Báo chí & Truyền thông - trường ĐHKHXH&NV
Năm nay tôi không đốt bất kỳ vàng mã nào hết vì tôi quan niệm cái chính nằm ở lòng thành và cái tâm.
Mỗi năm riêng Hà Nội tiêu tốn 20 triệu USD (khoảng hơn 400 tỉ đồng) cho việc đốt vàng mã là một sự lãng phí mà duy lý không đem lại được điều gì.
Tôi lo lắng đến việc ngày nay các quan niệm sống đang bị đảo lộn một cách chạy theo đồng tiền khi nhìn thấy nhiều người đang “mua những ước mơ” và trấn an bản thân khi đốt vàng mã một cách thái quá.
Phải chăng quan niệm cái gì “mua được bằng tiền sẽ mua được bằng thật nhiều tiền” đang thay thế câu nói của người xưa: “Cái gì trả được bằng tiền đều rẻ cả” hay không?
Mời độc giả tham gia góp ý kiến, viết bài, hình ảnh về những vấn đề trong việc đi lễ chùa, hội đầu năm của người Việt. Những ý kiến, bài viết, hình ảnh hay sẽ được đăng tải trên trang Văn hóa, mục Diễn đàn. Email xin gửi về banvanhoa@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn đóng góp của độc giả.
Nguyễn Hoàng
- "Dâng tiền lên thần linh một cách đầy xúc phạm, coi rẻ đồng tiền của nước mình, lãng phí và phản văn hóa, phản tín ngưỡng một cách ngông cuồng…" - GS Ngô Đức Thịnh phẫn nộ nói.
Cứ hàng năm vào dịp lễ hội, tình trạng người dân đốt vàng mã, rải tiền lẻ khắp nơi trong chùa, đền lại trở nên nhức nhối, “nói mãi mà vẫn không thay đổi được gì”. VietNamNet đã ghi lại ý kiến của GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam về tình trạng này.
Đừng dâng lên thần linh 1 cách đầy xúc phạm!
"Việc đặt tiền lẻ vào tay tượng, thậm chí đút cả vào miệng tượng là một hiện tượng cực kì xúc phạm tín ngưỡng và phản văn hóa" – GS Ngô Đức Thịnh bức xúc.
Hình ảnh một bức tượng tại chùa Bái Đính bị đút tiền lẻ vào miệng.
Tôi không hiểu vì sao người ta có thể coi đồng tiền của đất nước lại rẻ rúng đến vậy khi có thể rải khắp nơi trong khi còn rất nhiều người đang phải mưu sinh và kiếm từng đồng.
Trở lại với truyền thống xưa, việc tiền công đức và tiền giọt dầu là một việc làm đẹp và có văn hóa. Người xưa đến chùa bỏ tiền công đức vào đúng nơi, tiền giọt dầu thì để lên đĩa và trao cho nhà sư của chùa một cách thành kính.
Còn ngày nay tôi thực sự đau lòng khi đến nhiều nơi thấy tiền trải đầy ra đất dày đến chục phân. Sự thành kính với các thần linh ở đâu? Và tại sao họ lại không đưa trực tiếp cho các vị sư ở chùa mà phải nhét tiền trực tiếp vào tượng như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh: Lễ hội, đền chùa là nơi để đến học và tìm thấy nét văn hóa của dân tộc.
Trong tín ngưỡng thờ cúng từ xưa tới nay đều quan trọng ở chữ tâm, lòng thành kính chứ không phải chuyện nhiều hay ít. Chưa nói đến việc thần linh có thật hay không nhưng nếu có thật mà họ thấy người ta bày vàng mã đầy cả sân chùa để đốt, rồi “đút lót” vào tay, nhét cả vào miệng thần linh thì quả thực là một sự xúc phạm ghê gớm.
Phải để người dân hiểu, không nên cấm ngay
Việc đi chùa là một nét đẹp văn hóa nhưng nay đã xuất hiện nhiều hiện tượng phản văn hóa như vậy theo tôi nằm ở hai vấn để. Đó là ý thức của người dân và chủ thể những nơi thờ tự.
Người dân trong xã hội hiện nay đang thực sự có nhu cầu tâm linh rất lớn nhưng họ đến chùa trong khi tâm thế và sự hiểu biết về tín ngưỡng văn hóa mà họ đang làm là không có. Thời xưa việc đi chùa, đi đền… đều được các cụ quy định rất rõ về việc đi lại, hành động ra sao thì ngày nay người dân hầu như không còn ai được dạy cái đó.
Dâng tiền bằng cách đặt vào tay tượng, nhét vào miệng là một sự xúc phạm ghê gớm tới thần linh, phong tục tín ngưỡng và văn hóa của người Việt.
Sự thiếu hụt vốn tri thức về văn hóa lễ hội này là hậu quả một thời kỳ lịch sử mà chúng ta đã bỏ qua các vấn đề về văn hóa tín ngưỡng và không coi trọng nó dẫn đến ngày nay rất nhiều thứ đã mất đi, trong đó nguy hiểm nhất chính là hành vi ứng xử của con người khi đến với lễ hội.
Người dân đang đến với lễ hội dường như chỉ để là cầu tài, cầu lộc nhiều hơn là việc đi lễ hội để biết những ý nghĩa văn hóa xâu xa và hướng thiện mà ông cha đã thầm gửi gắm trong đó. Tôi thấy rằng ngày nay các lễ hội lớn đã mất đi phần lớn điều này và chỉ còn giữ lại ở một vài nơi trong các hội làng nhỏ.
Cứ đến mùa lễ hội tôi lại thấy đau lòng khi nhiều người thấy bát hương mà lao đến như con thiêu thân để vái lạy, cầu đủ thứ mà không hiểu họ đang lạy ai.
Tình trạng này có thể giải quyết theo tôi không phải là ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chính là chủ thể của lễ hội, mà người quan trọng nhất chính là những vị sư trụ trì các ngôi chùa, những ông chủ đền.
Hãy thử nghĩ khi chính những vị trụ trì chùa và chủ đền yêu cầu người dân không đốt vàng mã và giải thích theo đúng quan niệm Phật giáo thì liệu người dân liệu có không dám tuân theo?
Lâu nay chúng ta quản lý nhưng chưa thực tin và tôn trọng những người làm chủ nơi tín ngưỡng thờ cúng. Tôi đã gặp rất nhiều người và họ đều có chung ý kiến rằng: “Nếu nhà nước quy định và nhờ họ làm, họ đều sẵn sàng làm theo nếu đúng theo tín ngưỡng văn hóa và có lợi cho lợi ích chung của xã hội. Có những điều có lợi cho họ, nhưng không phải cái gì cứ có lợi thì họ làm".
Đến bao giờ những hình ảnh thế này sẽ kết thúc khi chính chủ của những nơi thờ cúng bỏ lỏng không tuyên truyền và nói cho người dân hiểu.
Còn cấm, tôi cho rằng không cơ quan nhà nước nào có thể cấm một cách triệt để khi người dân chưa hiểu. Có rất nhiều nơi xin nói thẳng là người đến cúng họ nộp luôn tiền cho những ông chủ đền tiền phạt nếu đoàn kiểm tra đến. Tiền nộp sẵn rồi, họ làm thoải mái những gì họ muốn và cho là đúng.
Cứ như vậy pháp luật sẽ ngày càng bị nhờn trong ý thức của người dân và đôi khi chính những lệnh cấm như vậy lại càng tiếp tay cho một số lớp người trục lợi
Đừng để suy nghĩ trên đầu mà lại nằm ở dưới bụng - PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái - Giảng viên Khoa Báo chí & Truyền thông - trường ĐHKHXH&NV
Năm nay tôi không đốt bất kỳ vàng mã nào hết vì tôi quan niệm cái chính nằm ở lòng thành và cái tâm.
Mỗi năm riêng Hà Nội tiêu tốn 20 triệu USD (khoảng hơn 400 tỉ đồng) cho việc đốt vàng mã là một sự lãng phí mà duy lý không đem lại được điều gì.
Tôi lo lắng đến việc ngày nay các quan niệm sống đang bị đảo lộn một cách chạy theo đồng tiền khi nhìn thấy nhiều người đang “mua những ước mơ” và trấn an bản thân khi đốt vàng mã một cách thái quá.
Phải chăng quan niệm cái gì “mua được bằng tiền sẽ mua được bằng thật nhiều tiền” đang thay thế câu nói của người xưa: “Cái gì trả được bằng tiền đều rẻ cả” hay không?
Mời độc giả tham gia góp ý kiến, viết bài, hình ảnh về những vấn đề trong việc đi lễ chùa, hội đầu năm của người Việt. Những ý kiến, bài viết, hình ảnh hay sẽ được đăng tải trên trang Văn hóa, mục Diễn đàn. Email xin gửi về banvanhoa@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn đóng góp của độc giả.
Nguyễn Hoàng
Nguồn: VietnamNet
Em bé sơ sinh ‘tự bốc cháy’ tại Ấn Độ
Một bé trai sơ sinh tại Ấn Độ đã nhập viện trong tình trạng bỏng nặng bởi ngọn lửa bùng lên từ chính cơ thể em.
Mắc hội chứng hiếm gặp mà giới y khoa gọi là bốc cháy tự phát (SHC), cậu bé Rahul, ba tháng tuổi, đã phải nhập viện 4 lần vì bỏng do ngọn lửa từ chính cơ thể em. Lần tự cháy đầu tiên xảy ra khi cậu bé mới 9 ngày tuổi, còn lần gần nhất xảy ra hồi đầu tháng, khiến cậu bé phải nhập viện với hàng loạt vết bỏng ở đầu, ngực và vùng bụng.
Được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y khoa Kilpauk, bệnh viện hàng đầu về chữa trị cho các bệnh nhân bỏng, tình trạng sức khỏe của cậu bé đang dần trở nên ổn định. Bác sĩ sử dụng các thiết bị hỗ trợ sự sống để chăm sóc cậu bé kỳ lạ.
Lý giải về trường hợp cậu bé Rahul, các bác sĩ cho biết, cậu bé mắc hội chứng bốc cháy tự phát SHC, khiến cơ thể bài tiết ra các loại khí dễ cháy. Khi các khí này tụ lại và bắt lửa, nó có thể gây cháy các đồ dùng xung quanh cậu bé, khiến em bị bỏng nặng.
Trong khi đó, giáo sư khoa nhi R. Jayachandran tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Y khoa của Đại học Jawaharlal tại Ấn Độ, cho biết“Em bé cần được theo dõi cẩn thận để biết rõ các triệu chứng bệnh lý. Chúng tôi cũng cần xem xét khả năng hiện tượng lạ trên người Rahul do di truyền. Chúng tôi sẽ tiến hành các thí nghiệm để xác định loại khí gây cháy mà cơ thể em bé tạo ra”.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cần phải tiến hành nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định tình trạng sức khỏe của cậu bé. Tuy nhiên, những xét nghiệm này có thể rất tốn kém và họ không thể tiến hành tại Ấn Độ. Trong khi đó, cha mẹ của cậu bé chỉ là những người làm nông nghiệp, sống ở huyện Villupuram, cách thủ phủ của bang Tamil Nadu 160 km.
Hồng Duy
Theo Tri Thức
Mắc hội chứng hiếm gặp mà giới y khoa gọi là bốc cháy tự phát (SHC), cậu bé Rahul, ba tháng tuổi, đã phải nhập viện 4 lần vì bỏng do ngọn lửa từ chính cơ thể em. Lần tự cháy đầu tiên xảy ra khi cậu bé mới 9 ngày tuổi, còn lần gần nhất xảy ra hồi đầu tháng, khiến cậu bé phải nhập viện với hàng loạt vết bỏng ở đầu, ngực và vùng bụng.
Lý giải về trường hợp cậu bé Rahul, các bác sĩ cho biết, cậu bé mắc hội chứng bốc cháy tự phát SHC, khiến cơ thể bài tiết ra các loại khí dễ cháy. Khi các khí này tụ lại và bắt lửa, nó có thể gây cháy các đồ dùng xung quanh cậu bé, khiến em bị bỏng nặng.
Trong khi đó, giáo sư khoa nhi R. Jayachandran tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Y khoa của Đại học Jawaharlal tại Ấn Độ, cho biết“Em bé cần được theo dõi cẩn thận để biết rõ các triệu chứng bệnh lý. Chúng tôi cũng cần xem xét khả năng hiện tượng lạ trên người Rahul do di truyền. Chúng tôi sẽ tiến hành các thí nghiệm để xác định loại khí gây cháy mà cơ thể em bé tạo ra”.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cần phải tiến hành nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định tình trạng sức khỏe của cậu bé. Tuy nhiên, những xét nghiệm này có thể rất tốn kém và họ không thể tiến hành tại Ấn Độ. Trong khi đó, cha mẹ của cậu bé chỉ là những người làm nông nghiệp, sống ở huyện Villupuram, cách thủ phủ của bang Tamil Nadu 160 km.
Hồng Duy
Theo Tri Thức
Một câu chuyện tái sinh ở Ấn Độ
Minh Chi
Con người có sự tái sinh hay không? Đó là một vấn đề mà nhiều người, ở phương Đông cũng như phương Tây, quan tâm. Nhân dịp Xuân Giáp Thân, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả nguyệt san Giác Ngộ một câu chuyện tái sinh ở Ấn Độ, có quan hệ tới Thánh Gandhi. Thánh Gandhi trực tiếp nói chuyện với Shanti Devi, cô gái tái sinh đã kể lại kiếp trước của mình. Câu chuyện này được dẫn lại trong tác phẩm đối thoại giữa khoa học và Phật giáo nổi tiếng: “Vũ trụ trong lòng bàn tay” của hai tác gải Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard, chương “The Virtual frontiers” (Biên giới hư ảo), bản Anh ngữ.
Câu chuyện kỳ lạ của cô Shanti Devi xảy ra tại Delhi, Ấn Độ, năm 1926. Khi lên 4 tuổi, Shanti Devi nói với cha mẹ của mình rằng nhà thật của cô là ở thành phố Mathura, nơi hiện nay chồng cô đang sống. Lúc ban đầu, cha mẹ cô cũng buồn cười, nhưng sau thì lo con gái mình loạn thần kinh chăng? Nhưng Shanti Devi luôn chứng tỏ mình là con bé ngoan và thông minh . Năm lên 6, Devi trốn khỏi nhà và tìm tới Mathura, cách đó hơn 300 dặm, nhưng không thành vì đường quá xa. Có lần, cô nói với một bạn học của cô rằng tên thật của cô là Lugdi Devi, chứ không phải Shanti Devi, rằng cô đã có chồng và một đứa con nhỏ mà cô không săn sóc được vì cô chết 10 ngày sau khi sinh đứa bé.Nhưng không có ngưòi nào tin lời cô nói.
Cuối cùng, thầy giáo cô cũng như bà hiệu trưởng cũng sinh nghi, họ đến thẳng nhà cô, hỏi han cha mẹ cô và cả cô nữa thật cặn kẽ. Cô mô tả lại cuộc sống xưa kia của cô ở Mathura với chồng cô là một thương nhân. Trong câu chuyện, cô luôn pha vào những thổ ngữ của Mathura, mà ở Delhi không ai hiểu cả. Họ hỏi tên chồng cô là gì, cô trả lời là “Kedar Nath”. Bà hiệu trưởng gửi thư hỏi người quen ở Mathura và biết ở Mathura đúng là có một thương nhân tên là Kedar-Nath. Bà hiệu trưởng gửi thư thẳng cho Kedar Nath, và được trả lời là đúng 9 năm trước đây, vợ anh ta đã chết sau khi sinh con 10 ngày.
Kedar Nath phái một ngưòi em họ mình đến Delhi để gặp cô gái. Cô gái nhận ngay ra người em họ của người chồng cũ, lại còn thắc mắc vì sao anh ta béo ra và chưa chịu lập gia đình. Cô còn hỏi thăm tin tức về đứa con của cô.
Sau đó, đến lượt Kedar Nath quyết định tự mình cùng với đứa con trai nhỏ đi Delhi, và tự giới thiệu mình không phải là Kedar mà là anh cả của Kedar.
Nhưng, Shanti Devi vừa gặp Kedar Nath, sau khi nghe giới thiệu là “anh của Kedar” bèn nói to: “Không, ông không phải là anh chồng tôi mà chính là chồng tôi”.
Thế rồi , cô khóc và lăn xả vào vòng tay ôm của chồng. Đến lượt đứa con trai nhỏ vào phòng , Shanti ôm chầm và hôn không khác gì mẹ hôn con, mặc dù đứa con trai lớn hơn Shanti Devi.
Mọi người chứng kiến đều ngạc nhiên vô cùng. Devi nhắc lại lời hứa của người chồng cũ rằng anh ta sẽ không đi bước nữa sau khi Devi qua đời. Nhưng cô nói sẵn lòng tha thứ khi người chồng cũ thú thật là mình không giữ lời hứa và đã lấy người vợ mới. Kedar Nath còn ở lại Delhi thêm vài ngày nữa, và khi trởvề Mathura, anh không còn nghi ngờ gì nữa Shanti Devi đúng là vợ cũ của mình tái sinh.
Nhưng câu chuyện không dừng ở đó mà đồn xa khắp nơi, đến tai Mahatma Gandhi. Thánh Gandhi đích thân đến thăm và hỏi chuyện cô gái. Cô gái đã làm Gandhi vô cùng thán phục. Shanti Devi nói với Gandhi rằng, Lugdi Devi trước đây có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Gandhi xoa đầu cô gái và nói “Ta mong nghe nói về cháu nhiều hơn, khi cháu đến Mathura, lòng ta sẽ luôn bên cạnh cháu. Cháu cần chân lý. Đùng bao giờ đi chệch con đường chân lý, không kể phải trả giá như thế nào”. Rồi Gandhi phái cô gái đến Mathura, cùng với cha mẹ cô, ba công dân đáng kính của thành phố Delhi, cùng với một số luật sư, nhà báo và nhà doanh nghiệp. Tất cả những ngưòi đi theo cô gái và cha mẹ cô đều là nhân vật trí thức có tiếng tăm. Ngày 15 tháng 11 năm 1935, đoàn đến nhà ga xe lửa Mathura. Đông đảo quần chúng đã tập họp ở sân ga để chào mừng đoàn. Cô bé Shanti Devi làm mọi người ngạc nhiên khi cô ta tay bắt mặt mừng những người thuộc gia đình cũ của cô. Cô bé chạy đến và ôm choàng một ông già và gọi: “ông nội của cháu”, và hỏi “ông nội để cây tía tô của cháu đâu rồi?”. Ông già rất đỗi ngạc nhiên, vì trước khi chết, cô bé đã trao cho ông nhờ ông chăm nom cây tía tô, một loại cây ở Ấn Độ nổi tiếng về công hiệu y học và tâm linh.
Rồi cô bé hướng dẫn cả đoàn về ngôi nhà cũ của cô, và cha mẹ cô. Rồi cô lại gặp người chồng cũ, ông này cũng ngạc nhiên vô cùng. Gia đình cha mẹ hiện nay của Shanti Devi lo lắng là cô bé sẽ bỏ rơi họ. Nhưng rồi, cô bé cũng tự trở lại Delhi với cha mẹ hiện nay của cô. Trong thời gian ở lại Mathura, cô bé biết rõ người chồng cũ đã không giữ đúng bất kỳ một lời hứa nào của anh ta, đã nói với cô trong giờ phút cô lâm chung. Thậm chí, anh ta đã không cúng thần Khrishna số tiền 150 rupi, mà cô đã cất dấu dưới sàn gỗ của nền nhà, để cầu cho linh hồn cô được siêu thăng giải thoát. Shanti Devi tha lỗi cho người chồng cũ và tất cả mọi thất hứa của anh, trong khi ngày càng có nhiều người biết chuyện cô và ngày càng thán phục cô. Một ủy ban gồm người địa phương được cử ra để thẩm định tính xác thực của câu chuyện, và kết luận Shanti Devi đúng là Lugdi tái sinh.
Shanti Devi tiếp tục sống độc thân, vì cô ta đã hứa với người chồng cũ là sẽ sống độc thân trong đời sống kiếp sau. Cô không bao giờ lợi dụng danh tiếng của cô, và sau khi học xong môn văn chương và triết lý ở cấp đại học, cô sống một cuộc đời dành cho cầu nguyện và thiền định.
Qua câu chuyện trên, một câu chuyện về sự tái sinh trong vô vàn câu chuyện tái sinh khác đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Với những câu chuyện tái sinh như thế, điều mà Phật giáo nhấn mạnh là làm một chuyển biến nội tâm tích cực, nảy sinh từ việc chấp nhận thuyết tái sinh. Nếu không có sự chuyển biến nội tâm tương ứng, thì thuyết tái sinh đó chỉ là một kiến thức, một thông tin vô thưởng vô phạt như trărn ngàn thông tin khác mà thôi.
Vậy, chúng ta nghĩ xem, nếu chấp nhận thuyết tái sinh thì chúng ta sẽ có những chuyển biến nội tâm tích cực gì?
Thứ nhất, chết không phải là chấm dứt đời sống, là hết tất cả, không phải là được tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng với khóc lóc bi thương, mà là tiễn đưa tới một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn, nếu trong đời đã qua, chúng ta đã từng sống tốt đẹp.
Thứ hai, tuổi già không phải là tuổi “lão lai tài tận”, mà là tuổi chuẩn bị tích cực cho cuộc sống mới tương lai, ngang qua một cái chết thanh thản, tỉnh táo như lá rụng mùa thu. Ở tuổi già của người tin ở thuyết tái sinh, thường có ý nghĩ như thế này: “Tất cả những người chúng ta gặp, có quan hệ ở đời này, rất có thể đã có quan hệ với chúng ta trong một hay nhiều đời trước, thậm chí còn có quan hệ gia đình với họ nữa: họ có thể là cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái, họ hàng, bạn bè thân thiết của mình, cho nên đời này gặp họ không phải là đầu tiên, mà là gặp lại. Do đó, có quan hệ thân thiết lại càng thân thiết hơn, yêu quý hơn, trân trọng hơn. Trong số này, nếu có người ghét và làm hại mình thì sao? Hãy cứ nghĩ rằng, có thể trong một đời trước, chúng ta đã ghét và làm hại họ, và đây chỉ là một sự trả nợ công bằng. Hơn nữa cũng là dịp tốt để tự mình rèn luyện đức tính bao dung, nhẫn nhục. Do đó, hãy đừng oán giận họ, mà cảm ơn họ”.
Khi tôi còn trẻ hơn, mắt chưa bị mổ thì tôi dạy học ở nhiều trường, tích lũy cũng được một ít tiền, thế rồi, một ngày, hai kẻ cắp lẻn vào nhà, nẫng sạch trơn!. Nhưng tôi lại nghĩ: “Đây không phải là sạch tiền mà là sạch nợ”. Tôi đã mắc nợ hai cô, cậu ăn cắp này trong một đời trước, và bây giờ, có dịp may trả nợ họ. Có khai báo công an lấy lệ, nhưng mọi việc êm xuôi. Đấy, người tin thuyết tái sinh, có nhận thức như vậy đối với diễn biến của cuộc đời mình.
Phương châm sống: “Hết lòng giúp đỡ mọi người với hết khả năng của mình, nhưng nếu không được thì chớ hại người”. Tôi nghĩ đó là một phương châm sống tốt đẹp, dựa trên niềm tin thuyết tái sinh.
Thứ ba, một nhận thức lạc quan nảy sinh từ niềm tin ở thuyết tái sinh là sự nghiệp rèn luyện tâm linh như hành thiền, nội quán v.v... không phải là công việc làm ở đời này, mà là tiếp tục một công việc làm từ nhiều đời trước. Người Việt Nam sống trong một đất nước có bề dày lịch sử Phật giáo 20 thế kỷ có thể đã tái sinh nhiều lần, nhiều đời với tư cách là người Phật tử, từng sống theo tám điều dạy của Phật trong “Bát chánh đạo” ,từng ngồi thiền nhiều đời trong tư thế hoa sen v.v... Tôi không ngạc nhiên khi gặp nhiều người bạn của tôi tuy không phải chính thức là Phật tử, nhưng ngồi ở tư thế kiết già hoa sen một cách dễ dàng.
Bản thân tôi nay tuy tuổi đã cao, nhưng vẫn tranh thủ ngồi thiền hằng ngày, không kể giờ giấc, có khi rất ngắn 5 phút, 10 phút, đêm khuya hay tảng sáng thì ngồi lâu hàng giờ, nhưng mỗi lần ngồi đều với niềm tin, mình đã từng ngồi thiền trong nhiều đời rồi. Do đó mà có thể ngồi thiền với toàn thân và tâm thoải mái, không vội vã, bức xúc gì hết...
Thứ tư, để kết luận, tôi xin phép ghi lại ở đây câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài ngồi dước cội cây bồ đề, chứng Túc mạng thông vào canh đầu đêm Ngài thành đạo: “Ta nhớ lại nhiều, rất nhiều đời sống quá khứ mà ta đã từng trải qua, một, hai đời, ba, bốn, năm đời năm mươi, một trăm... một trăm ngàn đời, trong nhiều kiếp vũ trụ khác nhau. Ta biết rõ tất cả về tất cả những kiếp sống khác nhau đó” (Kinh Trung Bộ).
Đối với chúng ta là Phật tử, những điều Đức Phật nói trên đây về Túc mạng thông, có trọng lượng hơn bất cứ một chứng cứ nào hết!
Tất nhiên, Thiền sư Tây Tạng Sogyal Rinpoche trong “Cuốn sách Tây Tạng về sống và chết” (The Tibetan book of living and dying) có thể đưa ra nhiều chứng cứ khác như lời tâm sự của Henry Ford, nhà doanh nghiệp và nhà từ thiện lớn của Mỹ:
“Tôi tin thuyết tái sinh năm tôi 26 tuổi... Từ nay, đối với tôi, thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn là nô lệ của kim đồng hồ nữa... Tôi muốn truyền đạt tới những người khác sự bình lặng nội tâm mà quan niệm về một cuộc cuộc sống lâu dài đem lại cho chúng ta”.
Tâm thức chúng ta là một dòng chảy liên tục, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, không dừng nghỉ và mỗi lần chết chỉ là một mắt xích của dòng chảy liên tục.
Sự hiện hữu của tâm thức là không thể nghi ngờ, vì chúng ta thể nghiệm nó hàng ngày. Nhưng, một điều nữa chúng ta không thể nghi ngờ là dòng tâm thức thay đổi từ tâm niệm này sang tâm niệm khác, không xen hở, do ảnh hưởng của các nhân duyên từ bên trong, cũng như bên ngoài.
Tâm thức không phải là một cái gì đơn nhất, mà có nhiều lớp. Những lớp tâm thức thô nhất, nằm trên bề mặt thì chịu sự chi phối của các hoạt động của thân, đặc biệt là của não bộ. Vì cái thân có thể chết đi, thì các lớp thô của tâm thức ngưng hoạt động, nhưng các lớp tâm thức vi tế vẫn tiếp tục dòng chảy của nó không ngưng đoạn, từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Đó chính là cơ sở của tái sinh, chứ cơ sở đó không phải là một linh hồn bất tử bất diệt.
Dòng tâm thức, ở các lớp vi tế của nó vẫn tiếp tục dòng chảy của nó, không có điểm khởi đầu, không có một Thượng đế hay thần linh nào tạo ra nó hết. Tâm niệm này diệt, nhường chỗ cho một tâm niệm khác nảy sinh. Không giống hệt cũng không khác hẳn tâm niệm vừa diệt. Từ thời vô thỉ đến nay, dòng tâm thức của mọi chúng sinh đều liên tục chảy như thế, và đó lả cơ sở của tái sinh.
Đạo Phật bác bỏ khái niệm một linh hồn bất diệt, chuyển từ đời này sang đời khác là vì lẽ đó. Dòng tâm thức vi tế của con người, tuy chảy liên tục không ngưng nghỉ, nhưng cũng biến đổi không ngừng, niệm niệm sinh diệt.
--- o0o ---
Con người có sự tái sinh hay không? Đó là một vấn đề mà nhiều người, ở phương Đông cũng như phương Tây, quan tâm. Nhân dịp Xuân Giáp Thân, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả nguyệt san Giác Ngộ một câu chuyện tái sinh ở Ấn Độ, có quan hệ tới Thánh Gandhi. Thánh Gandhi trực tiếp nói chuyện với Shanti Devi, cô gái tái sinh đã kể lại kiếp trước của mình. Câu chuyện này được dẫn lại trong tác phẩm đối thoại giữa khoa học và Phật giáo nổi tiếng: “Vũ trụ trong lòng bàn tay” của hai tác gải Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard, chương “The Virtual frontiers” (Biên giới hư ảo), bản Anh ngữ.
Câu chuyện kỳ lạ của cô Shanti Devi xảy ra tại Delhi, Ấn Độ, năm 1926. Khi lên 4 tuổi, Shanti Devi nói với cha mẹ của mình rằng nhà thật của cô là ở thành phố Mathura, nơi hiện nay chồng cô đang sống. Lúc ban đầu, cha mẹ cô cũng buồn cười, nhưng sau thì lo con gái mình loạn thần kinh chăng? Nhưng Shanti Devi luôn chứng tỏ mình là con bé ngoan và thông minh . Năm lên 6, Devi trốn khỏi nhà và tìm tới Mathura, cách đó hơn 300 dặm, nhưng không thành vì đường quá xa. Có lần, cô nói với một bạn học của cô rằng tên thật của cô là Lugdi Devi, chứ không phải Shanti Devi, rằng cô đã có chồng và một đứa con nhỏ mà cô không săn sóc được vì cô chết 10 ngày sau khi sinh đứa bé.Nhưng không có ngưòi nào tin lời cô nói.
Cuối cùng, thầy giáo cô cũng như bà hiệu trưởng cũng sinh nghi, họ đến thẳng nhà cô, hỏi han cha mẹ cô và cả cô nữa thật cặn kẽ. Cô mô tả lại cuộc sống xưa kia của cô ở Mathura với chồng cô là một thương nhân. Trong câu chuyện, cô luôn pha vào những thổ ngữ của Mathura, mà ở Delhi không ai hiểu cả. Họ hỏi tên chồng cô là gì, cô trả lời là “Kedar Nath”. Bà hiệu trưởng gửi thư hỏi người quen ở Mathura và biết ở Mathura đúng là có một thương nhân tên là Kedar-Nath. Bà hiệu trưởng gửi thư thẳng cho Kedar Nath, và được trả lời là đúng 9 năm trước đây, vợ anh ta đã chết sau khi sinh con 10 ngày.
Kedar Nath phái một ngưòi em họ mình đến Delhi để gặp cô gái. Cô gái nhận ngay ra người em họ của người chồng cũ, lại còn thắc mắc vì sao anh ta béo ra và chưa chịu lập gia đình. Cô còn hỏi thăm tin tức về đứa con của cô.
Sau đó, đến lượt Kedar Nath quyết định tự mình cùng với đứa con trai nhỏ đi Delhi, và tự giới thiệu mình không phải là Kedar mà là anh cả của Kedar.
Nhưng, Shanti Devi vừa gặp Kedar Nath, sau khi nghe giới thiệu là “anh của Kedar” bèn nói to: “Không, ông không phải là anh chồng tôi mà chính là chồng tôi”.
Thế rồi , cô khóc và lăn xả vào vòng tay ôm của chồng. Đến lượt đứa con trai nhỏ vào phòng , Shanti ôm chầm và hôn không khác gì mẹ hôn con, mặc dù đứa con trai lớn hơn Shanti Devi.
Mọi người chứng kiến đều ngạc nhiên vô cùng. Devi nhắc lại lời hứa của người chồng cũ rằng anh ta sẽ không đi bước nữa sau khi Devi qua đời. Nhưng cô nói sẵn lòng tha thứ khi người chồng cũ thú thật là mình không giữ lời hứa và đã lấy người vợ mới. Kedar Nath còn ở lại Delhi thêm vài ngày nữa, và khi trởvề Mathura, anh không còn nghi ngờ gì nữa Shanti Devi đúng là vợ cũ của mình tái sinh.
Nhưng câu chuyện không dừng ở đó mà đồn xa khắp nơi, đến tai Mahatma Gandhi. Thánh Gandhi đích thân đến thăm và hỏi chuyện cô gái. Cô gái đã làm Gandhi vô cùng thán phục. Shanti Devi nói với Gandhi rằng, Lugdi Devi trước đây có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Gandhi xoa đầu cô gái và nói “Ta mong nghe nói về cháu nhiều hơn, khi cháu đến Mathura, lòng ta sẽ luôn bên cạnh cháu. Cháu cần chân lý. Đùng bao giờ đi chệch con đường chân lý, không kể phải trả giá như thế nào”. Rồi Gandhi phái cô gái đến Mathura, cùng với cha mẹ cô, ba công dân đáng kính của thành phố Delhi, cùng với một số luật sư, nhà báo và nhà doanh nghiệp. Tất cả những ngưòi đi theo cô gái và cha mẹ cô đều là nhân vật trí thức có tiếng tăm. Ngày 15 tháng 11 năm 1935, đoàn đến nhà ga xe lửa Mathura. Đông đảo quần chúng đã tập họp ở sân ga để chào mừng đoàn. Cô bé Shanti Devi làm mọi người ngạc nhiên khi cô ta tay bắt mặt mừng những người thuộc gia đình cũ của cô. Cô bé chạy đến và ôm choàng một ông già và gọi: “ông nội của cháu”, và hỏi “ông nội để cây tía tô của cháu đâu rồi?”. Ông già rất đỗi ngạc nhiên, vì trước khi chết, cô bé đã trao cho ông nhờ ông chăm nom cây tía tô, một loại cây ở Ấn Độ nổi tiếng về công hiệu y học và tâm linh.
Rồi cô bé hướng dẫn cả đoàn về ngôi nhà cũ của cô, và cha mẹ cô. Rồi cô lại gặp người chồng cũ, ông này cũng ngạc nhiên vô cùng. Gia đình cha mẹ hiện nay của Shanti Devi lo lắng là cô bé sẽ bỏ rơi họ. Nhưng rồi, cô bé cũng tự trở lại Delhi với cha mẹ hiện nay của cô. Trong thời gian ở lại Mathura, cô bé biết rõ người chồng cũ đã không giữ đúng bất kỳ một lời hứa nào của anh ta, đã nói với cô trong giờ phút cô lâm chung. Thậm chí, anh ta đã không cúng thần Khrishna số tiền 150 rupi, mà cô đã cất dấu dưới sàn gỗ của nền nhà, để cầu cho linh hồn cô được siêu thăng giải thoát. Shanti Devi tha lỗi cho người chồng cũ và tất cả mọi thất hứa của anh, trong khi ngày càng có nhiều người biết chuyện cô và ngày càng thán phục cô. Một ủy ban gồm người địa phương được cử ra để thẩm định tính xác thực của câu chuyện, và kết luận Shanti Devi đúng là Lugdi tái sinh.
Shanti Devi tiếp tục sống độc thân, vì cô ta đã hứa với người chồng cũ là sẽ sống độc thân trong đời sống kiếp sau. Cô không bao giờ lợi dụng danh tiếng của cô, và sau khi học xong môn văn chương và triết lý ở cấp đại học, cô sống một cuộc đời dành cho cầu nguyện và thiền định.
Qua câu chuyện trên, một câu chuyện về sự tái sinh trong vô vàn câu chuyện tái sinh khác đã và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Với những câu chuyện tái sinh như thế, điều mà Phật giáo nhấn mạnh là làm một chuyển biến nội tâm tích cực, nảy sinh từ việc chấp nhận thuyết tái sinh. Nếu không có sự chuyển biến nội tâm tương ứng, thì thuyết tái sinh đó chỉ là một kiến thức, một thông tin vô thưởng vô phạt như trărn ngàn thông tin khác mà thôi.
Vậy, chúng ta nghĩ xem, nếu chấp nhận thuyết tái sinh thì chúng ta sẽ có những chuyển biến nội tâm tích cực gì?
Thứ nhất, chết không phải là chấm dứt đời sống, là hết tất cả, không phải là được tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng với khóc lóc bi thương, mà là tiễn đưa tới một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn, nếu trong đời đã qua, chúng ta đã từng sống tốt đẹp.
Thứ hai, tuổi già không phải là tuổi “lão lai tài tận”, mà là tuổi chuẩn bị tích cực cho cuộc sống mới tương lai, ngang qua một cái chết thanh thản, tỉnh táo như lá rụng mùa thu. Ở tuổi già của người tin ở thuyết tái sinh, thường có ý nghĩ như thế này: “Tất cả những người chúng ta gặp, có quan hệ ở đời này, rất có thể đã có quan hệ với chúng ta trong một hay nhiều đời trước, thậm chí còn có quan hệ gia đình với họ nữa: họ có thể là cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái, họ hàng, bạn bè thân thiết của mình, cho nên đời này gặp họ không phải là đầu tiên, mà là gặp lại. Do đó, có quan hệ thân thiết lại càng thân thiết hơn, yêu quý hơn, trân trọng hơn. Trong số này, nếu có người ghét và làm hại mình thì sao? Hãy cứ nghĩ rằng, có thể trong một đời trước, chúng ta đã ghét và làm hại họ, và đây chỉ là một sự trả nợ công bằng. Hơn nữa cũng là dịp tốt để tự mình rèn luyện đức tính bao dung, nhẫn nhục. Do đó, hãy đừng oán giận họ, mà cảm ơn họ”.
Khi tôi còn trẻ hơn, mắt chưa bị mổ thì tôi dạy học ở nhiều trường, tích lũy cũng được một ít tiền, thế rồi, một ngày, hai kẻ cắp lẻn vào nhà, nẫng sạch trơn!. Nhưng tôi lại nghĩ: “Đây không phải là sạch tiền mà là sạch nợ”. Tôi đã mắc nợ hai cô, cậu ăn cắp này trong một đời trước, và bây giờ, có dịp may trả nợ họ. Có khai báo công an lấy lệ, nhưng mọi việc êm xuôi. Đấy, người tin thuyết tái sinh, có nhận thức như vậy đối với diễn biến của cuộc đời mình.
Phương châm sống: “Hết lòng giúp đỡ mọi người với hết khả năng của mình, nhưng nếu không được thì chớ hại người”. Tôi nghĩ đó là một phương châm sống tốt đẹp, dựa trên niềm tin thuyết tái sinh.
Thứ ba, một nhận thức lạc quan nảy sinh từ niềm tin ở thuyết tái sinh là sự nghiệp rèn luyện tâm linh như hành thiền, nội quán v.v... không phải là công việc làm ở đời này, mà là tiếp tục một công việc làm từ nhiều đời trước. Người Việt Nam sống trong một đất nước có bề dày lịch sử Phật giáo 20 thế kỷ có thể đã tái sinh nhiều lần, nhiều đời với tư cách là người Phật tử, từng sống theo tám điều dạy của Phật trong “Bát chánh đạo” ,từng ngồi thiền nhiều đời trong tư thế hoa sen v.v... Tôi không ngạc nhiên khi gặp nhiều người bạn của tôi tuy không phải chính thức là Phật tử, nhưng ngồi ở tư thế kiết già hoa sen một cách dễ dàng.
Bản thân tôi nay tuy tuổi đã cao, nhưng vẫn tranh thủ ngồi thiền hằng ngày, không kể giờ giấc, có khi rất ngắn 5 phút, 10 phút, đêm khuya hay tảng sáng thì ngồi lâu hàng giờ, nhưng mỗi lần ngồi đều với niềm tin, mình đã từng ngồi thiền trong nhiều đời rồi. Do đó mà có thể ngồi thiền với toàn thân và tâm thoải mái, không vội vã, bức xúc gì hết...
Thứ tư, để kết luận, tôi xin phép ghi lại ở đây câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài ngồi dước cội cây bồ đề, chứng Túc mạng thông vào canh đầu đêm Ngài thành đạo: “Ta nhớ lại nhiều, rất nhiều đời sống quá khứ mà ta đã từng trải qua, một, hai đời, ba, bốn, năm đời năm mươi, một trăm... một trăm ngàn đời, trong nhiều kiếp vũ trụ khác nhau. Ta biết rõ tất cả về tất cả những kiếp sống khác nhau đó” (Kinh Trung Bộ).
Đối với chúng ta là Phật tử, những điều Đức Phật nói trên đây về Túc mạng thông, có trọng lượng hơn bất cứ một chứng cứ nào hết!
Tất nhiên, Thiền sư Tây Tạng Sogyal Rinpoche trong “Cuốn sách Tây Tạng về sống và chết” (The Tibetan book of living and dying) có thể đưa ra nhiều chứng cứ khác như lời tâm sự của Henry Ford, nhà doanh nghiệp và nhà từ thiện lớn của Mỹ:
“Tôi tin thuyết tái sinh năm tôi 26 tuổi... Từ nay, đối với tôi, thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn là nô lệ của kim đồng hồ nữa... Tôi muốn truyền đạt tới những người khác sự bình lặng nội tâm mà quan niệm về một cuộc cuộc sống lâu dài đem lại cho chúng ta”.
Tâm thức chúng ta là một dòng chảy liên tục, từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, không dừng nghỉ và mỗi lần chết chỉ là một mắt xích của dòng chảy liên tục.
Sự hiện hữu của tâm thức là không thể nghi ngờ, vì chúng ta thể nghiệm nó hàng ngày. Nhưng, một điều nữa chúng ta không thể nghi ngờ là dòng tâm thức thay đổi từ tâm niệm này sang tâm niệm khác, không xen hở, do ảnh hưởng của các nhân duyên từ bên trong, cũng như bên ngoài.
Tâm thức không phải là một cái gì đơn nhất, mà có nhiều lớp. Những lớp tâm thức thô nhất, nằm trên bề mặt thì chịu sự chi phối của các hoạt động của thân, đặc biệt là của não bộ. Vì cái thân có thể chết đi, thì các lớp thô của tâm thức ngưng hoạt động, nhưng các lớp tâm thức vi tế vẫn tiếp tục dòng chảy của nó không ngưng đoạn, từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Đó chính là cơ sở của tái sinh, chứ cơ sở đó không phải là một linh hồn bất tử bất diệt.
Dòng tâm thức, ở các lớp vi tế của nó vẫn tiếp tục dòng chảy của nó, không có điểm khởi đầu, không có một Thượng đế hay thần linh nào tạo ra nó hết. Tâm niệm này diệt, nhường chỗ cho một tâm niệm khác nảy sinh. Không giống hệt cũng không khác hẳn tâm niệm vừa diệt. Từ thời vô thỉ đến nay, dòng tâm thức của mọi chúng sinh đều liên tục chảy như thế, và đó lả cơ sở của tái sinh.
Đạo Phật bác bỏ khái niệm một linh hồn bất diệt, chuyển từ đời này sang đời khác là vì lẽ đó. Dòng tâm thức vi tế của con người, tuy chảy liên tục không ngưng nghỉ, nhưng cũng biến đổi không ngừng, niệm niệm sinh diệt.
--- o0o ---
Nguồn: Tu Viện Quảng Đức
Một Trường Hợp Tái Sinh Nhớ Kiếp Trước Tại Việt Nam
Những ‘người chết đầu thai’ làm náo loạn đất Hòa Bình
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình), ông Nguyễn Trường Sơn xác nhận: “Những trường hợp người dân gọi là đầu thai ở huyện Mai Châu là có thật…".
“Kiếp trước cháu là con trai”
Hà Thị Mai Anh (SN 1995, hiện đang học lớp 9, trường phổ thông cơ sở thị trấn Mai Châu), con gái duy nhất của anh Hà Văn Bái và chị Hà Thị Tý là một trường hợp như thế. Anh Bái cho biết, vợ chồng anh lấy nhau từ năm 1990 nhưng hiếm muộn, mãi 5 năm sau mới sinh được Mai Anh. Từ lúc mới sinh cho tới khi cháu 4 tuổi, mọi biểu hiện cũng bình thường như những đứa trẻ khác và vì chỉ có một mình con nên đi đâu vợ chồng cũng cho con đi cùng.
Trong một lần đi dự đám cưới một người quen tại bản Nhót (xã Nà Mèo là xã kế bên), vợ chồng anh bận giúp chủ nhà làm cỗ nên gửi cháu cho mọi người trông giúp. Khi công việc đã xong, anh quay ra tìm thì thấy cô con gái của anh đang lẵng nhẵng theo một phụ nữ tầm tuổi vợ anh khóc mếu “Mẹ ơi”.
Lạ lùng ở điểm nhìn thấy cha mẹ đẻ thì cô bé cứ “bơ” đi mà bám chặt lấy người phụ nữ lạ mặt liên tục gọi “mẹ”. “Lúc đầu vợ chồng tôi nghĩ chắc con mình tưởng nhầm. Thấy lạ, mọi người trong đám cưới xúm vào hỏi thử: “Vậy bố mẹ cháu tên là gì, nhà ở đâu?”. Chúng tôi chết điếng người khi rõ ràng mình đẻ ra nó mà nó không nhắc đến, lại nhận là con của ông bà Lường Văn Tuấn – Hà Thị Ân lạ hoắc nào đó. Nó còn nói “Cháu có anh trai tên Lường Văn Tú còn cháu tên là Lường Văn Hải nhà ở bản Nhót, trước nhà có cây muỗng to, nhà được làm bằng đất 2 tầng (ý nói nhà sàn)”. Đến lúc này mọi người trong đám cưới mới ồ lên kinh ngạc”, anh Bái thuật lại.
Anh Khà Văn Ôn trước di ảnh con "đầu thai".
Nghĩ con mình bị… dở hơi nhưng anh vẫn phải chiều theo ý con, đưa cháu theo người phụ nữ lạ về nhà thì càng ngạc nghiên hơn khi mọi điều cháu nói đều chính xác. Ông bà, cô bác tới chơi cháu đều gọi tên chính xác từng người, cháu còn nhận ra quần áo, nơi “con là Lường Văn Hải thường ngủ”. Cả làng xôn xao: “Đúng là nhà này trước đây 4 năm có đứa con trai tên Lường Văn Hải đã mất, đúng vào dịp sinh con bé này”.
Lòng dạ của anh Bái rối bời, đợi đến gần tối thì con gái anh mới chịu theo về nhà. Trên đường đạp xe trở về, vừa sợ chuyện lạ kỳ vừa sợ mất con, anh ngã dúi dụi mấy lần. Người mẹ đẻ của cháu gái lúc về đến nhà ngồi trấn tĩnh lại mới nhớ lại đúng là có lần chị đi qua bản Nhót mua hàng và đó cũng chính là thời điểm chị có mang cháu.
Mấy hôm sau, bé gái liên tục bị ốm sốt cao, chẳng chịu ăn uống, miệng luôn đòi về “nhà ở kiếp trước”. Cuối cùng anh chị cũng phải chở cháu về nơi cháu đòi và vừa đến “nhà kiếp trước”, dù vừa ốm lăn lóc nhưng nay đã không còn biểu hiện gì của ốm sốt nữa, sắc mặt tươi tỉnh hẳn lên.
Anh Bái trầm ngâm: “Tôi phải mổ lợn làm 10 mâm cỗ để xin vía cháu về dưới này, tôi cũng chỉ có duy nhất mình cháu là con. Từ đó hai gia đình từ chỗ không quen biết nay trở thành thân thiết như hai anh em. Con bé khi nào thấy nhớ bố mẹ trên ấy là lại lên với bố mẹ, với anh, chán thì lại về đây. Những dịp lễ Tết, nghỉ hè có khi nó lên ở cả tuần, nếu lâu không lên là lại lăn ra ốm”.
Khách lạ len lén nhìn mặt cô bé “người Trời đầu thai” Mai Anh thì cô bé chợt khanh khách khiến giật thót mình: “Kiếp trước cháu là con trai đấy. Cháu có tới hai bố, hai mẹ và một anh trai, mọi người đều yêu thương cháu”.
Bỗng dưng con mình thành… con người khác
Trường hợp “người Trời đầu thai” trong nhà anh Hà Văn Tuốt và chị Hà Thị Tuỗn thì xảy ra cách đây đã hơn 20 năm. Anh chị năm nay đã ngoài 40 tuổi, có cậu con duy nhất là Hà Văn Dược (21 tuổi) hiện đang theo bố làm nghề dựng nhà sàn. Mọi người cho biết chàng trai này cũng là “con truyền kiếp”.
Mẹ đẻ của Dược cho biết vợ chồng chị lấy nhau từ năm 1990, một năm sau đó thì sinh con trai. Năm lên 3 tuổi, đang chơi với các bạn ngoài sân, thấy một người thu mua sắn là anh trai của một người trong làng đi qua, Dược nói với các mọi người: “Đấy là bác của em đấy”.
“Nghe bọn bạn nó nói lại nhưng vợ chồng tôi nghĩ là trẻ con nói nhảm nên cũng không để ý đến. Chuyện lạ xảy ra tới khi đi học mẫu giáo, mỗi lần bố mẹ đưa Dược đi học qua nhà một người tên Vì Văn Xiêm thì cậu bé đều nhắc đi nhắc lại: Nhà của con đây này”.
Thấy con nói liên thiên, cha mẹ đẻ thậm chí còn khi phát con đến đỏ mông nhưng sau đó, cậu bé bỗng lăn ra ốm và ngày ngày đều đòi bố mẹ đưa ra “nhà bố Xiêm”. Anh chị cũng đánh liều bế con đến nhà lạ và kỳ lạ thay, mọi bệnh tình của cậu bé đều biến mất. Cậu bé không chỉ biết hết mọi người trong gia đình lạ mà còn nói rõ mình chết từ lúc mới được 5 tháng tuổi và bố mẹ chưa kịp đặt tên con.
Vợ chồng ông hàng xóm tên Xiêm cũng ngã ngửa người ngạc nhiên bởi những điều bí mật sâu kín đó chỉ có ông bà mới biết. Vậy là ông hàng xóm cũng làm lễ xin được nhận bé Dược làm con nuôi.
Cậu bé Dược nay đã trưởng thành và vẫn nhận mình là người “đầu thai”. Khi được hỏi: “Em có cảm giác gì khi nhận gia đình nhà lạ hươ lạ hoắc làm bố mẹ, các em”, cậu trả lời: “Em cũng chẳng biết vì sao nữa, nhưng khi gặp bố mẹ em ở kiếp trước thì em nhận ra một cảm giác gần gũi, thân thiết và sau đó em cứ nhớ dần đấy từng là bố mẹ và các em mình… Những lần bố mẹ bên ấy đau ốm em cũng đều có linh cảm báo trước”.
Bà mẹ “kiếp trước” của Dược cũng khăng khăng: “Nó chính là đứa con đầu của tôi đã chết. Vợ chồng tôi sinh cháu đầu năm 1982 được 5 tháng thì cháu bị bệnh vàng da, dù đã đi bệnh viện, nhờ nhiều thầy lang nhưng cháu không qua khỏi. Thật bất ngờ là cháu lại lộn vào làm con gia đình nhà hàng xóm. Với linh cảm của người mẹ, tôi nhận thấy Dược cũng giống như hai đứa con đẻ của tôi. Hoàn cảnh của gia đình bên ấy neo người nên gia đình tôi cũng chỉ nhận cháu làm con nuôi, khi nào nhà có công việc thì cháu mới tới”.
Con nhiều tuổi hơn… bố mẹ
Thế nhưng hàng chục năm qua, trường hợp “đầu thai” rùng rợn nhất mà mọi người thường nhắc đến là trường hợp xảy ra tại gia đình anh Khà Văn Ôn (bản Nà Sài). Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về trường hợp bất thường trong gia đình, anh Ôn xúc động thắp nén nhang, thì thầm đến trước di ảnh cô con gái Khà Thị Dịu Hiền (SN 2007) khấn con bằng tiếng dân tộc Thái. Trong di ảnh trước bàn thờ là một bé gái kháu khỉnh, được anh giới thiệu là “con đầu thai” của mình.
Anh Ôn nhẩm tính, nếu con mình còn sống thì đến nay đã được khoảng 5 tuổi 1 tháng. “Khi mới sinh ra cháu hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác trong bản. Lạ là lúc lên 3 tuổi, ai hỏi “Cháu con nhà ai, ở đâu?” thì cháu lại chẳng nói tên vợ chồng tôi mà nói: “Tên bố là Lò Văn Chún, mẹ là Hà Thị Nguyên, anh chị là Lò Văn Ngọc, nhà ở xóm Vãng, trên thị trấn Mai Châu” (cách đó gần chục cây số). “Thực sự trước đó đến tôi cũng chẳng biết những người này là ai, chứ nói gì đến nhà người ta như thế nào”, vẫn lời anh Ôn buồn rầu thuật lại.
Dù trước đó ở địa phương đã có những trường hợp “con đầu thai” nhưng anh chị vẫn không tin và chỉ nghĩ cháu còn nhỏ nên nói vu vơ. Thế nhưng thấy cháu nhắc nhiều quá thì buộc họ phải lần theo địa chỉ cháu “hướng dẫn” để tìm hiểu.
Cặp vợ chồng vô cùng kinh ngạc vì cháu bé mới hơn 3 tuổi nhưng cháu kể chính xác tên những người trong gia đình này, còn còn nói rõ trước nhà có cây dừa, nhà rộng 3 gian và tả cụ thể đường vào nhà như thế nào, phải qua bao nhiêu khúc quẹo. Anh Ôn khi đó ướm hỏi con: “Vì sao con lại theo bố mẹ về đây?”. “Con đã ở nhà cũ nhiều năm thì bị đuổi đánh nên chạy ra khỏi nhà. Lúc ấy gặp mẹ đang nấu cơm bên đường nên con theo mẹ về”.
Nghe con nói, anh chị giật mình, ngồi xâu chuỗi lại thời gian thì đúng là vào thời điểm đó anh chị đi công nhân làm đường trên địa bàn xóm đó và chị chuyên nấu cơm cho tổ công nhân. Đó cũng chính là thời điểm vợ anh mang thai.
Anh kể tiếp, khi con gái mình được 4 tuổi thì cháu có những hành động rất lạ như lục tìm và cắt nát hết những tấm ảnh của mình. Thời gian sau cháu kên đau đầu gối, anh chị đưa cháu lên bệnh viện khám, qua chụp X quang, theo kết luận của bệnh viện cháu bị khuyết xương đầu gối và viêm khớp. Bệnh viện khuyên anh chị nên đưa cháu về Hà Nội chữa trị.
Tại bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ đã điều trị và bó bột rồi cho về, hẹn gia đình sau hai tuần cho cháu lên kiểm tra lại. Tuy nhiên, đến ngày 5/6/2010, thấy cháu bệnh tình không giảm lại kèm theo sốt cao, anh chị đưa cháu xuống khám ở bệnh viện K. Qua khám bệnh kết luận, các bác sĩ khuyên gia đình nên đưa cháu về nhà chăm sóc, vì cháu bị bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu) hiện y học trên thế giới vẫn đang bó tay trước căn bệnh nan y này.
“Có điều lạ là dù cháu đau thế nào nhưng cháu đều mím môi chịu đựng không để bố mẹ và mọi người trong gia đình biết. Ông ngoại đến làm vía (cúng vía theo phong tục địa phương) cho cháu thì cháu bảo: “Con không khỏi bệnh đâu, ông cho con đi chơi nhà các cô, các bác”. Đến hôm sau thì cháu mất”, anh Ôn thuật lại.
Thế nhưng điều kinh hoàng nhất với vợ chồng anh Ôn xảy ra khi gia đình mời ông thầy mo trong bản đến làm lễ cúng ma cho con theo phong tục địa phương. “Ông thầy mo ban đầu gọi hồn là cháu thì kiểu gì cũng cúng không thành, phải đến khi gọi cháu là… chị thì mới ngồi làm lễ được. Thầy mo bấm tuổi rồi bảo chúng tôi: Người trời này hơn 40 tuổi, là con chúng mày nhưng còn… nhiều tuổi hơn cả chúng mày”, anh Ôn sợ hãi kể.
Anh Ôn hiện đang là cán bộ UBND xã Chiềng Châu, anh buồn rầu cho biết: “Vợ chồng mình làm cán bộ nên cũng không tin vào những chuyện ma quái. Nhưng thật sự chuyện con mình là như vậy. Nó là đứa con đầu thai, nó chê nhà mình nghèo, nó không ở thì mình cũng đành phải chịu”.
Để kiểm chứng câu chuyện của anh Ôn, chúng tôi cũng đã vượt quãng đường hơn 10 cây số tìm đến nhà anh Lò Văn Ngọc tại xóm Vãng được cho là người có cô em gái đã “đầu thai” làm con anh Ôn. Đúng như lời anh Ôn kể, đó là một căn nhà sàn 3 gian, phía trước nhà có cây dừa. Anh Ngọc cho biết: “Bố mẹ tôi chỉ sinh được hai anh em. Tôi sinh năm 1964, còn cô em gái sinh năm 1966 nhưng nó bị bạo bệnh mất sớm. Đêm con anh Ôn mất, chẳng hiểu vì sao mà cả gia đình tôi không ai ngủ được, cứ lục sục xuốt đêm. Về sau mới biết tin em gái mình đã đầu thai vào nhà dưới ấy”.
Cơ quan chức năng cũng chưa thế giải thích
Những “nghi án đầu thai” không phải là chuyện mới, và cũng đã từng có ý kiến cho rằng người ta dựng chuyện “đầu thai” để lợi dụng việc cho nhận con nuôi hay mục đích vụ lợi gì khác. Đem ý kiến này đến những người cao tuổi trong bản Chiềng Châu để hỏi, chúng tôi được cụ Hà Văn Thẩm (80 tuổi) cho biết, chuyện con đầu thai ở đây không phải giờ mới có, mà trước đây cũng đã có nhiều trường hợp như vậy.
Trước năm 1954, thời lang đạo và thực dân Pháp cai trị, có những người vì nhận nhà lang làm nhà mình nên cả gia đình bị nhà lang hãm hại vì sợ tranh giành quyền thế, nhiều gia đình phải bỏ đi biệt xứ hoặc bị đánh đến chết. Còn bây giờ muốn nhận con nuôi thì Nhà nước mình có cấm đoán gì đâu mà họ phải bịa chuyện để lách luật?”.
Một thầy lang cao tuổi khác trong xã cho biết: “Tôi đi chữa bệnh nhiều, gặp trường hợp như vậy nếu các cháu muốn nhận bố mẹ mà lại hay đau ốm luôn thì tôi cũng khuyên gia đình nên cho các cháu nhận. Điều lạ là hầu như các trường hợp con đầu thai đều rơi vào trường hợp con một và những bệnh các cháu mắc phải đều khó tìm ra nguyên nhân, nhưng khi nhận bố mẹ, anh em “kiếp trước” thì bệnh tình đều qua khỏi”.
Ông Hà Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết: “Con luân hồi, đầu thai ở địa phương không phải là trường hợp cá biệt. Trong xã đã có nhiều trường hợp xảy ra và hai bên gia đình đều nhận anh em hoặc con nuôi. Tôi cũng nghe có nơi người ta nhận như thế cho hợp lý hóa việc nhận con. Nhưng ở Chiềng Châu, tôi khẳng định không có một trường hợp nào mang tính vật chất hay đánh đổi. Gần như những gia đình có con truyền kiếp đều có kinh tế khá hơn những gia đình các cháu nhận là gia đình kiếp trước”.
Cũng theo Chủ tịch xã Hà Trọng Lưu, việc nhận con nuôi như thế đã diễn ra nhiều năm nay ở địa phương, dù xôn xao dư luận nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, phong tục tập quán của người Thái ở đây.
“Vì vậy chúng tôi coi đó cũng là những câu chuyện hết sức bình thường giống như chuyện cây lúa trên nương, con thú trên rừng vậy. Có chăng bà con trong bản cũng chỉ nói: Thì ra con nhà ấy lại là con ông bà ở bản này, bản kia lộn về. Các gia đình sau đó đều nhận bố mẹ, anh em, con cái và coi nhau như người một nhà, quây quần đù bộc nhau qua sợi dây luân hồi – tiền kiếp”, nguyên văn lời ông Lưu.
Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình), ông Nguyễn Trường Sơn cũng xác nhận: “Những trường hợp người dân gọi là “đầu thai” ở huyện Mai Châu là có thật. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình còn một vài trường hợp ở huyện Lương Sơn và Lạc Sơn. Tôi cũng đã từng đến tận nơi tìm hiểu nhưng kết quả chỉ là ngạc nhiên và không giải thích nổi. Có những đứa trẻ khi sinh ra chẳng đi đâu mà biết rõ gia đình nhà người khác cách hàng chục cây số như trong lòng bàn tay, như việc mình đã trải qua”.
Theo ông Sơn, trong những trường hợp này dân gian sẽ dựa vào quan điểm Phật giáo để giải nghĩa. “Phật giáo không cho rằng con người chết là hết mà có linh hồn bất tử tiếp tục đầu thai vào kiếp khác. Cứ như thế con người vào vòng luân hồi không ngừng từ đời này qua đời khác, từ kiếp này sang kiếp khác. Con người của quá khứ là nhân của con người hiện tại, con người hiện tại là nhân của con người tương lai. Dù khoa học chưa chứng minh được quan niệm này là đúng hay sai, nhưng những người tin theo quan điểm Phật giáo thì vẫn cho rằng có kiếp trước – kiếp sau”, ông Sơn cho biết.
Theo Đất Việt
Luân hồi đầu thai tại Việt Nam
Những trường hợp đã được kiểm chứng
Câu chuyện thứ nhất: Con gái ông Cả Hiêu ở cà Mau (Việt Nam)
Câu chuyện có thật này sảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Ðầm Giơi). Ở đây có một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha trong gia đình này là ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Cả Hiêu cưng chìu như trứng mỏng nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.
Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt đầu vì do sự trùng hợp nào đó, (mà sau này người trong hai vùng này mới tìm thấy thêm chi tiết). Ở cách làng Tân Việt cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc, lo việc tẩm liệm thì bất ngờ ngày hôm sau cô gái sống lại làm mọi người vừa mừng vừa sợ. Cô gái tự nhiên mạnh khỏe, như không có gì gọi là đau ốm bệnh hoạn cả. Ðiều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu.
Mọi người trong nhà đều hết sức ngạc nhiên vì không biết ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi cô gái thì cô cho biết cha của cô chính là ông Cả Hiêu người làng Tân Việt. Người nhà nghỉ rằng cô gái có lẽ bị ma nhập, quỷ ám nên lo sợ, đi tìm thầy về cúng và trừ tà. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình và bảo rằng cô biết rõ đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô mô tả đường đi, tả ngôi làng, tả cái nhà, số nhà từng chi tiết và kể về những người nhà ông Cả Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả Hiêu là cha mẹ ruột của mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải cùng đi theo chuyến xe đò đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư.
Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái nói: “Ðừng có ngại, để con dẫn đường cho”. Thế rồi khi đến cổng nhà ông Cả Hiêu, cô gái tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy nhanh vào nhà. Lúc đó hai vợ chồng ông Cả Hiêu đang ngồi trong nhà. Cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: “Ba ơi, con đây ba ơi!” Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì sảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Ông Cả Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại cong gái mình bị bệnh đã qua đời cho cha mẹ cô gái nghe. Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có đặt tấm ảnh của cô con gái con ông. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó từ lâu rồi. Câu chuyện đến hồi kết thúc khi sự kiện đã rõ ràng; cô gái nhất quyết ông bà Cả Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông Cả Hiêu ra khó có ai biết rõ chuyện gia đình ông bà. Thế là hai gia đình kết thân với nhau.
Dân chúng hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết được một chuyện lạ lùng hãn hữu trên thế gian, họ bảo cô gái ấy có hồn là con của ông bà người làng Tân Việt nhưng thân xác lại là con của ông bà người làng Vĩnh Mỹ.
Câu chuyện thứ hai: Trường hợp bé Quyết Tiến tại Hoà Bình
Hiện tượng “hoán đổi linh hồn” trên không phải là duy nhất tại Việt Nam. Trước đó, câu chuyện “đầu thai” kì lạ của một cậu bé ở Hòa Bình cũng đã gây xôn xao dư luận. Tin180 cũng đã đăng tải câu chuyện “đầu thai” đầy kì lạ này.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tuy nhiên, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Bỗng nhiên, vào một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
Tiến bên bố mẹ “nuôi”.
Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…
“Dù trước đó, chưa một lần tin có chuyện “hoang đường” như thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ chồng tôi đều hoàn toàn tin rằng Bình chính là cháu Tiến, con chúng tôi 10 năm về trước”, anh Tân kể.
Điều ngạc nhiên hơn, trước đó, chính bà Thỉn, bà nội cháu Bình cũng từng cho biết: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”.
Từ ngày về ở với anh chị Tân, Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi tên là Tiến, ngay cả tên đệm cháu cũng đòi giữ.
Những chuyện lạ lùng ở bản Cọi
Hiện tượng “đầu thai” ở bản Cọi làm dư luận cả nước xôn xao vì ngoài trường hợp cháu Bình, tại đây, còn xuất hiện hai trường hợp “đầu thai” khác. Câu chuyện “con lộn” của Bùi Thị Hồng Thắm ở bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình được đăng tải trên báo Thể thao & văn hóa cũng là một trường hợp tương tự. Thắm sinh năm 1991, chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm cho biết, từ bé cháu đã có những biểu hiện rất lạ lùng.
Theo lời chị Toàn, khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó cháu đang ở trong nhà mình. Một hôm, đang chơi đùa, Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Người Thắm chỉ là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó, cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”.
Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện cháu Ly (con bà Nghe) nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình.
Ly là con trai bà Nghe. Năm Ly được 7 tuổi, một hôm Ly được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Trong lúc Ly trèo ra hái ổi, em bị ngã rơi xuống đất. Ly bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó”.
Những trường hợp “đầu thai” đầy kì lạ này không chỉ khiến dư luận xôn xao mà còn làm gia đình hai bên đều rất bối rối, khó xử khi cháu bé “đầu thai” nhất quyết đòi về nhà bố mẹ trước đây để ở mà không chịu ở với bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết các gia đình hai bên đều thông cảm, hiểu cho nỗi đau của nhau và giải quyết vấn đề hợp lí, hợp tình. Nhiều gia đình là “bố mẹ kiếp trước” đã nhận cháu bé làm con nuôi hay như trường hợp cháu Bình (ở Lạc Sơn, Hòa Bình) thì bố mẹ đẻ đã đồng ý để cháu về nhà ở với bố mẹ trước theo ý nguyện của cậu bé này.
Huy Hoàng tổng hợp
(Nguồn: Tin180, BĐVN, Tientri, VNN)
The Holographic Universe - Part 3/5 - Workshops Understanding Quantum Physics
Đâu là chân thực tại? Vạn vật trong vũ trụ, kể cả ngay chính bản thân ta là Thật hay Không Thật? Hay chỉ là một phóng ảnh từ một nơi nào đó của Vũ Trụ?
Phật Giáo đã cho biết Tất Cả những gì chúng ta hiện có (bản thân chúng ta) và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được trong vũ trụ này đều là do Nghiệp Lực của chúng ta mà ra. Để lĩnh hội được ý nghĩa và sự thật này là một điều rất khó đối với những người bình thường như chúng ta, và có thể chúng ta cho rằng đó là vấn đề Tôn Giáo hoặc của Tôn Giáo.
Ngày nay, với những khám phá mới thêm nữa của khả năng khoa học hiện tại, con người đã phần nào nhận ra những điều nói trên là sự thật và hầu như không có gì mang màu sắc Tâm Linh cả.
Phật Giáo đã cho biết Tất Cả những gì chúng ta hiện có (bản thân chúng ta) và tất cả những gì chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được trong vũ trụ này đều là do Nghiệp Lực của chúng ta mà ra. Để lĩnh hội được ý nghĩa và sự thật này là một điều rất khó đối với những người bình thường như chúng ta, và có thể chúng ta cho rằng đó là vấn đề Tôn Giáo hoặc của Tôn Giáo.
Ngày nay, với những khám phá mới thêm nữa của khả năng khoa học hiện tại, con người đã phần nào nhận ra những điều nói trên là sự thật và hầu như không có gì mang màu sắc Tâm Linh cả.
Kỳ lạ ở ngôi chùa có loài sen “cõng” được người
Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng bởi “tình bạn” giữa cặp rùa và hạc mà ngôi chàu đặc biệt này còn được biết đến với loài sen có thể "cõng" được người.
Chuyện như trong cổ tích nhưng lại tồn tại giữa đời thường. Trong buổi tiếp xúc cùng chúng tôi, trụ trì Phước Kiển Tự (Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp), Thích Huệ Từ cho biết: “Ngôi chùa là của gia đình tôi tự xây cất để thờ phụng phật trời và tổ tiên. Trước đây, chú tôi là Thầy Thích Huệ Trí là trụ trì đầu tiên. Năm 8 tuổi, tôi vào chùa theo chú tu hành rồi sau đó tiếp quản cho đến nay. Từ khi vào chùa, tôi chứng kiến nhiều sự vật lạ lùng nhưng không dám cho nhiều người biết. Bởi vì, người nào tin thì thôi, người không tin lại cho rằng mê tín dị đoan”.
Đôi hạc – rùa làm bạn với trụ trì Thích Huệ Từ
Kỳ duyên tương ngộ
Từ vùng đất Nha Mân, chúng tôi dừng chân ở chợ hỏi thăm đường vào chùa Phước Kiển không ai biết. Tuy nhiên, khi được hỏi chùa nào có loài sen lá to kì lạ và nơi xuất phát “tình bạn” quy và hạc thì người dân ai cũng rành. Anh Trương Văn Mến (ngụ Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp) bảo với chúng tôi rằng, ở đây người ta quen gọi là chùa “lá sen”, chẳng ai nhớ đến tên thật của ngôi chùa này cả. Ngôi chùa ở sâu bên trong, từ chợ phải qua 10 cây cầu thì tới. Theo hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi cũng dò tìm được đến ngôi chùa kỳ lạ này. Sân chùa vắng lặng, giữa sân có một cái ao sen với những chiếc lá to hơn chiếc nong đựng lúa. Gió mát từ sông thổi vào khiến khách phương xa đến viếng tự cảm thấy sảng khoái tinh thần. Từ trong chùa, một sư thầy tuổi ngoài bảy mươi, bước ra chào chúng tôi và vui vẻ mời viếng chùa.
Thầy trụ trì cho biết, chú rùa đã chết này bò vào chùa từ năm 1948. Nó là loại rùa nước ngọt nên dáng vẻ rất hiền và nhỏ bé. Thời buổi loạn ly, chùa bị giặc dội bom mấy lần, phải sơ tán khắp nơi. Những lúc ấy, thầy trụ trì và chú mà cũng thất lạc nhiều lần. Năm 1970, thầy trụ trì trở về tu bổ và sửa sang lại ngôi chùa. Chẳng biết sao, rùa lại biết đường mà quay về chùa. Tuy nhiên, chú rùa vừa đến trước ngõ thì bị một người con gái bắt. Cô ta bắt thầy trụ trì phải trả 1.500 đồng mới cho chuộc rùa về. Thầy thương rùa xa nhà đã lâu nên tìm đủ mọi cách, gom hết số tiền ít ỏi tích góp nhưng cũng không đủ. Đúng ngày, cô gái mang rùa ra chợ bán. Thầy trụ trì gom đủ số tiền liền chạy theo xin chuộc lại. Kể từ ngày đó, rùa làm bạn cùng thầy. Thầy bảo gì quy cũng nghe, tuyệt nhiên không bỏ chùa đi lần nữa.
Kể lại chuyện con rùa và con hạc sống thân thiết với nhau trong chùa, trụ trì Thích Huệ Từ cho biết: “Năm 1999, tôi ra chợ thấy người nông dân buộc chân, rao bán một con hạc to, cao đến hơn 1m. Thấy hạc là con vật linh thiêng, hơn nữa tôi là người tu hành không thể đứng nhìn kẻ khác sát sinh nên gom hết tiền mua con hạc ấy về với giá 3,2 triệu đồng để phóng sinh. Thế nhưng, sau khi cởi dây, con hạc không có biểu hiện sợ hãi mà tỏ ra vô cùng thân thiện, đứng yên một chỗ không chịu bay đi”.
Xác của chú rùa thông minh được giữ lại
“Tình bạn” của rùa và hạc
Khi mua hạc về, thầy Từ cũng ngạc nhiên vì quy- hạc vốn không chung loài bỗng trở nên gắn bó. Thầy trụ trì khẳng định: Hai con vật này không khi nào có xung đột với nhau. Bình thường con hạc cũng không bay ra ngoài kiếm ăn mà chỉ đi lại bên con rùa. Đêm thầy ngồi tịnh, hai con vật cũng đứng bên cạnh. Đôi khi con hạc còn giang sải cánh dài hơn 2m che ngang đầu tôi. Con rùa thì lâu lâu lại dúi đầu vào chân tôi như thể để chắc chắn tôi còn sống.
Tuy nhiên, tình bạn khăng khít, kỳ lạ đó sớm ngày bị chia cắt. Thầy cho biết: Một dạo có tin Trung tâm Bảo vệ động vật hoang dã đến bắt hạc về. Tuy nhiên trước đó mấy ngày, hạc bỗng chốc bỏ chùa bay mất. Sau cái ngày con hạc bay đi, chùa lại có chuyện lạ. Thầy trụ trì khẳng định, từ ngày con hạc bay mất con rùa ở lại không ăn không uống, chẳng được mấy ngày thì chết. Thương tiếc, cảm kích loài vật nhưng sống có tình có nghĩa, thầy trụ trì mang xác quy để nơi chánh điện ngày cũng như đêm tụng kinh siêu độ, cầu mong quy và hạc sớm gặp lại nhau.
Một số người dân kể về câu chuyện như gia thoại về chú rùa thông minh trong chùa. Có lần, tên Mười Phu, Trung đoàn trưởng quân ngụy đóng bên kia sông nghe tin chùa có con quy rất khôn, bèn dắt lính mang súng sang thử. Mười Phu nói với thầy trụ trì rằng, bây giờ ông xách nó ra cổng chùa, nếu nó bò ngược trở vào chùa đúng chỗ người ngồi thì lính tráng sẽ không làm phiền chùa nữa. Ngược lại, nếu rùa bò lệch đường, đám lính sẽ bắn chết, đem về làm mồi nhậu. Ban đầu, thầy trụ trì nghe tên Mười Phu nói thế cũng ngần ngại. Thầy sợ rằng nếu chẳng may rùa bò sai chỗ sẽ bị bắn chết. Không còn lối thoát nên thầy gật đầu đồng ý. Rùa được thầy mang ra cổng. Vừa đặt xuống đất, quy chậm chạp ngước đầu nhìn xung quanh rồi bò vào chùa trước những cặp mắt ngạc nhiên của đám lính ngụy.
Không thể để mất mặt, Mười Phu hạ lệnh cho đám lính mang rùa ra tận mép sông để thử tiếp. Lần này, hắn cẩn thận bảo đàn em đắp một con đường bằng bùn dẫn xuống sông với hy vọng rùa lâu ngày sống trên cạn, sẽ nhớ nước mà bò theo hướng khác. Ngờ đâu, con rùa vẫn lặng lẽ quay đầu bò vào chùa. Tên Mười Phu hốt hoảng hô lính bỏ về. Sau đó, hắn sợ hãi đốt nhang khấn xin trời phật tha tội vì lỡ nói lời xúc phạm linh vật.
Theo thầy Huệ Từ, nói là kỳ lạ nhưng hai loài này gần gũi nhau cũng là chuyện bình thường. Một khi hai con vật, tiếp xúc với nhau lâu nó sẽ trở thành thân thiện.
Hạc làm theo lời nói của con người?
Thấy hạc quyến luyến, thầy nghĩ con vật này chắc quí cửa chùa thanh tịnh nên để lại bên mình. Cũng từ đấy, thầy thấy từ con hạc lạ có những chuyện ly kỳ. Trao đổi vấn đề trên, trụ trì Thích Huệ Từ nhớ lại: Năm đó có một thợ ảnh đến chụp hoa sen quí ở chùa. Anh này thấy hạc lấy làm thích thú, ngỏ ý xin tôi cho hạc đứng trên lá sen để chụp một bức ảnh. Tôi bảo hạc, hạc liền đáp xuống lá sen giang hai cánh, miệng kêu to. Anh thợ ảnh xem chừng sợ chân hạc có vuốt nhọn làm rách. Tôi nói vui có ý bảo nó co móng lên không ngờ nó làm theo như thật.
Theo Người đưa tin
Ngôi chùa có chuông bằng vàng ở Hưng Yên
Khi tiếng chuông vàng ngân lên, âm thanh trong sáng, bay xa hàng ngàn dặm làm dân tình các nơi nghe thấy đều phấn chấn. Không chỉ thế, vì nghe thấy tiếng chuông, báu vật của người Nam lưu lạc ở xứ Bắc liền trỗi dậy tìm về.
Chùa Chuông nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, TP Hưng Yên (HưngYên) ẩn chứa bao huyền tích lạ lùng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Chuông vàng trôi sông
Theo Đại đức Thích Thanh Khuê, trụ trì chùa Chuông, sở dĩ chùa có tên Kim Chung Tự là bởi liên quan đến huyền tích cổ xưa, khi một trận đại hồng thủy chưa từng có xảy ra tại địa phương. Trận đại hồng thủy hung dữ ấy đã cuốn theo một bè gỗ, và trên đó ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Chiếc bè trôi qua nhiều nơi nhưng không dừng lại.
Một ngày kia, bè gỗ đến địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay thì dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các cụ già ở làng bên hô hào trai tráng trong vùng dốc hết sức lấy dây kéo chuông nhưng không được. Thấy thế, sư cụ một ngôi chùa nhỏ trong thôn vội mời 10 người nam trung, nữ trinh. Họ lấy tay nhấc chuông lên một cách nhẹ nhàng, thấy sự lạ, người trong vùng mới góp tiền của xây dựng lại chùa khang trang, rộng rãi hơn.
Sau đó, nhân dân trong vùng làm lễ rước chuông vào gác. Tất cả đều háo hức nghe sư cụ thỉnh hồi chuông đầu tiên. Hồi chuông ấy vang lên, âm thanh trong sáng, bay xa hàng ngàn dặm làm dân tình các nơi nghe thấy đều phấn chấn. Nhiều người còn kể, vì nghe thấy tiếng chuông mà báu vật của người Nam lưu lạc ở xứ Bắc liền trỗi dậy tìm về. Bọn vua quan phương Bắc lúc đó rất lo lắng vì ngày nào tiếng chuông còn được thỉnh thì các báu vật mà chúng cướp được của người Nam sẽ về hết với chủ.
Bọn chúng liền sang đất Việt đóng giả là những cao tăng tìm đến chùa hòng lấy cắp chuông vàng. Biết được dã tâm ấy, các tăng ni trong chùa đành mang chuông giấu xuống một giếng nhỏ. Dần dần, những người giấu chuông đều viên tịch hết, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không biết ở đâu. Có người cho rằng, chuông vàng đã về với đất mẹ. Và để tưởng nhớ quả chuông thiêng ấy, các tăng ni và nhân dân trong vùng liền đổi tên chùa là Kim Chung Tự (tức chùa Chuông vàng).
Cầu đá và con đường nhất chính đạo. |
“Bói tượng” La Hán
Tại chùa Chuông hiện nay còn lại những pho tượng được đặt ở đỉnh tôn nghiêm, cao nhất thể hiện triết lý vô thường của nhà Phật. Riêng 18 vị La Hán được dựng khéo léo và đặt ở tư thế thoải mái, khuôn mặt biểu lộ cảm xúc.
Theo Đại đức Thích Thanh Khuê, nét độc đáo của thập bát La Hán không phải chỉ ở nghệ thuật điêu khắc mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua khuôn mặt. Cũng chính vì thế, đã tạo ra cách bói dân gian khá độc đáo tại chùa Chuông qua cách tính năm chọn tượng, cách tính tuổi để tìm tượng ứng với niên vận của mình trong một năm nhất định.
Lấy số tuổi đẻ (tuổi mụ) chia cho 9, số lẻ là bao nhiêu thì số tượng ứng với mình sẽ là số đó. Kết quả tìm tượng theo một nguyên tắc nhất định, nam bên trái, nữ bên phải. Ví dụ, một người sinh năm 1979, đến chùa Chuông tìm vận tượng của mình vào năm 2013, khi đó người sinh năm 1979 có số tuổi đẻ (tuổi mụ) là 35 thì có phương pháp tính như sau: Lấy 35 : 9 = 3 (dư 8). Như vậy, số tượng cần tìm là tượng số 8 phía bên tay trái theo hướng chùa nếu là nam, và bên tay phải hướng chùa nếu là nữ.
Tuy nhiên, nếu số tuổi chia hết cho 9 thì số tượng cần tìm sẽ là tượng số 9, tính bằng cách đếm tượng gần tòa Tam Bảo. Hoặc người đến chùa cũng có thể nhắm mắt tâm niệm rồi đi, sau đó dừng lại ở vị trí của một tượng bất kỳ, thì tượng ấy chính là niên vận của mình, cách này không phân biệt nam nữ, trái phải.
Không biết cách bói này chính xác đến đâu, nhưng đó là cách đoán vận mệnh của bản thân mà người địa phương thường có thói quen lên chùa hành lễ vào dịp lễ tết. Ngoài ra, chùa Chuông còn nổi tiếng với “Thập điện Diêm vương” nằm ở hai chái tiền đường, diễn tả những nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Dù chỉ là mô phỏng nhưng khá rùng rợn.
Thập bát La Hán - nơi để bói tượng. |
Chưa rõ niên đại
Chùa Chuông không chỉ chứa đựng nhiều huyền tích bí ẩn, ly kỳ mà còn ẩn chứa những bí ẩn lịch sử mà cho đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu của các nhà sử học, qua một số cuộc hội thảo về phố Hiến… vẫn không tìm ra chính xác sự ra đời của ngôi thiền tự này.
Trong công trình nghiên cứu “Chùa Chuông - đệ nhất danh lam” của tác giả Nguyễn Thuấn và Nguyễn Văn Chiến cũng nêu ra ước đoán chùa có niên đại cách ngày nay khoảng 1.700 năm (tức vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên).
Tuy nhiên, theo cuốn “Đồng Khánh địa dư chí” thì chùa Chuông được xây dựng thời Hậu Lê (thế kỷ VX) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707. Một số nhà nghiên cứu như GS Phan Huy Lê, Trương Hữu Quýnh, Trần Lâm Biền… cho rằng, chùa và văn bia có quan hệ cứ liệu lịch sử nên chùa phát tích từ triều Lê.
Không đồng ý với quan điểm ấy, nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng, văn bia trong chùa không thể chứng minh sự ra đời chính xác của thiền tự, mà chỉ là giả thuyết mà thôi. Vì thực tế, cứ liệu trên bia ghi chép về việc trùng tu chùa Chuông chứ không phải nói về công cuộc xây dựng chùa Chuông thời ban đầu. Mặt khác, một số di vật trong chùa hiện tại không thống nhất với nhận định về phát tích của chùa từ thời Lê. Điển hình là một vài viên ngói trên mái chùa là ngói mũi hài có nét hoa văn thời Trần.
Theo An Ninh Thủ Đô
Subscribe to:
Posts (Atom)